Bảo quản bánh mì được lâu

Nói đến bảo quản bánh mì thì bạn có nhiều lựa chọn. Tuỳ vào loại bánh mì, sẽ có những cách bảo quản tốt hơn các cách khác. Dù bạn vừa nướng một ổ bánh mì hay mua từ cửa hàng về, bài viết này sẽ giúp bạn bảo quản bánh mì sao cho giữ được độ tươi như mới!

  1. 1

    Để bánh mì trong nhiệt độ phòng khoảng 20 độ C. Sau khi nướng bánh, bạn nên để bánh không bọc kín ở trên bàn cho đến đêm trước cất đi. Để như vậy cho bánh mì thoáng khí.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Để bánh mì tươi không bị cũ, bạn có thể bỏ qua bước này và đông lạnh ngay khi bánh còn tươi. Nhớ chờ 3-4 tiếng cho bánh nguội trước.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Bạn cũng không phải bỏ đi những chiếc bánh mì đã cũ. Dùng bánh mì cũ làm vụn bánh mì hoặc món bánh mì giòn crouton.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Cả hai cách này đều giúp bánh mì khỏi cũ. Nếu không có thùng đựng bánh mì, bạn có thể bọc bánh mì tươi tự làm hoặc mới mua về trong giấy bạc và để trên bàn qua đêm. Để đảm bảo độ tươi tối đa, bạn có thể cho bánh vào thùng đựng bánh mì qua đêm sau khi bọc giấy bạc. Thùng đựng bánh mì có độ thông gió hoàn hảo giúp cho bánh giữ được độ ẩm và giòn. [4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhớ đừng cho quá nhiều bánh mì vào thùng. Nếu có quá nhiều bánh mì, độ ẩm trong thùng sẽ tăng cao khiến bánh bị ướt.
    • Không cất bánh mì trong thùng đựng bánh mì nếu bạn bọc bánh trong túi giấy, vì độ ẩm cao sẽ làm ỉu lớp vỏ giòn. Hãy bọc bánh mì trong giấy bạc.

  1. 1

    Cả màng bọc thực phẩm và giấy bạc đều giữ độ ẩm tự nhiên của bánh mì, giúp bánh không bị khô. Nếu bánh mì mua ở cửa hàng có giấy bọc bên ngoài, bạn hãy bỏ giấy đi và bọc lại bằng giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm để bảo quản bánh. Giữ nguyên bao bì ni lông của các lát bánh mì chế biến để giữ độ ẩm tự nhiên. Cất bánh mì trong thùng đựng bánh mì qua đêm để giữ độ tươi tối đa.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Một số người khuyên nên để bánh mì vỏ giòn artisanal trong giấy bọc hoặc không bọc trên bàn, mặt cắt úp xuống. Cách này giữ được độ giòn nhưng có thể khiến bánh cũ nhanh hơn.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy bánh mì bị mất độ ẩm khi để trong tủ lạnh. Điều này sẽ khiến bánh mì nhanh cũ hơn gấp 3 lần so với khi để ở nhiệt độ phòng. Hiện tượng này xảy ra từ quá trình gọi là “thoái hoá”, nghĩa là các hạt tinh bột kết tinh lại khiến bánh mì bị dai.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Phương pháp này có hiệu quả với bánh mì tự làm và mua ở cửa hàng. Phương pháp đông lạnh giúp cho tinh bột trong bánh mì không kết tinh lại và bị cũ.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nếu bạn có bánh mì chưa ăn đến trong 2-3 ngày, cách bảo quản tốt nhất là đông lạnh.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bọc bánh mì trong túi ni lông đông lạnh hoặc giấy bạc dày, vì giấy bạc thông thường không thích hợp cho việc đông lạnh.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Ghi tên thực phẩm và ngày đông lạnh lên bao bì để về sau bạn còn biết đó là thứ gì.
    • Nếu là bánh mì nhà làm hoặc còn nguyên ổ, bạn nên cân nhắc cắt lát trước khi đông lạnh. Như vậy, bạn sẽ không phải cắt lát khi bánh mì còn đông cứng hoặc sau khi rã đông, vì lúc đó bánh sẽ khó cắt.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Rã đông bánh mì đông lạnh trong nhiệt độ phòng. Mở lớp bọc bên ngoài và để bánh mì trên bàn. Nếu thích, bạn có thể nướng bánh trong lò nướng hoặc máy nướng bánh mì trong vài phút [không quá 5 phút] để khôi phục lại độ giòn. Lưu ý rằng bánh mì hâm lại sẽ chỉ ngon khi được nướng giòn lại, còn sau đó thì bạn chỉ có thể làm nóng lại bánh mì cũ.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nướng giòn bánh mì trong lò nướng ở nhiệt độ 177 độ C trong 10 phút.

  1. 1

    Cho hai lát bánh mì vào một túi riêng. Kéo khoá túi cho kín, và nhớ lùa hết không khí ra ngoài. Bỏ tất cả các túi đựng các lát bánh mì vào một túi ni lông khác [tốt nhất là dùng bao bì ban đầu của bánh mì]. Những chiếc túi kín hơi sẽ giúp giữ độ tươi của bánh mì, đồng thời ngăn chặn độ ẩm và vi khuẩn xâm nhập.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sử dụng thùng đựng bánh mì để giảm số lượng túi ni lông. Thùng đựng bánh mì có độ thoáng khí giúp cho bánh mì mát và không bị ẩm.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Khi đi cắm trại, bạn nên tránh để ánh nắng chiếu vào bánh mì. Sức nóng [và độ ẩm kèm theo] có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Mua bánh mì đóng gói sẵn đi cắm trại để không phải lo bánh bị hỏng. Bánh mì tươi không giữ được lâu như bánh mì đóng gói sẵn vì không có chất bảo quản.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Một số người cho rằng quan trọng là phải giữ lại đầu giòn [đầu vỏ bánh mì] như một chiếc “nắp” để giữ độ ẩm trong bánh mì.
  • Nếu bạn tự nướng bánh hoặc mua bánh mới nướng từ cửa hàng về và muốn bảo quản trong túi ni lông, hãy chờ cho đến khi bánh nguội hẳn. Bánh mì còn ấm sẽ bị ỉu khi đựng trong túi ni lông.
  • Bánh mì có đầu hoặc chất béo sẽ giữ được lâu hơn, vì các nguyên liệu này hoạt động như chất bảo quản. Trong số đó có bánh mì làm từ dầu ô liu, trứng và bơ.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 54.861 lần.

Chuyên mục: Bánh ngọt & Bánh mì & Mứt

Trang này đã được đọc 54.861 lần.

Video liên quan

Chủ Đề