Bảng so sánh văn học trung đại vs hiện đại năm 2024

Không phải ngẫu nhiên mà ở nước ta cũng như ở nhiều nước, bên cạnh bộ môn lịch sử dân tộc, người ta còn rất coi trọng bộ môn lịch sử văn học dân tộc.

Trong nhiều lí do của sự coi trọng đó, có lí do quan trọng sau đây: "Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tinh thần và tâm hơn của dân tộc đó".

II. THÂN BÀI

  1. TÌM HIỂU Ý KIẾN ĐỀ BÀI

1. Văn học là nghệ thuật ngôn từ được con người sáng tạo ra bằng tiếng nói, chữ viết, lưu hành trong xãhội từ người này sang người khác, lưu truyền trong đất nước từ đời này sang đời khác, có chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ, giúp con người đạt tới cái thật, cái tốt, cái đẹp (chân, thiện, mĩ).

2. Văn học là hiện tượng nhân văn, tức là ở đâu có con người thì có văn học, khi chưa có văn học thành văn thì đã hiện hữu văn học truyền miệng. Song văn học phát sinh và phát triển chủyếu trong khuôn khổ dân tộc, đồng thời có sự giao lưu giữa các dân tộc với nhau. Văn học trước hết có tính chất dân tộc.

3. Văn học không chỉ nói lên cuộc sống vật chất, tinh thần của một người, của một đời mà còn nói lên cuộc đời và tâm hồn của nhiều người, trải qua nhiều đời.

Cuộc sống vật chất và tinh thần của các dân tộc thường được ghi lại trong văn học qua các thời đại từ xưa đến nay. Vì vậy người ta nói văn học là tấm gương phản ánh

trung thành đời sống của một dân tộc. Văn học là kho tàng chứa đựng những giá trị tinh thần, đạo đức, tình cảm của một dân tộc: "Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tinh thần và tâm hồn của dân tộc đó". Muốn hiểu tâm hồn của một dân tộc, phải tìm hiểu văn học của dân tộc đó.

4. Ý kiến trên là đúng đối với mọi dân tộc và mọi nền văn học, trong đó có văn học của dân tộc Việt Nam ta.

  1. LIÊN HỆ VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Văn học Việt Nam bao gồm văn học dân gian truyền miệng, văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ thứ XIX (có thể gọi là văn học trung đại), và văn học viết bằng chữ quốc ngữ từ đầu thế kỉ XX đến nay (có thể gọi là văn học hiện đại). Văn học Việt Nam là một kho tàng có nhiều giá trị quý báu, nhiều tác phẩm và tác giả vĩ đại: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...

2. Văn học Việt Nam là tấm gương phản ánh công cuộc lao động dựng nước và đấu tranh giữ nước của dân tộc ta từ Bắc chí Nam, từ xưa tới nay. Không chỉ đấu tranh và xây dựng đất nước về quân sự, chính trị mà cả về văn hóa, tư tưởng, đạo đức, văn học. Thơ văn đời Lí, đời Trần, thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh... đều mang những nội dung đó.

3. Nếu nói rằng lịch sử văn học Việt Nam là lịch sử tinh thần và tâm hồn của dân tộc Việt Nam thì lịch sử đó kết tinh thành hai giá trị lớn:

- Chủ nghĩa yêu nước,

- Tinh thần nhân đạo.

Yêu nước thiết tha, thương người sâu sắc, đó là tinh thần Việt Nam, tâm hồn Việt Nam qua văn học Việt Nam.

4. Có thể chứng minh điều trên qua:

- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

- Truyện Kiều của Nguyễn Du và rất nhiều tác phẩm khác.

Nguyễn Trãi tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, Nguyễn Du tiêu biểu cho tấm lòng thương người, song ở mỗi người đều có cả hai giá trị đó. ỞNguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh hay bất cứ tác phẩm, tác giả nào trong văn học Việt Nam cùng đều có cả hai giá trị đó.

5. Các giá trị yêu nước và nhân đạo càng thểhiện rõ hơn trong văn học hiện đại, trước cũng như sau Cách mạng tháng Tám 1945. Ví dụ giai đoạn văn học đầu thếkỉ XX-1930, văn học 1930 - 1945, văn học 1945 - 1975.

III. KẾT BÀI

Ý kiến của đề bài thích hợp đối với mọi nền văn học, lại càng đúng đắn và sâu sắc đối với văn học Việt Nam.

Ý kiến đó giúp ta phương hướng học tập văn học Việt Nam; học tập để hiểu, để yêu hơn dân tộc Việt Nam, để trở thành những con người Việt Nam xứng đáng với dân tộc mình.

+ Từ thế kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường

+ Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội

+ Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao vai trò của con người.

+ Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những thói hư dởm đời.

Ví dụ: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà,…

  1. Văn học hiện đại

– Thời gian tư tưởng chủ đạo: Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn:

+ 1945 – 1954: trong giai đoạn này tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống pháp ( Làng- Kim Lân)

+ 1954 – 1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng

+ 1964 – 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như : Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long ⇒ Hướng đến những con người cao đẹp với những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội.

+ Sau 1975: Nổi bật với tác phẩm bến quê – Nguyễn Minh Châu.

SO SÁNH :

  1. Giống nhau:

– Nội dung: Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước

  1. Khác nhau:

• Văn học hiện đại:

– Nội dung: Văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn học trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được

– Nghệ thuật:

+ Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết

+ Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,…

• Văn học trung đại:

– Nội dung: Các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng.

– Nghệ thuật:

+ Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích cổ điển. Các tác phẩm văn học trung đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan điểm cá nhân trong bài viết.

+ Mang tính chất quy phạm: Mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ (thơ), hịch, cáo, chiếu,…

+ Thể loại: Ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại còn bao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ,…