Bệnh tả là gì

Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tả gây ra, có thể bùng thành dịch lớn tại một địa phương do ô nhiễm nguồn nước, điều kiện vệ sinh kém hoặc thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với sự phát triển của y học hiện đại, điều trị bệnh tả cũng dễ dàng hơn và tỉ lệ tử vong thấp.

1. Bệnh tả và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tả ở người là bệnh nhiễm trùng hệ tiêu hóa do nhiễm phải khuẩn tả Vibrio Cholerae có trong nguồn nước hoặc thức ăn. Trước đây, bệnh tả đã gây nhiều đại dịch lớn ở nhiều nước gây tử vong cho hàng triệu người do bệnh diễn biến nhanh, người bệnh có thể mất nước và điện giải dẫn đến sốc nặng nếu không can thiệp kịp thời.

Bệnh tả thường gặp do nhiễm khuẩn tả từ nguồn nước, thực phẩm không sạch sẽ

Hiện nay, bệnh tả đã được kiểm soát tốt hơn, tỉ lệ tử vong cũng thấp hơn do kiến thức về phòng ngừa và điều trị bệnh được phổ biến hơn. Người dân được hướng dẫn ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng ngừa tả và nhiều bệnh do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khác.

Bệnh tả vẫn xảy ra rải rác ở một số vùng ở Việt Nam, thường vào mùa hè ở các tỉnh ven biển do thói quen ăn sống, tái, chế biến thực phẩm không đảm bảo an toàn. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, được chia thành các thể bệnh sau:

  • Thể bệnh không triệu chứng: Nhiều người bị nhiễm khuẩn tả nhưng không có triệu chứng bệnh.

  • Thể bệnh nhẹ: Tả chỉ gây triệu chứng tiêu chảy thông thường.

  • Thể bệnh điển hình: Diễn biến bệnh nhanh, cấp tính, điển hình là triệu chứng tiêu chảy liên tục ra nước và nôn mửa.

  • Thể tả tối cấp: DIễn biến bệnh nhanh hơn, mỗi lần tiêu chảy khiến bệnh nhân mất nước nghiêm trọng, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.

  • Thể tả ở trẻ em: Hầu hết chỉ gây tiêu chảy nhẹ cho trẻ nhỏ, có thể kèm theo sốt nhẹ.

  • Thể tả ở người già: Nguy hiểm do gây mất nước nặng, có thể dẫn đến biến chứng suy thận dù bù nước, bù điện giải đầy đủ.

Bệnh tả do nhiễm vi khuẩn tả gây ra

2. Bệnh tả diễn biến như thế nào?

Diễn biến của bệnh tả nhanh, triệu chứng rõ ràng qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn ủ bệnh: Khi bị nhiễm khuẩn tả, thời gian ủ bệnh kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, lúc này người bệnh thường chưa có dấu hiệu bất thường gì. Đây là khoảng thời gian vi khuẩn xâm nhập và phát triển, gây bệnh đường ruột.

Giai đoạn khởi phát: Lúc này, vi khuẩn tả gây bệnh với nhiều triệu chứng khởi phát như đầy bụng, tiêu chảy, sôi bụng,… kéo dài.

Giai đoạn toàn phát: Triệu chứng bệnh ở giai đoạn này trở nên nghiêm trọng hơn khiến cơ thể mất nước, mất điện giải nguy hiểm.

Giai đoạn toàn phát của tả khiến bệnh nhân tiêu chảy, nôn mửa liên tục

Bệnh nhân bị tiêu chảy liên tục, đi ngoài ra nước nhiều lần không thể kiểm soát, lượng phân ra có thể đạt đến hàng chục lít mỗi ngày. Phân của người bệnh chủ yếu chỉ là nước, không có nhầy máu mà có màu trắng lờ đục như nước vo gạo.

Bên cạnh tiêu chảy, bệnh nhân bị tả còn bị nôn mửa nhiều, lúc đầu nôn ra thức ăn và dịch tiêu hóa, sau đó chỉ nôn ra nước. Triệu chứng đau bụng, sốt ít khi gặp ở bệnh nhân bị tả.

Tiêu chảy và nôn mửa liên tục khiến người bệnh tả mất nước, mất điện giải trầm trọng. Các triệu chứng nguy hiểm là cơ thể mệt lả, ý thức mê man, chuột rút,…

Giai đoạn hồi phục: Nếu bệnh nhân được điều trị kháng sinh và bù nước, bù điện giải tốt, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện, các triệu chứng cũng giảm dần.

Dựa trên triệu chứng có thể nhận biết giai đoạn tiến triển của bệnh tả, trong đó giai đoạn 2 là nguy hiểm nhất với nhiều triệu chứng xảy ra nhanh. Mất nước là biến chứng đặc biệt nguy hiểm, người bệnh có thể mất đến 10% trọng lượng cơ thể do mất nước. Lúc này, cần bổ sung nước và điện giải kịp thời để hồi phục sức khỏe, tránh sốc nặng nguy hiểm do mất nước.

