Bày mâm cúng giao thừa đúng cách

294

Lễ cúng Giao Thừa diễn ra vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đây là một nghi lễ trang trọng. Theo qua niệm dân gian, lễ giao thừa là lễ cúng cầu mong cho sự bình an, may mắn, tài lộc cho năm mới. Do vậy, việc tìm hiểu cách cúng giao thừa như thế nào là đúng, mâm cúng giao thừa gồm những gì, hay cúng vào thời điểm nào là điều rất quan trọng. Cùng Xephangthuonghieu tìm hiểu về cách cúng giao thừa đúng nghi lễ trong bài viết dưới đây để đó nhiều tài lộc, may mắn trong dịp tết đến xuân về nhé.

>>> Xem thêm: 

  • Top 5 Bước Chuẩn Bị Bài Cúng Khai Trương Cho Doanh Nghiệp
  • Tìm Top 7 Nơi Mua Vòng Dâu Tằm Ở Đâu Chất Lượng
  • Tổng Hợp 11 Loại Cây Cảnh Tốt Cho Phong Thuỷ Nên Trồng

Nội Dung

  • 1. Cúng Giao Thừa Cần Những gì? – Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Cho Đúng
    • Mâm cúng giao thừa như thế nào với trường hợp cúng ngoài trời?
    • Mâm cúng giao thừa như thế nào với trường hợp cúng trong nhà?
  • 2. Cúng Giao Thừa Lúc Mấy Giờ? – Thời Điểm Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Là Đúng
  • 3. Cúng Giao Thừa Trước 12h Được Không? – Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Cho Chuẩn
  • 4. Cúng Giao Thừa Có Muối Gạo Không? – Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Cho Đúng
  • 5. Gà Cúng Giao Thừa Quay Đầu Ra Hay Vào? – Mâm Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Cho Đúng
  • 6. Cúng Giao Thừa Xong Có Hóa Vàng Luôn Không? – Nên Cúng Giao Thừa Như Thế Nào
  • 7. Nên Cúng Giao Thừa Trong Nhà Hay Ngoài Trời Trước? – Cúng Giao Thừa Như Thế Nào
  • 8. Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Quay Hướng Nào? – Hướng Dẫn Cúng Giao Thừa Như Thế Nào

1. Cúng Giao Thừa Cần Những gì? – Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Cho Đúng

Cúng giao thừa là lễ cúng quan trọng đối với người Việt, được tiến hành vào đúng thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới. Phong tục này như một hình thức có ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Bước đầu tiên trong quá trình “cúng giao thừa như thế nào” chính là chuẩn bị mâm cúng với những lễ vật cần thiết. Theo truyền thống, các gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cỗ: Một mâm cỗ trong nhà cúng tổ tiên và một mâm cỗ ngoài trời cúng các vị thần. Do vậy, mâm cúng giao thừa sẽ có những đặc điểm khác nhau. Và dưới đây là những lễ vật mà bạn cần lưu ý cho 2 mâm cúng:

Mâm cúng giao thừa như thế nào với trường hợp cúng ngoài trời?

  • Mâm ngũ quả
  • Hương
  • Hoa
  • Đèn (nến)
  • Trầu cau
  • Muối gạo
  • Trà rượu
  • Giấy tiền vàng mã
  • Gà trống luộc
  • Xôi
Bày mâm cúng giao thừa đúng cách
Mâm Cúng Ngoài Trời

Mâm cúng giao thừa như thế nào với trường hợp cúng trong nhà?

  • Bánh chưng
  • Giò
  • Xôi
  • Thịt gà
  • Rượu bia
  • Bánh kẹo
  • Mứt tết
  • Hoa
  • Đèn (nến)
  • Hương
Bày mâm cúng giao thừa đúng cách
Mâm Cúng Trong Nhà

2. Cúng Giao Thừa Lúc Mấy Giờ? – Thời Điểm Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Là Đúng

Thời điểm để cúng cũng là một trong những vấn đề mà bạn cần lưu ý để biết cách cúng giao thừa như thế nào cho đúng. Với nghi thức cúng giao thừa ngoài trời, sau khi đã chuẩn bị mọi đồ cúng đầy đủ, lễ cúng sẽ bắt đầu trong khung giờ Tý (tức là từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng) ngày cuối năm. Lúc này gia đình sẽ bày mâm cúng Giao thừa ngoài sân và tiến hành thắp hương, cầu khấn các vị thần mong những điều tốt đẹp. Sau đó mới cúng trong nhà.

Bày mâm cúng giao thừa đúng cách
Cúng Giao Thừa Lúc Mấy Giờ?

3. Cúng Giao Thừa Trước 12h Được Không? – Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Cho Chuẩn

Như đã nói ở trên, khoảng thời gian cúng giao thừa đẹp nhất là từ 11h đêm (ngày 30 Tết hoặc 29 Tết nếu năm đó không có ngày 30) đến 1h sáng. Trong lịch xem kinh dịch, tử vi, phong thủy, động thổ xây nhà, xem ngày đẹp… đều lấy sau 23 giờ đêm là tính cho ngày mới. Vì vậy, lễ cúng giao thừa được bắt đầu từ lúc 23 giờ là chuẩn, nếu có cúng muộn thì nên trước 24h.

Bày mâm cúng giao thừa đúng cách
Cúng Giao Thừa

Do vậy, bạn có thể cúng giao thừa trước 12h đêm. Điều đó tùy thuộc vào phong tục, vùng miền và điều kiện thời gian của gia đình bạn. Bỏ túi ngay mẹo này để có thể giải đáp về câu hỏi cúng giao thừa như thế nào cho đúng nhé.

4. Cúng Giao Thừa Có Muối Gạo Không? – Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Cho Đúng

Câu trả lời là có nhé. “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tục lệ truyền thống từ bao đời nay của người Việt. Ngoài những lễ vật thông thường trong mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời như gà trống, bánh chưng, xôi chè, kẹo mứt, hương hoa… thì gạo và muối là 2 thứ không thể thiếu, bởi nó mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng.

Bày mâm cúng giao thừa đúng cách
Cúng Giao Thừa Như Thế Nào?

Gạo và muối là 2 loại thực phẩm gắn liền với cuộc sống của con người, là nguồn sống của con người. Nếu như gạo là lương thực mà con người dùng để ăn hàng ngày, thì muối là một trong các gia vị cơ bản không thể thiếu khi chế biến các món ăn. Muối mặn có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xui xẻo và mang lại may mắn, sẵn sàng đón một năm mới bình an. Muối cũng có ý nghĩa trong văn hóa của gia đình Việt, biểu trưng cho sự đậm đà, tình sâu nghĩa nặng trong các mối quan hệ của gia đình, vợ chồng thuận hòa gắn kết, con cái khỏe mạnh.

Thêm nữa, gạo và muối còn có ý nghĩa tốt lành trong phong thủy. Hai thứ này mang tới may mắn về tài lộc và sức khỏe cho con người. Đó là lý do chúng thường được sử dụng trong các nghi thức cúng lễ.

5. Gà Cúng Giao Thừa Quay Đầu Ra Hay Vào? – Mâm Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Cho Đúng

Cúng giao thừa như thế nào cho đúng không chỉ quan tâm đến cách trình bày, hướng cúng ra sao mà những lễ vật cúng cũng phải được đặc biệt lưu ý. Việc đặt gà cúng nên quay ra ngoài hay hướng vào trong, đặt gà hướng nào để đón tiền tài may mắn vào nhà và xua mọi vận xui đi là điều không phải ai cũng biết.

Bày mâm cúng giao thừa đúng cách
Mâm Cúng Giao Thừa

Khi chuẩn bị mâm giao thừa cúng ngoài trời, phải đặt gà cúng lên đĩa to, tháo dây buộc (nếu có), bầy ngay ngắn trên đĩa, tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ. Điều quan trọng nhất là phải đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Hành khiển cai quan năm mới đi qua. Cách đặt gà cúng như vậy còn có ý nghĩa là gọi mặt trời chiếu vào nhà mình để mọi thứ đều sáng sủa, mới mẻ và thuận lợi trong năm mới.

6. Cúng Giao Thừa Xong Có Hóa Vàng Luôn Không? – Nên Cúng Giao Thừa Như Thế Nào

Ở hầu hết các nơi, việc hóa vàng sẽ không thực hiện lập tức ngay sau khi cúng giao thừa. Các gia đình sẽ để vàng mã, sớ, cùng các lễ vật cúng bái đến ngày tiễn cụ và thường từ mùng 3 đến mùng 10 tháng 1 âm lịch. Đó cũng chính là thời điểm tiễn các vị thần, tổ tiên và ông bà về cõi âm và đón nguồn tài lộc vào nhà.

Bày mâm cúng giao thừa đúng cách
Nên Cúng Giao Thừa Như Thế Nào?

Tuy vậy, thời gian hóa vàng đôi khi cũng khác nhau tùy vào các vùng miền. Bởi ở một số gia đình khác, việc hóa vàng sau khi cúng được xem là hành động trừ tịch. Vì vậy người dân sẽ hóa vàng luôn để xua đuổi những vận không may trong năm cũ.

7. Nên Cúng Giao Thừa Trong Nhà Hay Ngoài Trời Trước? – Cúng Giao Thừa Như Thế Nào

Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, vào thời khắc giao thừa, nên thực hiện cỗ cúng ngoài trời trước rồi mới tới trong nhà: “Mâm cỗ cúng Giao thừa đã là lễ nghi truyền thống từ xưa đến nay. Ai cũng quan niệm thời khắc năm cũ đi qua và năm mới đến là thời khắc hết sức thiêng liêng nên nhà nhà người người đều cầu mong bình an. Cỗ cúng trong nhà cũng là cúng tổ tiên, ông bà còn mâm cỗ ngoài trời là cúng trời, Phật.

Bày mâm cúng giao thừa đúng cách
Cúng Giao Thừa Ngoài Trời

Bao giờ cũng phải khấn ngoài trời, khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu dân an quốc thái, cầu cho sức khỏe gia đình bình an sau đó mới lễ trong nhà. Nếu lễ trong nhà trước là quan niệm không đúng lắm vì cao nhất là trời Phật rồi mới đến ông bà, tổ tiên nhà mình”, nghệ nhân Ánh Tuyết chia sẻ.

8. Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Quay Hướng Nào? – Hướng Dẫn Cúng Giao Thừa Như Thế Nào

Cúng giao thừa như thế nào khi ở ngoài trời? Khi cúng nên quay hướng nào? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi chuẩn bị cúng giao thừa vào ngày Tết. Theo quan niệm của các cụ xưa thì vào lúc giao thừa, các vị thần sẽ tiến hành bàn giao công việc rất khẩn trương; vì thế sẽ vội vàng đi ngang qua để chứng kiến tấm lòng thành của gia chủ. Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời cần đặt ở giữa sân hoặc nếu không có sân thì phải đặt ở cửa chính, tầng thượng, nơi thoáng và sạch sẽ để các vị thần dễ dàng nhìn thấy.

Bày mâm cúng giao thừa đúng cách
Hướng Cúng Giao Thừa

Theo dân gian, hướng Bắc là hướng của Thượng Đế, còn hướng Đông là hướng cúng Thiên Tử. Bên cạnh đó, theo Lịch vạn niên, năm nay Hỷ thần ở hướng Đông Nam, Tài thần ở hướng Tây Bắc sẽ thu nhiều tin vui, tài lộc hơn. Vì vậy, các gia đình khi thực hiện cúng có thể đặt theo một trong hai hướng Đông Nam hoặc Tây Bắc sao cho phù hợp nhất với vị trí nhà của gia đình mình.

Và trên đây là những hướng dẫn về cách cúng giao thừa như thế nào cho đúng mà các gia đình cần nắm trong đêm giao thừa nói chung và Tết Nguyên đán nói riêng. Ngoài việc học cách cúng giao thừa như thế nào cho đúng thì quan trọng hơn hết vẫn là lòng thành tâm khấn vái khi cúng của gia chủ. Xephangthuonghieu chúc bạn và gia đình một năm mới Phúc lộc an khang – Vạn sự như ý nhé!

Bày mâm cúng giao thừa đúng cách

Đánh giá bài viết của chúng tôi