Bảng tính giá thành công ty may mặc

Đc thù chính v sn xut ca đơn v nhn may gia công

  • Đơn vị thuê gia công đặt gia công theo từng đơn đặt hàng
  • Nguyên vật liệu chính [thường là vải vóc] được đơn vị thuê gia công cung cấp cho đơn vị nhận gia công. Chính vì vậy đơn vị nhận gia công không phải theo dõi giá vốn của NVL chính
  • Đơn vị nhận gia công bỏ ra các chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung [phụ liệu, máy móc, điện nước…] để thực hiện công việc gia công nên giá thành gia công chỉ bao gồm 2 loại yếu tố chi phí này
  • Khi nhận gia công thì thường có đơn giá gia công của từng mặt hàng theo đơn hàng gia công hoặc đưa ra dự kiến đơn giá lương gia công của công nhân theo từng sản phẩm
  • Hàng sau khi đã gia công xong đươc xuất trở lại cho đơn vị thuê gia công. Đơn vị thuê gia công sẽ kiểm tra hàng và thực hiện nhận hàng hoặc xuất trả lại

Đc thù v quy trình sn xut gia công may mc và giá thành

  • Khi gia công thì thường chia làm nhiều công đoạn, khi thực hiện xong công đoạn này sẽ thực hiện điều chuyển tiếp sang công đoạn sau
  • Mỗi công đoạn tương ứng với 1 phân xưởng, tổ hoặc khu vực sản xuất. Vì vậy dễ dàng xác định các chi phí trực tiếp cho từng công đoạn
  • Khi tính giá thành thì chỉ tính sản phẩm cuối cùng
  • Khi có dở dang thì thường là dở dang trên dây truyền sản xuất

QUY TRÌNH CÔNG VIC K TOÁN GIÁ THÀNH MAY GIA CÔNG

Xem thêm  Các công việc cần làm khi chuẩn bị quyết toán năm

Đơn hàng gia công, NVL nhn gia công, thành phm gia công

  • Phòng kế toán tiếp nhận đơn hàng gia công từ phòng ban khác [phòng kinh doanh, ban giám đốc…] và cập nhât thông tin đơn hàng [khách hàng, các mặt hàng đặt, số lượng, đơn giá, ngày giao hàng dự kiến, các NVL tiếp nhận, số lượng, ngày giao NVL]
  • Phòng kỹ thuật định giá tiền lương theo từng sản phẩm hoặc chi tiết sản phẩm theo công đoạn [nếu tính lương theo sản phẩm]. Phòng kế toán tiếp nhận tổng đơn giá tiền lương theo từng sản phẩm
  • Lập phiếu nhâp kho NVL khi nhận được NVL từ đơn vị thuê gia công theo đơn hàng. Chỉ có số lượng, không có giá vốn
  • Lập phiếu xuất kho NVL cho gia công. Chỉ có số lượng, không có giá vốn
  • Kế toán lên báo cáo theo dõi giữa NVL nhận được thực tế so với NVL ghi trên đơn hàng và chênh lệch
  • Kế toán lên báo cáo theo dõi NVL thực tế nhận và NVL thực tế xuất, chênh lệch
  • Kế toán lập phiếu nhập kho thành phẩm gia công và lên báo cáo thành phẩm gia công thực tế sản xuất so với số lượng trên đơn hàng và so sánh
  • Kế toán lập phiếu xuất kho thành phẩm cho đơn vị thuê gia công chi tiết theo đơn đăt hàng

Tp hp chi phí lương và chi phí sn xut chung

  • Chi phí lương: Hạch toán và tập hợp chi phí lương cho sản xuất vào cuối kỳ. Có thể chi tiết cho từng đơn hàng, công đoạn hoặc tập hợp chung
  • Chi phí khấu hao TSCĐ, CCDC, chi phí trả trước:Trích khấu hao theo tháng và phân bổ giá trị khấu hao cho sản xuất.
  • Chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí NVL phụ và chi phí bằng tiền khác: Hạch toán vào chi phí sản xuất

Xem thêm  30 thông tư kế toán cần biết

Lưu ý: Một số trường hợp xưởng may gia công được chia làm nhiều phân xưởng hoặc khu vực may, các TSCĐ, CCDC và nhân công mỗi phân xưởng may là độc lập thì kế toán có thể tập hợp chi phí lương, TSCĐ, CCDC trực tiếp cho phân xưởng đó. Đối với các TSCĐ, CCDC, chi phí sản xuất chung khác là chi phí sản xuất nhưng không xác định cho phân xưởng nào thì kế toán tập hợp chung. Đối với các TSCĐ, CCDC, chi phí chung là chi phí doanh nghiệp [cho cả sản xuất và văn phòng] thì kế toán phải bóc tách ra tương ứng.

Xác đnh và cp nht d dang: Xác định số lượng, giá trị dở dang chi tiết theo kiểm kê, ước tính

Bút toán phân b
chi phí lương, chi phí sn xut chung và tính giá thành

Phân bổ chi phí lương, chi phí sản xuất chung: Thông thường kế toán nên chọn 1 tiêu thức phân bổ dùng chung cho 2 loại yếu tố chi phí này. Nếu đưa ra được đơn giá tiền lương thì có thể phân bổ theo tỷ lệ đơn giá tiền lương. Ngoài ra có thể phân bổ theo đơn giá gia công cho từng sản phẩm

Kế toán tính giá thành sản phẩm:

Giá thành sn phm i = Chi phí lương i + chi phí sn xut chung i
Giá thành đ
ơn hàng = Tng giá thành các sn phm trong đơn hàng

MT S BÁO CÁO PHC V QUN LÝ GIÁ THÀNH GIA CÔNG

Báo cáo sn xut:

  • Báo cáo nhu cầu NVL: NVL kế hoạch, NVL thực nhận và so sánh
  • Báo cáo sử dụng NVL: NVL thực nhận, NVL xuất sản xuất và so sánh
  • Báo cáo tồn kho nhóm chỉ tiêu theo đơn hàng

Báo cáo chi phí sn xut:

  • Báo cáo tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC, phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, chi phí trả trước dài hạn
  • Báo cáo chi tiết, tổng hơp chi phí lương, chi phí chung, khoản mục phí

Báo cáo giá thành:

  • Giá thành theo sản phẩm, theo đơn hàng
  • Bảng tính giá thành: thể hiện chi phí cấu thành sản phẩm theo từng Yếu tố chi phí, giá thành đơn vị, tổng chi phí, dở dang

Báo cáo đơn hàng:

  • Báo cáo thực hiện đơn hàng: Số lượng gia công theo đơn hàng, số lượng thực tế giao hàng và so sánh
  • Báo cáo doanh số, lãi lỗ theo đơn đăt hàng

Nguồn Tổng hợp.

Tin tức kế toán::Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. Cách lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp cho doanh nghiệp.

Trên thực tế có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm. Nhưng để lựa chọn được phương pháp tính giá thành phù hợp với doanh nghiệp là một vấn đề đau đầu của kế toán cũng như chủ doanh nghiệp. Muốn lựa chọn được phương pháp tính giá thành phù hợp, trước tiên các bạn phải hiểu được giá thành sản phẩm là gì?. Có bao nhiêuphương pháp tính giá thành sản phẩm?. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm đó được thực hiện như thế nào?. Mời các bạn cùng Kế Toán Hà Nội cùng trả lời các câu hỏi trên.

Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

1. Giá thành sản phẩm là gì?.

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.

Tất cả những khoản chi phí phát sinh [phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang] và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.

2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.

Khi tính giá thành sản phẩm kế toán có thể lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thành sản phẩm sau:

  • Phương pháp tính giá thànhgiản đơn [trực tiếp],
  • Phương pháp tính giá thành theohệ số,
  • Phương pháp tính giá thành theotỷ lệ,
  • Phương pháp tính giá thànhloại trừ giá trị sản phẩm phụ,
  • Phương pháp tính giá thànhphân bước [tổng cộng chi phí] có tính giá thành nửa thành phẩm,
  • Phương pháp tính giá thànhphân bước [tổng cộng chi phí] không tính giá thành nửa thành phẩm,
  • Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng và phương pháp liên hợp.

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp.

Dưới đây Kế Toán Hà Nội xin được trình bàyCác phương pháp tính giá thành sản phẩm.Mời các bạn kích vào cụm từ “xem tại đây” màu xanh ở cột “Nội dung, ví dụ cụ thể của PP tính giá thành”, để xem hướng dẫn chi tiết:

STT Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp. Phương pháp tính giá thành. Nội dung, ví dụ cụ thể của PP tính giá thành.
1

Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

Bao gồm các DN như: các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác [quặng, than, gỗ…].

Tính giá thành theo phương pháp giản đơn [trực tiếp].

Xem tại đây.
2

Doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.

Các lĩnh vực sản xuất thường áp dụng như: May mặc, hoá chất, cơ khí, chế tạo, điện cơ, chăn nuôi…

Tính giá thành theo phương pháp hệ số.

Xem tại đây.
3

Doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên vật liệu, thu được nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách [kích cỡ] khác nhau và giữa các loại sản phẩm không có một hệ số quy đổi.

Các lĩnh vực sản xuất thường áp dụng như:

+ Công ty may mặc, sản xuất giày, dép;

+ Doanh nghiệp sản xuất ra các ống nước có quy cách khác nhau;

+ Các công ty dệt kim….

Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ.

Xem tại đây.
4

Doanh nghiệp trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất đồng thời với việc sản xuất ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ

­ Sản phẩm được coi là sản phẩm phụ khi đủ các điều kiện sau:

+ Khi nó không phải là mục đích chính của sản xuất

+ Phải có giá trị sử dụng

+ Chiếm tỷ trọng nhỏ so với sản phẩm chính [thường

Chủ Đề