Bệnh lợn tai xanh ở gia sức thuốc loại bệnh

Là do virut thuộc giống Arterivirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales, có cấu trúc vỏ bọc dạng chuỗi đơn RNA.

Virut này có 3 chủng:

  • Chủng 1 gồm những virut thuộc dòng Châu Âu [độc lực thấp]
  • Chủng 2 gồm những virut thuộc dòng Bắc Mỹ [độc lực cao]
  • Chủng 3 gồm những virut thuộc dòng Trung Quốc [độc lực cao]

Con đường lây: do tiếp xúc trực tiếp, qua đường không khí, dụng cụ chăn nuôi, tinh dịch, côn trùng [ muỗi, ruồi]

Triệu chứng và bệnh tích:

Heo nái: chán ăn  từ 7 – 14 ngày, sốt 410 C, sẩy thai, đẻ non, lên giống giả, ho và viêm phổi, mất sữa và viêm vú, tỷ lệ thai chết và khô thai ở 3 tuần trước khi sanh.

  • Heo nái mang thai sốt, bỏ ăn
  • Heo bị bệnh tai xanh
  • Heo con sinh ra bị chết ngay sau sinh.

Heo nọc

Chán ăn, sốt 410C, giảm hưng phấn, tinh dịch ít và kém chất lượng.

Heo thịt:

ăn giảm 50%, sốt 410C, thường kế phát các bệnh kèm theo

Hình 5: Phổi sưng, viêm phổi kẽ.

Bệnh tích

  • Da tím tái ở tai, mõm
  • Viêm phổi kẽ
  • Bệnh tích ở mao mạch ngoại biên: tim, thận
  • Tích dịch ở xoang bụng
  • Hạch bạch huyết sưng to
  • Không có xuất huyết
  • Bệnh tích ở tử cung

Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng tỷ lệ chết, sẩy thai, năng suất giảm....

Bệnh tích đại thể

Bệnh tích vi thể

  • Có thể sử dụng phương pháp PCR để phát hiện virut trong phổi và huyết thanh trong giai đoạn virut có máu.
  • Lấy mẫu máu của heo trong đàn: heo nái, hậu bị, heo con 2,5,12 tuần tuổi đi xét nghiệm huyết thanh bằng phương pháp ELISA để kiểm tra nồng độ kháng thể trên tổng đàn

Cách phòng bệnh tai xanh như thế nào?

Nên thực hiện cùng vào, cùng ra

Chuồng trại đảm bảo thông thoáng, nhiệt độ, ẩm độ thích hợp, vệ sinh sạch sẽ, mật độ vừa phải

Thực hiện an toàn sinh học:

  • Tạo sự thích nghi và cách ly cho heo hậu bị bằng cách cho heo hậu bị tiếp xúc với nái già ở trại cách ly ít nhất trong 2 tháng [với điều kiện kháng thể phải ổn định trước khi nhập chung đàn, tức là không bài thải virut ra môi trường]
  • Định kỳ tiêu độc, sát trùng chuồng trại theo lịch sau:

      Bình thường: 2 tuần 1 lần

      Khi có dịch  : 3 ngày 1 lần

Có thể sử dụng thuốc Virkon hoặc Omnicide 1/400......

Vaccine ngừa  bệnh tai xanh có thể áp dụng tùy theo dịch tễ của trại:

  • Trường hợp trại chưa bao giờ tiêm phòng PRRS [tai xanh] phải lấy máu xét nghiệm để định chủng PRRS. Nếu biết chủng nào thì chọn vaccine có chủng đó tiêm là tốt nhất. Cách tiêm toàn đàn, sau đó đúng 1 tháng thì tiêm nhắc lại và cứ 3 tháng tiêm lại một lần. Riêng heo con theo mẹ tiêm lúc 3 tuần tuổi
  • Trường hợp khác có thể áp dụng quy trình theo hệ thống 6-60: 6 ngày nuôi con và 60 ngày mang thai , heo con tiêm lúc 3 tuần tuổi

Hiện nay có 3 chủng virut gây bệnh tai xanh

  • Bestar [Singapore]: chủng Trung Quốc
  • Hipra [Tây Ban Nha] : chủng Châu Âu
  • Boehringer [Mỹ]: chủng Bắc Mỹ

 

Một khi tai xanh đã xuất hiện tại các trại lân cận hoặc tại trại của mình, cách xử lý như thế nào?