3. Hướng dẫn điều trị bệnh tả

Nguyên tắc trong điều trị bệnh tả là bổ sung nước và điện giải nhanh chóng, cách ly bệnh nhân để tránh lây nhiễm và dùng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị triệu chứng cho bệnh nhân. Cụ thể các phương pháp điều trị bệnh tả bao gồm:

Bệnh nhân bị tả cần bổ sung nước và điện giải

3.1. Bổ sung nước và điện giải qua đường uống

Nếu bệnh nhân mắc bệnh tả ở giai đoạn đầu, mất nước chưa quá nghiêm trọng thì có thể bù nước qua đường uống tại nhà hoặc tại cơ sở y tế. Các bù nước và điện giải qua đường uống như sau:

  • Pha chế uống dung dịch Oresol gồm nhiều muối với nước sôi để nguội, uống liên tục trong ngày.

  • Pha chế uống dung dịch thay thế gồm đường, muối pha với nước sôi để nguội theo tỉ lệ thích hợp để bù nước và điện giải.

  • Uống nước cháo [nấu từ gạo và thêm muối].

  • Uống nước dừa non pha thêm muối.

  • Bệnh nhân uống theo nhu cầu, uống từng ngụm nhỏ để giữ nước, cân bằng điện giải trong quá trình hồi phục sức khỏe.

3.2. Bổ sung nước và điện giải qua đường truyền tĩnh mạch

Cách này giúp cơ thể được bổ sung nhanh chóng hơn, phù hợp cho các trường hợp bệnh nặng, khó hoặc không bổ sung đủ nước, điện giải qua đường uống thông thường. Bệnh nhân được truyền lượng dịch đủ cho lượng dịch và phân mất đi khi tiêu chảy hay nôn và đáp ứng đủ lượng nước duy trì trong ngày.

Các loại dịch truyền thường sử dụng gồm: Glucose 5%, Natri Clorid 0.9% hoặc dung dịch Natri Bicarbonat 1.4%. Ngoài ra, có thể kết hợp bổ sung KCl qua đường uống nếu bệnh nhân có thể uống được.

Tiêu diệt vi khuẩn tả bằng kháng sinh

3.3. Điều trị bằng kháng sinh

Kháng sinh được dùng để tiêu diệt vi khuẩn tả gây bệnh, chủ yếu được chọn các nhóm sau:

  • Azithromycin: có thể dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi mắc bệnh tả.

  • Chloramphenicol: Dùng liên tục 3 ngày.

  • Fluoroquinolon: uống 2 lần/ngày, chia 3 ngày.

Dù bệnh nhân tả bị tiêu chảy nặng nhưng các loại thuốc làm giảm nhu động ruột, giảm bệnh tiểu chảy không được sử dụng.

Bệnh nhân khi nhập viện sẽ được đánh giá mức độ bệnh dựa trên các triệu chứng nôn, tiêu chảy và tình trạng mất nước để điều trị phù hợp. Nếu điều trị tốt, sức khỏe bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh chóng sau khoảng 1 tuần và được ra viện để về nhà theo dõi.

Như vậy, điều trị bệnh tả sẽ cần thực hiện nhanh nhằm mục tiêu kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa mất nước và điện giải đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nếu đang gặp các dấu hiệu bệnh tả, hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế để được khám và điều trị. Mọi thắc mắc về bệnh tả, hãy liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn.

Tìm hiểu chung

Bệnh tả là bệnh do vi khuẩn tả gây ra, bệnh thường gây tiêu chảy nặng và mất nước, có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp không được điều trị sớm.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tả là gì?

Hầu hết, mọi người sẽ không bị bệnh hay biết mình nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi khuẩn tả. Tuy nhiên, vi khuẩn tả sẽ còn trong phân 7-14 ngày nên chúng vẫn có thể lây nhiễm sang người khác thông qua nước bẩn. Những trường hợp nhẹ và trung bình của bệnh tả đa số khó có thể phân biệt với các bệnh cũng gây tiêu chảy.

Chỉ có khoảng 1 trong số 10 người nhiễm vi khuẩn xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dịch tả điển hình, thường là trong vòng một vài ngày sau nhiễm.

Các triệu chứng của nhiễm trùng bệnh tả bao gồm:

  • Bệnh tiêu chảy;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Mất nước;
  • Mất cân bằng điện giải: đặc trưng là chuột rút, sốc. Nếu không được điều trị, sốc do mất nước nặng có thể gây tử vong đột ngột ;
  • Thay đổi tri giác;
  • Động kinh;
  • Hôn mê.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi bạn cần gặp bác sĩ?

Ở các nước phát triển, nguy cơ mắc bệnh tả không cao, ngay cả khi bạn đang nằm ở vùng dịch đi chăng nữa. Nếu bạn làm theo các khuyến nghị an toàn thực phẩm, khả năng nhiễm bệnh cũng sẽ rất thấp. Nếu bạn bị tiêu chảy nghiêm trọng sau khi đi tới khu vực đang có dịch tả bùng phát, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu bạn bị tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy nặng hoặc bạn nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với bệnh tả, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức vì tình trạng mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh tả?

Vi khuẩn vibrio cholerae là nguyên nhân gây ra bệnh tả. Tuy nhiên, độc tố cholerae do vi khuẩn tả sản sinh trong ruột non chính là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh. Độc tố này liên kết với thành ruột, cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua, làm cho cơ thể tiết ra một lượng nước khổng lồ, dẫn đến tiêu chảy và nhanh chóng mất một lượng lớn nước và điện giải.

Nguồn nước ô nhiễm là nguồn bệnh chính của bệnh tả, ngoài ra sò ốc sống, trái cây tươi sống, rau quả và các loại thực phẩm khác cũng có thể chứa vi khuẩn cholerae.

Vi khuẩn tả có hai chu kỳ sống riêng biệt bên trong và bên ngoài cơ thể người.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh tả ?

Bệnh tả cực kỳ phổ biến ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, đông đúc, chiến tranh và nạn đói. Dịch tả thường xuất hiện ở những vùng như châu Phi, Nam Á và Mỹ Latinh. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng sẽ nguy hiểm hơn nếu xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bạn có thể phòng bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh tả?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh tả, chẳng hạn như:

  • Điều kiện vệ sinh kém;
  • Sống ở các khu vực trại tị nạn, các nước nghèo và các khu vực bị tàn phá bởi nạn đói, chiến tranh hay thiên tai;
  • Giảm hoặc không có axit dạ dày;
  • Có nhóm máu O;
  • Ăn thức ăn chưa được nấu chín và các loài động vật có vỏ.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tả?

Cách duy nhất để bác sĩ chẩn đoán bệnh là xác định vi khuẩn trong mẫu phân. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhanh nếu bạn đang ở trong vùng dịch tả và có triệu chứng tiêu chảy nặng.

Bạn có thể dùng que kiểm tra vi khuẩn tả để có kết quả nhanh chóng và tiện lợi, giúp các bác sĩ ở vùng sâu vùng xa chẩn đoán sớm bệnh tả. Xác định được bệnh nhanh hơn sẽ giúp bạn giảm tỷ lệ tử vong dịch tả bắt đầu và giúp cho bộ y tế can thiệp, ngăn chặn dịch kịp thời.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tả?

Bạn cần phải điều trị bệnh tả ngay lập tức vì bệnh có thể gây tử vong trong vòng vài giờ. Một số phương pháp trị bệnh bao gồm:

  • Bù nước: mục tiêu là để thay thế nước và các chất điện giải bằng các loại dịch qua đường uống. Các loại dung dịch này có thể ở dạng bột và sẽ được hòa tan với nước sôi hoặc nước đóng chai rồi uống. Nếu không bù đủ nước, khoảng một nửa số người bị bệnh tả sẽ tử vong. Nếu được điều trị, số người chết giảm xuống dưới 1% ;
  • Dịch truyền tĩnh mạch: trong bệnh tả, hầu hết triệu chứng sẽ giảm nếu được bù nước bằng đường uống, nhưng nếu bệnh nhân mất nước nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho truyền dịch tĩnh mạch ;
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh không cần thiết cho việc điều trị bệnh tả, nhưng một số loại thuốc có thể làm giảm cả số lượng và thời gian tiêu chảy. Một liều doxycycline [Monodox®, Oracea®, Vibramycin®] hoặc azithromycin [Zithromax®, Zmax®] có thể có hiệu quả ;
  • Bổ sung kẽm: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm có thể làm giảm và rút ngắn thời gian tiêu chảy ở trẻ em mắc bệnh tả.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh tả nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn. Thoa xà phòng ít nhất 15 giây trước khi xả nước. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, sử dụng chất khử trùng tay có cồn;
  • Chỉ uống nước đóng chai, nước đun sôi hoặc khử trùng. Bạn nên sử dụng nước đóng chai để đánh răng. Đa số đồ uống đóng chai khá an toàn, nhưng bạn nhớ rửa kỹ bên ngoài trước khi mở chúng;
  • Ăn thực phẩm còn nóng và được nấu chín hoàn toàn, nếu có thể hãy tránh những thực phẩm bán hàng rong. Nếu mua thức ăn từ bên ngoài, hãy quan sát xem thức ăn có nấu chính hoàn toàn không và ăn khi chúng còn nóng;
  • Tránh ăn sushi, cũng như các món có cá sống;
  • Gọt vỏ trái cây, rau quả trước khi ăn, chẳng hạn như chuối, cam và bơ. Tránh xa các món salad và trái cây mà không qua bóc vỏ, chẳng hạn như nho;
  • Cảnh giác với các thực phẩm từ sữa, bao gồm cả kem và sữa chưa tiệt trùng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y kho

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề