Em hiểu thế nào là trật tự 2 cực ianta năm 2024

- Nêu nhận xét về vai trò của Liên hợp quốc đối với việc giải quyết một số vấn đề mang tính quốc tế hiện nay.

Show

2. Năng lực :

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực riêng:

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Phân tích, nhận xét, quan sát và liên hệ thực tế. Phương pháp học tập bộ môn.

+ Nhận xét về vai trò của Liên hợp quốc đối với việc giải quyết một số vấn đề mang tính quốc tế hiện nay.

3. Phẩm chất:

- Nhân ái, trách nhiệm, trung thực, yêu nước.

- Có tinh thần và trách nhiệm đấu tranh vì òa bình tiến bộ.

- Có ý chí vươn lên, tinh thần học tập lao động hết mình, tôn trọng kỷ luật

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

- Máy chiếu, băng hình tư ... liệu liên quan bài học.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về lịch sử.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp: 9G

2. Kiểm tra bài cũ (Linh động)

3. Bài mới

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

*Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được một số nét khái quát của bài học đó là nhận biết được một số bức ảnh liên quan đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

* Nội dung:

GV trình chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi.

HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi của GV.

*Sảnphẩm: * Tổ chức thực hiện:

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, thảo luận...

- Thời gian: 5 phút.

- Tổ chức hoạt động:

- GV cho học sinh cho HS quan sát các hình ảnh các nguyên thủ của nước Mĩ, Anh, Liên Xô tham dự hội nghị I-an-ta, hình Tổng thư kí lá cờ, buổi họp Liên hợp quốc, hệ thống tên lửa, tàu ngầm của Liên Xô-Mĩ... và sẽ trình bày những hiểu biết của các em về nội dung tranh ảnh đó.

- Dự kiến sản phẩm:

Hình ảnh ba nhân vật ngồi trong hình trên là nguyên thủ của ba nước Anh, Mĩ, Liên Xô tại hội nghị I-an-ta. Hình tiếp theo là một buổi họp của Liên hợp quốc rồi tầu ngầm tên lửa của Nga và Mĩ... Tất cả những hình ảnh đó phản ánh về thế giới sau 1945 đến nay.

\=>Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới:

* Sau CTTG thứ 2, một trật tự TG mới đã được xác lập: Trật tự hai cực I-an-ta, do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. Sự phân chia thành hai phe TBCN và XHCN đã trở thành đặc trưng lớn chi phối tình hình chính trị TG sau CTTG thứ 2. Điều này được thể hiện như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I.Sự hình thành trật tự thế giới mới

* Mục tiêu: Giúp HS biết được sự hình thành trật tự thế giới mới: Trật tự hai cực

I-an-ta sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Quan sát hình 22 SGK, tìm hiểu về các nhân vật

Sớc-sin, Ru-dơ-ven, Xta-lin.

* Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

* Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

* Tổ chức thực hiện

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, thảo luận...

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục I, trả lời các câu hỏi:

NV1:(HĐ cá nhân)

?Hoàn cảnh, thời gian,địa điểm thành phần tham gia, nội dung Hội nghị I-an-ta?

- Quan sát hình 22 SGK, tìm hiểu về các nhân vật Sớc-sin, Ru-dơ-ven, Xta-lin.

NV2 ( HĐ nhóm)

? Hội nghị quyết định phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Xô và Mỹ ra sao?

?Hệ quả ntn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

1-Chủ tich hội đồng bộ trưởng Liên Xô- Xta-lin

2- Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven

3- Thủ tướng Anh Sơc- Sơn

Học sinh trả lời các câu hỏi của GV.

GV Sử dụng BĐ xác định khu vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ

*Ở châu Âu:

- Quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

*Ở châu Á:

-Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham chiến chống Nhật bản: 1- Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2- Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh; quốc tế hoá thương cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận; Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn Châu – Đại Liên; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

*Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới; Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất; quân đội nước ngoài rút khỏi Trung Quốc. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ, trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ; các vùng còn lại của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

\=>Nhận xét:

– Thực chất của Hội nghị Ianta là sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng giữa các nước thắng trận, có liên quan tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới về sau.

– Những quyết định quan trọng của Hội nghị và những thoả thuận sau đó trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới (trật tự hai cực Ianta). Theo đó, thế giới được chia thành hai phe do hai siêu cường đứng đầu mỗi phe, đối đầu gay gắt trong gần 4 thập niên, làm cho quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng phức tạp, căng thẳng.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

  1. Sự hình thành trật tự thế giới mới

* Hội nghị I-an-ta:

- Thời gian: 4 - 11/02/1945

- Thành phần: nguyên thủ 3 nước Anh, Liên Xô, Mĩ

- Nội dung:

+ Kết thúc chiến tranh

+ Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ

+ Thành lập Liên hợp quốc…

* Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ.

* Hệ quả:

- Hình thành trật tự hế giới mới, trật tự 2cực I-an-ta

II. Sự thành lập Liên hợp quốc

- Mục tiêu: Giúp HS biết được sự hình thành, mục đích và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc. Quan sát hình 23 nêu nhận xét về vai trò của Liên hợp quốc đối với việc giải quyết một số vấn đề mang tính quốc tế hiện nay.

* Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

* Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

* Tổ chức thực hiện

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, thảo luận...

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 2.

NV1 (HĐ cá nhân)

Xem video.

- Thời gian thành lập Liên hợp quốc?

- Trình bày nhiệm vụ của tổ chức Liên hợp? quốc

- Quan sát tư liệu ảnh nêu vai trò của Liên hợp quốc?

Xem vi deo về Liên hợp quốc tìm biết về nguyên tắc, bộ hoạt động của Liên hợp quốc.

NV2 (HĐ cá nhân)

- Việt Nam tham gia LHQ vào thời gian nào?

- Em hãy nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết?

Em đánh giá như thế nào về vai trò của LHQ trước đây và hiện nay?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm báo báo kết quả hoạt động. Việt Nam tham gia LHQ vào thời gian nào

Em hãy nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam

( cơ quan hoạt động tích cực ở VN: WHO, IMF...)

- Hiến chương còn quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính như: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư kí, Hội đồng kinh tế xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế.

Em đánh giá v vai trò của LHQ trước đây và hiện nay

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

* Tích hợp GDMT: nêu nhận xét về vai trò của Liên hợp quốc đối với việc giải quyết vấn đề môi trường hiện nay. Giáo viên nói về biến đổi khí hậu và tình hình môi trường hiện nay đòi hỏi thế giới cần chung tay bảo vệ môi trường.

II. Sự thành lập Liên hợp quốc

- Thành lập: tháng 10 – 1945.

- Nhiệm vụ: nhằm duy trì hoà bình an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội...

- Vai trò: Duy trì hoà bình, an ninh thế giới, đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, xã hội,...

- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9 - 1977 và là thành viên thứ 149.

Hoạt động: Luyện tập

*Mục tiêu

Nhằm củng cố, hệ thống hoá, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: việc phân chia khu vực ảnh hưởng của Hội nghị I-an-ta giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ; sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc

* Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

* Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

* Tổ chức thực hiện

- Phương pháp:

Chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

Trực quan, phát vấn, thảo luận

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động

Bài 1. Khoanh vào câu trả lời đúng nhất

1.Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của Liên hợp quốc

  1. 139 B. 149 C.159 D. 169

2. Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới?

  1. Ban thư kí B. Đại hội đồng
  1. Tòa án quốc tế D. Hội đồng bảo an

3. Thế giới chọn “ ngày Liên hợp quốc ” là ngày:

  1. 24/6 B. 24/8 C. 24/10 D. 24/12

Bài 2.

Em hãy Lập bảng thống kê việc phân chia khu vực ảnh hưởng của Hội nghị I-an-ta giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ theo yêu cầu sau:

Gợi ý sản phẩm

Lập bảng thống kê việc phân chia khu vực ảnh hưởng của Hội nghị I-an-ta giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ:

Khu vực

Ảnh hưởng của Liên Xô

Ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương Tây

Châu Âu

Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức và phía Đông châu Âu (Đông Âu).

Vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh.

Châu Á

Duy trì nguyên trạng Mông Cổ trả lại cho Liên Xô phía nam đảo Xa-kha-lin...

Các vùng còn lại của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

+ Toàn bộ những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng những thoả thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới – trật tự hai cực I-an-ta.

+ Với việc hình thành trật tự hai cực I-an-ta thế giới đã phân chia thành hai phe TBCN và XHCN với đối lập nhau về hệ tư tưởng, chế độ xã hội, kinh tế, chính sách đối ngoại.

+ Cùng với việc hình thành trật tự hai cực I-an-ta đã dẫn đến cuộc “Chiến tranh lạnh” từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai giữa Mĩ và Liên Xô đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX.

+ Quan hệ quốc tế từ sau khi hình thành trật tự hai cực I-an-ta đến khi Liên Xô tan rã đều bị chi phối bởi những vấn đề liên quan đến Trật tự hai cực I-an-ta.

Hoạt động: Vận dụng

*Mục tiêu

- Nhằm vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

* Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

* Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

* Tổ chức thực hiện

- Phương pháp:

Chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động

Xem video

? Nêu thêm những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam mà em biết ở địa phương.

\=>Để tìm hiểu những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam và kể tên các cuộc chiến tranh do Mĩ gây ra, GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi hoặc nhóm rồi báo cáo kết quả làm việc trước lớp.(hoặc cho học sinh về tìm hiểu ở nhà)

Gợi ý sản phẩm

– Những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam:

Đây là câu hỏi đòi hỏi HS phải có vốn hiểu biết thực tế rộng để trả lời. GV có thể gợi ý một số nội dung trả lời như: