Bệnh mất ngủ kinh niên là gì năm 2024

hay còn gọi mất ngủ mãn tính là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Đối với những ai bị bệnh này, việc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Med247 sẽ giúp bạn tìm hiểu về mất ngủ mãn tính, các nguyên nhân, triệu chứng điển hình và đưa ra những phương pháp điều trị mất ngủ hiệu quả.

Mất ngủ kinh niên, còn được gọi là chứng mất ngủ mãn tính, là tình trạng không thể ngủ đủ hoặc ngủ chất lượng đủ để đảm bảo sức khỏe và hoạt động hàng ngày.

Bệnh mất ngủ kinh niên là gì năm 2024
Mất ngủ mãn tính là gì?

Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh thường cảm thấy khó ngủ hoặc mất ngủ ít nhất 3 buổi/tuần và kéo dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn. Người bệnh sẽ có hiện tượng khó ngủ hoặc ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc vào giữa đêm và khó có thể ngủ trở lại.

Vì vậy khiến cho người bệnh dễ cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi và uể oải vào ban ngày, trí nhớ suy giảm, khó tập trung làm việc và có thể dẫn đến các sai lầm không đáng có. Nếu như tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của một người.

Xem thêm: Mất ngủ kéo dài: Triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân nào dẫn đến mất ngủ mãn tính?

Để tìm ra cách điều trị phù hợp, bạn cần biết được nguyên nhân và các triệu chứng của việc bị mất ngủ.

Bệnh mất ngủ kinh niên là gì năm 2024
Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ

Tại sao lại mắc mất ngủ kinh niên?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn mắc bệnh mất ngủ kinh niên. Một số nguyên nhân chính gồm:

  • Căng thẳng tâm lý: Áp lực công việc, lo lắng về tương lai, quan hệ xã hội khó khăn, hoặc sự mất cân bằng trong cuộc sống có thể khiến não bộ không thể thư giãn đủ để ngủ một cách bình thường.
  • Rối loạn giấc ngủ: Mất giấc ngủ sâu, mất giấc ngủ REM hoặc giấc ngủ bị gián đoạn có thể dẫn đến mất ngủ kéo dài.
  • Một số bệnh lý như: Mãn kinh, tiểu đường, suy tim, cường giáp,…
  • Môi trường sống không thuận lợi: Tiếng ồn, ánh sáng mạnh, nhiệt độ không phù hợp và giường ngủ không thoải mái có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây mất ngủ.
  • Thói quen không tốt như: Uống cà phê, sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ và không duy trì lịch ngủ đều đặn cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ngủ một cách bình thường.
  • Ngoài ra, một số loại thuốc như: Thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm, thuốc hoá trị, thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng kích thích, thuốc có chứa chất pseudoephedrine,… và sử dụng một số loại chất kích thích như: Cafein, rượu, bia, nicotin, cocain (thường có trong ma tuý)…

Bệnh mất ngủ kinh niên là gì năm 2024
Môi trường ồn ào, nhiều ánh sáng ảnh hưởng đến giấc ngủ

Mất ngủ kinh niên có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính, vì vậy mà cần hiểu rõ nguyên nhân để sử dụng giải pháp trị liệu phù hợp.

Các triệu chứng thường gặp của mất ngủ kinh niên

Triệu chứng của loại bệnh này có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức. Một trong những triệu chứng dễ nhận biết nhất chính là:

  • Khó khăn khi đi vào giấc ngủ vào ban đêm: Bạn có thể mất nhiều thời gian để ngủ và thường phải vật vã để tìm kiếm giấc ngủ.
  • Thức dậy nhiều lần trong đêm: Bạn thường có xu hướng thức giấc nhiều lần trong suốt đêm, dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn và không sâu.
  • Mất giấc ngủ vào buổi sáng: Người bệnh thường gặp khó khăn trong việc ngủ lại sau khi đã thức dậy vào buổi sáng, dẫn đến sự mệt mỏi và thiếu năng lượng trong ngày.

Bệnh mất ngủ kinh niên là gì năm 2024
Triệu chứng mất ngủ mãn tính

Những hệ lụy do mất ngủ mãn tính gây ra là gì?

Mất ngủ mãn tính có thể gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của một người. Cụ thể:

  • Mệt mỏi và suy giảm năng lượng: Thiếu giấc ngủ đủ và chất lượng có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi và suy giảm năng lượng trong suốt ngày. Người bị bệnh mất ngủ thường cảm thấy không đủ năng lượng để hoàn thành các hoạt động hàng ngày và có thể gặp khó khăn trong việc tập trung và tư duy.
  • Rối loạn tâm lý: Mất ngủ mãn tính có thể góp phần vào rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm và căng thẳng. Giấc ngủ không đủ và không sâu giúp cơ thể không thể phục hồi và thư giãn một cách đầy đủ, dẫn đến sự không ổn định tâm lý.
  • Sức khỏe vật lý: Mất ngủ mãn tính có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe vật lý. Đó là nguy cơ tăng về các bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường, béo phì và hệ miễn dịch yếu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và giảm khả năng phục hồi sau chấn thương hoặc bệnh tật.
  • Hiệu suất làm việc giảm: Khả năng tập trung, sáng tạo và thực hiện công việc sẽ giảm khi mất ngủ. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc giữ sự tập trung trong công việc, gặp vấn đề về trí nhớ và khả năng ra quyết định. Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc và khả năng đạt được kết quả cao.

Bệnh mất ngủ kinh niên là gì năm 2024
Giảm hiệu quả công việc

  • Mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng: Người bệnh thường dễ cáu giận, dễ cáu gắt và stress trong cuộc sống hàng ngày. Nó có thể tác động tiêu cực đến mối quan hệ xã hội của người mắc mất ngủ kinh niên.
  • Giảm tư duy và sáng tạo: Người mất ngủ có thể gặp khó khăn trong việc tư duy sắc bén, đưa ra ý tưởng mới và giải quyết vấn đề.
  • Nguy cơ tai nạn tăng cao: Mất ngủ có thể gây ra sự mất tập trung và giảm phản xạ, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động. Khả năng lái xe an toàn và làm việc trong môi trường nguy hiểm có thể bị ảnh hưởng nếu không có giấc ngủ đủ và sâu.

Để khắc phục những hệ lụy gây ra bởi chứng mất ngủ kinh niên, việc lựa chọn điều trị là rất quan trọng. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, việc tìm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia y tế là cần thiết để đảm bảo một quá trình điều trị hiệu quả và đạt được giấc ngủ tốt hơn.

Bệnh mất ngủ kinh niên là gì năm 2024
Mất ngủ kinh niên gây nguy hiểm khi lái xe

Mất ngủ kinh niên có điều trị được không?

Câu trả lời là có, mất ngủ có thể điều trị được. Tuy nhiên, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất ngủ.

  • Hãy bắt đầu bằng việc thay đổi thói quen và xây dựng một lịch ngủ lành mạnh. Điều này bao gồm việc thiết lập thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn, tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, tạo ra một môi trường ngủ thoải mái và yên tĩnh và tránh uống các chất kích thích như cà phê hoặc rượu trước khi đi ngủ.
  • Áp dụng các phương pháp điều trị mất ngủ kinh niên không dùng thuốc. Ví dụ như: Kỹ thuật thư giãn cơ thể và tâm trí như yoga, thiền định và xoa bóp cơ thể. Ngoài ra, việc áp dụng kỹ thuật thay đổi hành vi ngủ và tư vấn hành vi cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ.
  • Trong trường hợp mất ngủ nghiêm trọng và kéo dài, việc sử dụng thuốc có thể được xem là phương pháp điều trị. Có các loại thuốc như: Thuốc an thần, thuốc an thần không gây nghiện và thuốc tác động lên hệ thần kinh có thể được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ.

Bệnh mất ngủ kinh niên là gì năm 2024
Lên kế hoạch chi tiết về giờ giấc ngủ – thức khoa học

Tham khảo ý kiến chuyên gia Med247 về mất ngủ kinh niên

Để hiểu rõ hơn về mất ngủ kinh niên và các phương pháp điều trị, bạn có thể tìm hiểu ý kiến từ các chuyên gia y tế. Med247 là một hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bệnh mất ngủ kinh niên là gì năm 2024
Ý kiến của các chuyên gia Med247

Hiện tại, bệnh mất ngủ có thể bắt gặp ở bất kỳ ai, bạn cần xem xét đến chất lượng của giấc ngủ trong thời gian gần đây để so sánh với các triệu chứng mất ngủ kinh niên. Nếu như bắt gặp một trong số các triệu chứng nêu trên hãy tìm ra nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh.

Bên cạnh đó, chuyên gia tại Med247 cũng khuyến nghị việc thực hiện các biện pháp tự chăm sóc sức khỏe. Điều này bao gồm việc duy trì một lịch ngủ và thức dậy đều đặn, tạo điều kiện ngủ tốt, thực hiện thể dục đều đặn và duy trì một lối sống lành mạnh.

Nếu như việc điều trị mất ngủ tại nhà không có hiệu quả, hãy đến ngay các phòng khám uy tín như Med247 để được các chuyên gia tư vấn, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Các chuyên gia sẽ theo dõi tiến trình điều trị và hỗ trợ bạn đến khi trị dứt điểm căn bệnh này.

Med247 – Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0

  • Địa chỉ:
  • * CS1: Số 9 Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
    • CS2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
    • CS3: Mộc Lan 6-28 Vinhomes Greenbay, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    • CS4: Tầng 1, Chung cư Bộ Quốc Phòng, 16B Nguyễn Thái Học, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 1900.636.115
  • Website: https://med247.vn/

Như vậy, bài viết đã tổng hợp những thông tin liên quan đến mất ngủ kinh niên. Hy vọng rằng, với những triệu chứng, nguyên nhân và hệ luỵ của loại bệnh này sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện và điều trị từ sớm. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 1900.636.115 để được hỗ trợ sớm nhất hoặc đã thử nhiều phương pháp trị liệu nhưng không hiệu quả.