Tiêu độc xác trùng

  • Khi có dịch bệnh nổ ra xung quanh: phun thuốc sát trùng 3 ngày 1 lần
  • Khi xuất hiện bệnh tại trại: 1lần/ngày, phun thẳng vào chuồng đang nuôi, và xung quanh trong suốt thời gian heo bệnh [1-2 tuần]

Nâng sức đề kháng toàn đàn

  • Tăng cường cho uống vitamin C và chất điện giải
  • Sử dụng chiết xuất vách tế bào nấm men [ β-Glucan]

Phòng ngừa bội nhiễm bằng kháng sinh hoặc thức ăn chuyên biệt cho heo bị tai xanh.

De heus có dòng sản phẩm để phòng và trị bệnh do vi khuẩn.

Lợi ích của sản phẩm 3815

  • Kiểm soát và khống chế bệnh tai xanh
  • Heo không bị tiêu chảy và hô hấp
  • Giảm tỷ lệ chết
  • Giảm chi phí thuốc thú y
  • Đàn heo đồng đều về thể trạng

Thời gian gần đây, các loại bệnh ở heo đang có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn cho các hộ chăn nuôi, trong đó có bệnh tai xanh.

Bệnh tai xanh được phát hiện lần đầu tiên tại Mỹ hồi giữa thập niên 80 ở thế kỷ trước, ban đầu được người

Triệu chứng heo tai xanh rất dễ nhận biết.

ta gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Hội chứng hô hấp và vô sinh ở heo [SIRS], Bệnh bí ẩn ở heo [MDS] và từ năm 1992 gọi bằng cái tên chính thức là Hội chứng hô hấp và sinh sản ở heo, viết tắt là PRRS [Porcine Reprodutive & Respiratory].

Bệnh tai xanh [PRRS] là do loại virus có tên là Arterivirus được phát hiện thấy năm 1991. Virus này rất hợp với đại thực bào đặc biệt là đại thực bào hoạt động ở vùng phổi. Thông thường, đại thực bào [macrophages] làm nhiệm vụ tấn công tiêu diệt tất cả các loại virus thâm nhập vào cơ thể. Các loại virus tìm thấy trong phổi có tên là Alveolar macrophages, riêng virus PRRS nó có thể gia tăng trong đại thực bào, sau đó phá hủy và giết chết đại thực bào [mức độ có thể lên tới 40%] một khi xuất hiện trong đàn heo chúng sẽ phát triển âm thầm, làm giảm chức năng hệ miễn dịch, làm cho các bệnh khác đồng hành phát triển.

Khi virus thâm nhập vào đàn heo giống, các dấu hiệu lâm sàng thường thấy trong tháng đầu tiên như:

- Đối với heo nái cạn sữa: Chỉ trong thời gian ngắn từ 7- 14 ngày, có khoảng 10-15% số heo nái biếng ăn, nhiệt độ cơ thể tăng 39- 40oC; sẩy thai thường vào giai đoạn cuối ở mức 1- 6%, đây là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất; tai chuyển sang màu xanh [khoảng 20%], chính vì vậy mà người ta mới gọi là bệnh tai xanh [Blue ear disease]. Trong vòng 4 tuần đầu, có khoảng 10- 15% số heo nái đẻ non;  xuất hiện hiện tượng động đực giả trong vòng 21- 35 ngày sau khi thụ tinh; đình dục hoặc chậm động đực trở lại sau khi sinh; Xuất hiện dấu hiệu ho và mắc bệnh về đường hô hấp.

- Heo nái khi đẻ và nuôi con trong tháng đầu mắc bệnh: Biếng ăn, lười uống nước, mất sữa viêm vú, đẻ non khoảng 2-3 ngày; da biến màu, lờ đờ, hôn mê; thai chết [10- 15%] sau 3- 4 tuần mang thai; thai chết khi sinh lên tới 30%; heo con khi sinh yếu ớt, dấu hiệu mắc bệnh hô hấp, tai chuyển sang màu xanh [dưới 5%]. Giai đoạn cấp tính có thể kéo dài tới 6 tuần trong đàn, tỷ lệ đẻ non tăng. Nếu bình phục thì giai đoạn phối heo sinh sản có thể kéo dài từ 4- 8 tháng, ngoài ra, virus PRRS còn ảnh hưởng lâu dài đến việc sinh sản sau này của heo.

- Đối với heo con: Mắc bệnh tiêu chảy, thể trạng yếu, không bú được; da phồng rộp, đường hô hấp bị viêm nhiễm nặng, chân choãi đi đứng không vững.

- Đối với heo đực giống: Thường có dấu hiệu biếng ăn, thân nhiệt tăng, bất lực, ho, viêm phổi, đờ đẫn hôn mê, mất hứng tình dục, tinh dịch giảm, chất lượng tinh dịch kém, heo con sinh ra yếu ớt.

Các yếu tố gây lan truyền bệnh như: Bệnh truyền từ heo già đã mắc bệnh sang heo con; qua chất tiết cơ thể, nước bọt, phân, nước tiểu; qua đường vận chuyển heo đã mắc bệnh; qua con đường không khí trong khoảng cách tới 3km; heo già thường bài tiết virus trong giai đoạn ngắn [2 tuần] trong khi heo đang lớn có thời gian bài tiết từ 1- 2 tháng; thông qua các phương tiện vận chuyển chăn nuôi; đường thụ tinh nhân tạo; đường gia cầm.

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh tình, người ta có thể dùng các phương pháp thử: IFA, ELISA, PCR trong phòng thí nghiệm.

Là căn bệnh bí ẩn nên bệnh tai xanh đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, mới điều trị triệu chứng, dùng thuốc tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn bệnh là chính. Bởi vậy, việc phòng bệnh đóng một vai trò quan trọng, như vệ sinh chuồng trại, giữ ấm mùa đông, thoáng mát mùa hè, ăn uống hợp lý, tăng cường chế độ dinh dưỡng, mua heo giống phải đảm bảo khỏe mạnh, tiêm phòng bệnh tai xanh, tiêu hủy và chấp hành nghiêm túc các quy định về chăn nuôi, phòng bệnh khi dịch bệnh bùng phát.

Theo www.baovinhlong.com.vn

08/01/2022 | BSTY: Đoàn Thị Mỹ Sương

GIỚI THIỆU CHUNG Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn [PRRS] [hay còn gọi là bệnh Tai xanh] do một loại virus thuộc họ Arteriviridae gây ra. Đặc trưng của bệnh là gây triệu chứng lợn bỏ ăn, sốt cao, tai xanh, lợn có triệu chứng hô hấp [ho,thở khó do viêm phổi] và lợn nái bị sảy thai. Có thể khẳng định rằng PRRS là nguyên nhân gây tổn thất kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn ở nhiều quốc gia trên thế giới

1. LỊCH SỬ BỆNH

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản của lợn [Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome] được ghi nhận lần đầu tiên ở Mỹ tại vùng bắc của bang California, bang Iowa và Minnesota [1987]. Rất nhanh chóng, năm 1988 bệnh lan nhanh sang Canada. Sau đó, các nước châu Âu cũng xuất hiện bệnh. Ở Đức năm 1990, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, Anh năm 1991 và năm 1992 ở Pháp

Tại Việt Nam, PRRS được phát hiện trên đàn lợn nhập từ Mỹ vào các tỉnh phía Nam năm 1997, kết quả kiểm tra huyết thanh học cho thấy 10/51 lợn giống nhập khẩu đó có huyết thanh dương tính với PRRS. Tuy nhiên, sự bùng phát thành dịch và gây tổn thất lớn đáng báo động cho ngành chăn nuôi lợn thực sự mới bắt đầu từ tháng 3/2007, do không quản lý được việc buôn bán, vận chuyển lợn ốm, dịch PRRS đã lây lan nhanh và phát triển mạnh tại 7 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng với 31750 lợn mắc bệnh với số lợn chết lên đến 7296 con. Từ năm 2007 đến nay,tại Việt Nam, dịch PRRS xảy ra liên miên, có những diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát ở tất cả các địa phương trong cả nước

2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH 

Do một virus thuộc họ Arterividae, tên họ virus này được bắt nguồn từ một loài virus trong họ, là loại virus gây viêm động mạch ngựa [Equine arteritis virus ]. Năm 1991, Viện Thú y Lelystad [Hà Lan] đã phân lập thành công virus gây ra hội chứng PRRS.

PRRS gồm có genotyp 1 và genotyp 2, và cho đến nay, các PRRS V tại Việt Nam vẫn là PRRSV typ 2, virus gây bệnh PRRS gây ra các ổ dịch tại Việt Nam thường là chủng độc lực cao , là chủng thuộc dòng Bắc Mỹ . Ở Việt Nam có cả 2 chủng virus độc lực thấp [cổ điển] và chủng virus độc lực cao [biến đổi] đang lưu hành

Tuy nhiên, virus này không phải là tác nhân gây bệnh duy nhất, mà chính là đồng nhiễm [co-infection] gồm virus PRRS, dịch tả lợn, circovirrus [PCV2] và một số vi khuẩn như A. Pleuropneumoniae, S.suis, H.parasuis, P.multocida...

Đây là một virus có hình cầu, có vỏ bọc ngoài với đường kính của virion vào khoảng 45-55nm, nucleocapsid có đường kính từ 30-35 nm, là ARN virus với bộ gen là một phân tử ARN sợi đơn dương, có những đặc điểm chung của nhóm Arterivirus.

PRRS đề kháng kém với nhiệt độ cao, ở 37 ˚C chịu được 48 giờ, 56 ˚C bị giết sau 1 giờ. Với hóa chất sát trùng thông thường và môi trường có pH axit, virus dễ dàng bị tiêu diệt. Virus sống được trong pH từ 6,5-7,5, nhưng nhanh chóng bị bất hoạt tại pH 7,5. Ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại vô hoạt virus nhanh chóng

3. DỊCH TỄ HỌC

- Loài vật mắc bệnh

PRRS chỉ gây bệnh cho lợn, lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Loài lợn rừng cũng mắc bệnh, đây có thể coi là nguồn dịch thiên nhiên.

Về mặt độc lực, người ta thấy PRRS có 2 dạng: Dạng cổ điển vàdạng biến thể có độc lực cao. Dạng cổ điển: Có độc lực thấp, ở dạng này khi lợn mắc bệnh thì có tỷ lệ chết thấp, chỉ từ 1-5% trong tổng đàn. Dạng biến thể độc lực cao: Gây nhiễm và chết nhiều lợn

- Đường truyền lây

Bệnh có thể lây lan thông qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa lợn ốm, lợn mang trùng với lợn khỏe và có thể lây qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus: Dụng cụ lao động, dụng cụ chăn nuô nhiễm trùng, một số loài chim hoang, ruồi muỗi, động vật chân đốt

Ở lợn nái mang thai, virus có thể từ mẹ xâm nhập sang bào thai và gây bệnh, đặc biệt là vào giai đoạn cuối của quá trình mang thai. Lợn con nhiễm bệnh và lợn mang trùng có thể bài thải virus trong vòng 6 tháng

4. CƠ CHẾ SINH BỆNH 

Virus PRRS vào cơ thể heo dưới mọi hình thức, chúng nhanh chóng nhân lên gấp bội về số lượng tại nơi thâm nhập, sau đó đi vào đường huyết gây nên nhiễm trùng huyết. Theo đường máu, virus đến khắp cơ thể nhưng tồn tại và gây bệnh chủ yếu ở phôi thai, tinh hoàn, phổi và niêm mạc đường ruột. Tại đó, chúng phá huỷ cấu trúc tổ chức, gây rối loạn chức năng của từng cơ quan, gây viêm xuất huyết đường tiêu hoá, viêm tiết xơ huyết đường hô hấp, viêm dạ con gây chết thai và sảy thai ở heo nái, viêm tinh hoàn ở heo đực

5. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Bệnh thể hiện khác nhau tùy thuộc vào độc lực của virus, sức đề kháng của cơ thể, tính mẫn cảm của vật chủ, sự nhiễm trùng kế phát và các yếu tố quản lý đàn

- Heo nái chửa và nái đẻ nuôi con 

 Ăn ít, lười uống nước, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm, da biến màu, chậm chạp hoặc hôn mê, thai gỗ, hoặc lợn con chết ngay sau khi sinh [khoảng 30%]. Lợn con yếu, tai chuyển màu xanh [khoảng 5%]. Cấp tính: Đẻ non, tăng tỷ lệ thai chết hoặc yếu, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần trước khi sinh [có thể 30%]. Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3-4 sau khi xuất hiện triệu chứng

Ảnh hưởng của PRRS tới sản xuất làm tỷ lệ sinh giảm 10-15%, giảm số lượng sống sót sau sinh, tăng lượng con chết khi sinh, lợn hậu bị có thể sinh sản kém, đẻ sớm, tăng tỷ lệ sảy thai [2-3%], bỏ ăn giai đoạn sinh con

- Triệu chứng ở lợn đực giống: Con vật bỏ ăn, lờ đờ, sốt, ủ rũ, có triệu chứng hô hấp, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục. Lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và lợn con sinh ra nhỏ

- Triệu chứng ở lợn con theo mẹ: Thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết do không bú được. Mắt có dử màu nâu, trên da có có vết phồng rộp. Tiêu chảy nhiều, tỷ lệ lợn con sống sót giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh về hô hấp. Chân choãi ra, đi run rẩy,... Tỷ lệ chết có thể từ 12-15%, thậm chí lên đến 60% hoặc 100% khi mắc bệnh thể độc lực cao

Triệu chứng ở lợn con cai sữa và lợn choai [4-12 tuần]: Lợn chán ăn, ho ở các mức độ khác nhau, lông xác xơ, dựng ngược, những phần da mỏng như phần gần tai, phần da bụng lúc đầu màu hồng nhạt, dần dần chuyển thành màu hồng thẫm và tím nhạt

6. BỆNH TÍCH 

Phổi: Xuất huyết, hạch lympho sưng to [gấp 2-10 lần bình thường], lúc đầu hạch bị phù thũng màu nâu vàng, xuất huyết, độ cứng trung bình, về sau hạch cứng chắc, có màu trắng hoặc nâu

Hoại tử da, xuất huyết vỏ thận

Phù kết mạc, viêm kết mạc, teo tuyến ức

Viêm phổi kẽ đặc trưng bởi những đám chắc, đặc trên thùy phổi. Thùy bị bệnh có màu xám đỏ, có mủ và đặc chắc, đàn hồi. Trên mặt cắt ngang của thùy bệnh lồi ra, khô. Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hóa mủ ở mặt dưới thùy đỉnh

7. PHÒNG BỆNH

a. Vệ sinh phòng bệnh

Với những trại chưa bị dịch, cần nghiêm ngặt thực hiện các bước sau

Cải thiện môi trường trong chuồng nuôi: Thoáng mát, giảm mùi hôi chuồng,...

Thực hiện biện pháp chăn nuôi “cùng ra, cùng vào”

Vệ sinh, sát trùng thường xuyên

Cho ăn cám đủ cám theo nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi

Tránh nhập lợn mới vào trại lúc dịch đe dọa

Loại thải những lợn còi cọc, bệnh nặng

Kiểm soát nguồn tinh tốt

Tiêm đầy đủ vaccine phòng các bệnh: Dịch tả lợn, FMD, Mycoplasma, PRRS, circovirus,...

b. Vaccine phòng bệnh

Phòng bệnh bằng vaccine: Phòng ngừa từ giai đoạn sớm [ từ 40-45 ngày]

Một số loại vaccine phòng bệnh Tai xanh được sử dụng phổ biến: Avac PRRS Live, CNC PRRS ,

Để phòng bệnh hiệu quả chúng ta cần phòng bệnh PRRS  đồng bộ cho lợn đối với bệnh PCV2 [Hội chứng còi cọc - viêm da - viêm thận] và M.Hyo [Viêm phổi địa phương]

8. ĐIỂU TRỊ 

Tiêm kháng thể đa dòng PIG-01    Liều dùng: 2ml/con

Kết hợp dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng: Dùng B-complex vào mùa lạnh hay Điện giải Oresol chống nóng vào mùa hè

Dùng thuốc giải độc gan, thận bằng HAN-SORBITOL pha nước hoặc trộn thức ăn liều lượng 10gr/ 1 lít nước

Sau khi dùng kháng thể 4-5 giờ, dùng các loại kháng sinh để điều trị triệu chứng các bệnh kế phát. Nên dùng CEFTKETO liều lượng 1ml/ 15 kg thể trọng. Tiêm ngày 1 lần [ 3-5 ngày ]

Video liên quan

Chủ Đề