Tại sao lại tiểu ra máu

Hiện tượng đi tiểu ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý cần được chú ý để có biện pháp xử lí kịp thời. Tiểu ra máu có thể gặp ở mọi đối tượng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vậy những triệu chứng của bệnh tiểu ra máu như thế nào? Triệu chứng này có nguy hiểm không và các cách xử lý khi tiểu ra máu ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Triệu chứng tiểu ra máu

Hiện tượng tiểu ra máu là gì?

Tiểu ra máu là sự hiện diện của máu trong nước tiểu, khi đi tiểu người bệnh có thể thấy máu đỏ tươi trong nước tiểu, cũng có khi máu bị hòa tan làm cho nước tiểu có màu hồng, màu gỉ sắt hoặc màu nâu.

Ở một số trường hợp đi tiểu ra máu có thể tự khỏi không cần điều trị, nhưng phần lớn các trường hợp đi tiểu ra máu trong thời gian dài là dấu hiệu của một số bệnh lý của cơ thể cần phải điều trị sớm để tránh những biến trứng nghiêm trọng.

Tiểu ra máu có hai loại là tiểu máu đại thể và tiểu máu vi thể.

  • Tiểu máu đại thể: nước tiểu có lẫn nhiều hồng cầu, quan sát bằng mắt thường sẽ thấy nước tiểu có màu đỏ hoặc vàng sậm, thậm chí một số người có thể thấy tiểu ra máu cục.
  • Tiểu máu vi thể: lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, sẽ không có dấu hiệu nào kèm theo, tế bào máu chỉ được nhìn thấy dưới kính hiển vi do đó chỉ được phát hiện tình cờ nhờ xét nghiệm nước tiểu thường quy.

Bình thường, người bệnh khi đi tiểu không thấy đau nhưng nếu máu đông trong nước tiểu thì sẽ gây ra tiểu đau, tiểu buốt.

Nguyên nhân tiểu ra máu

Nguyên nhân đi tiểu ra máu có thể do bệnh lý hoặc không. Tiểu ra máu có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân đi tiểu ra máu:

Đi tiểu ra máu không phải nguyên do bệnh lý

Đi tiểu ra máu là một triệu chứng đáng lo ngại không thể phớt lờ cho dù bạn chỉ bị ra máu 1 lần. Tuy nhiên ngoài những nguyên nhân bệnh lý thì đôi khi tiểu ra máu lại đến từ lý do :

  • Tiểu ra máu sau quan hệ hay trong khi quan hệ có thể đến từ cách quan hệ không đúng cách, quá thô bạo làm tổn thương, xây xát niệu đạo, lúc này máu xuất hiện ở đường âm đạo ở nữ giới. Khi xuất tinh ở nam giới bị ra máu và dẫn đến đi tiểu sau này có lẫn chút máu chứ không phải đi tiểu ra máu. Đôi khi chứng khô âm đạo ở nữ giới làm tăng ma sát, khó di chuyển trong chuyện chăn gối dễ gây hiện tượng chảy máu do cọ xát.
  • Tiểu ra máu do một số thuốc như thuốc điều trị ung thư Cyclophosphamide, kháng sinh Penicillin có thể gây chảy máu tiết niệu hay các thuốc chống đông dùng trong tim mạch như heparin, aspirin có thể gây hiện tượng tiểu ra máu.
Tại sao tiểu ra máu do thuốc
  • Tiểu ra máu do hoạt động quá sức: Những vận động viên điền kinh chạy đường dài hay gặp tình trạng tiểu ra máu sau khi luyện tập ở cường độ cao. Tuy nhiên đây cũng có thể là nguyên nhân bệnh lý vì thế cần đi khám bác sĩ là giảm cường độ tập luyện để bảo vệ sức khỏe của mình.

Đái ra máu do bệnh lý

Đi tiểu là máu là hiện tượng có máu xuất hiện trong nước tiểu có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc soi dưới kính hiển vi. Có nhiều bệnh lý là nguyên nhân tiểu ra máu chủ yếu đến từ đường tiết niệu, tuyến tiền liệt. Sau đây là một số nguyên nhân chính lý giải vì sao đi tiểu ra máu:

Sỏi chính là những tinh thể hình thành trong nước tiểu và lắng đọng tại thận, bàng quang, đường tiết niệu. Những viên sỏi lớn, bề mặt sù sì sẽ tăng nghẽn, cọ sát vào niêm mạc ở những bộ phận mà nó lắng đọng gây đau và chảy máu khi bạn đi tiểu. Sỏi tiết niệu là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến hiện tượng đái ra máu ở cả nam và nữ giới.

Sỏi tiết niệu sẽ được phát hiện dễ dàng bằng siêu âm ổ bụng, vì thế khi có dấu hiệu đau và tiểu ra máu bạn cần đi khám ngay. Bởi tình trạng sỏi tiết niệu không được điều trị sẽ lớn dần gây rách, thủng đường tiết niệu, bàng quang, gây nhiễm tràng tại chỗ. Tùy vào kích thước và bản chất viên sỏi mà bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc hay phẫu thuật tán sỏi.

  • Nguyên nhân tiểu ra máu do bệnh tiền liệt tuyến

Nam giới ở tuổi trung niên phải đối mặt với khá nhiều sự thay đổi về sức khỏe trong đó các bệnh về tiền liệt tuyến mà điển hình làu xơ phì đại tiền liệt tuyến là bệnh lý thường gặp.

Giai đoạn đầu các biểu hiện về rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu buốt…giai đoạn tiểu ra máu khi kích thước tuyến đã trở nên to hơn và có tình trạng nhiễm khuẩn.

Mức độ tiểu ra máu khi bị u xơ tuyến tiền liệt thường nhiều nhưng lại dễ điều trị [1]. Nguyên nhân đi tiểu ra máu do phì đại tiền liệt tuyến là nguyên nhân phổ biến nhất là ở nam giới tuổi tứ tuần ngoài 50 vì thế các quý ông cần lưu tâm.

Viêm tiền liệt tuyếngây viêm nhiễm tuyến tiền liệt cũng có biểu hiện tiểu ra máu kèm tiểu đau buốt. Bệnh lý này xảy ra ở bất kì nam giới trẻ tuổi nào và cũng là bệnh hay gặp sau u xơ. Điều trị viêm tuyến tiền liệt có thể hoàn toàn nếu được phát hiện và phác đồ hợp lý.

Ung thư tiền liệt tuyến cũng gây tiểu ra máu, tuy nhiên đây là triệu chứng không điển hình. Bạn cần đi khám và được sự tư vấn của bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân.

Nguyên nhân đái ra máu do viêm tiền liệt tuyến
  • Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu

Viêm đường tiết niệu là bệnh rất hay gặp nhất là khi bạn đã trải qua việc quan hệ tình dục. Viêm tiết niệu có thể do nhiễm khuẩn tổn thương hệ thống tiết niệu hoặc do cơ thể bị nhiệt, bốc hỏa phát hỏa ra ngoài với triệu chứng đi tiểu ra máu.

Viêm đường tiết niệu cần được điều trị kịp thời, đúng phác đồ với kháng sinh hiệu quả, đủ liều sẽ không gây tái phát kết hợp sử dụng các biện pháp thanh nhiệt cơ thể thì triệu chứng đái máu sẽ không biến mất nhanh chóng.

  • Đái ra máu – nguyên nhân đến từ bệnh lý tại thận

Ngoài sỏi thận thì viêm thận là nguyên nhân tại sao bạn bị tiểu ra máu. Các nhiễm khuẩn Streptococcus, virus, bệnh mạch máu [viêm mạch, bệnh Alport], vấn đề về miễn dịch, tự miễn ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ ở tiểu cầu thận gây viêm cầu thận [2] và tiểu ra máu.

Viêm thận rất dễ dẫn đến suy thận không hồi phục, việc điều trị vô cùng tốn kém do đó, phát hiện kịp thời sẽ đem đến hiệu quả điều trị cho bạn.

  • Bệnh lý ung thư đường tiết niệu gây tiểu ra máu

Ung thư bàng quang, thận gây xuất huyết tiết niệu và gây đái ra máu. Đây không phải là triệu chứng điển hình và hầu hết các bệnh ung thư đều không có triệu chứng ở giai đoạn đầu.

Những rối loạn di truyền như thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm là một khiếm khuyết di truyền ở tế bào Hemoglobulin là xuất hiện máu ở nước tiểu có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc trên kính hiển vi.

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ những nguyên nhân tiểu ra máu thường gặp nhất và cách xử lý, điều trị hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Đi khám bác sĩ để nhận được sự chẩn đoán chính xác và lời khuyên điều trị thích hợp khi gặp triệu chứng tiểu ra máu.

Khi phát hiện mình đi tiểu ra máu bạn cần đến các cơ sở y tế tin cậy để được kiểm tra xét nghiệm cụ thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

Lời khuyên cho bệnh nhân bị tiểu ra máu

  • Vệ sinh cơ thể nhất là các cơ quan hệ bài tiết giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày để quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi nhât, thải các chất độc ra ngoài cơ thể.
  • Không nên nhịn tiểu thường xuyên, nước tiểu chứa lâu trong bàng quang làm vi khuẩn có trong nước tiểu có cơ hội xâm nhập, gây tổn thương bàng quang và viêm nhiễm đường tiểu dẫn đến đi tiểu ra máu.
  • Ăn nhiều các loại rau củ quả, hạn chế đồ ăn chứa nhiều protein, hạn chế muối trong bữa ăn. Không nên hút thuốc và các chất kích thích.
  • Tạo cho mình thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc và hoạt động thể thao hợp lý.

>>Xem thêm:Tiểu ra máu khám ở đâu?

Tiểu ra máu thường là biểu hiện của một số bệnh lý khá nguy hiểm, nhất là khi tiểu ra máu kéo dài. Vì thế, khi phát hiện triệu chứng này bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh lý liên quan. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về chứng tiểu ra máu ở nam và nữ giới.

Dược sĩ Tú Minh

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

      Nhiễm trùng tiểu ảnh hưởng đến thận có thể gây đau ở lưng và hai bên hông.

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo là một nguyên nhân phổ biến của việc xuất hiện máu trong nước tiểu. thường xuyên hơn ở phụ nữ so với nam giới.

Ngoài sự xuất hiện của máu trong nước tiểu, các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

  • Cảm giác muốn đi tiểu ngay với tần suất liên tục.
  • Đau hoặc rát ở niệu đạo
  • Nước tiểu đục, có mùi mạnh

Hiếm khi nhiễm trùng tiểu có thể ảnh hưởng đến thận. Tuy nhiên nếu trường hợp này xảy ra, nhiễm trùng có xu hướng nghiêm trọng hơn và có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Đau ở lưng, hai bên hông và vùng chậu.
  • Buồn nôn, nôn
  • Sốt và ớn lạnh

​     

2. Sỏi thận và bàng quang

      Thông thường, sỏi thận nhỏ có thể theo dòng nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, sỏi lớn hơn có thể bị kẹt lại trong thận, bàng quang hoặc bị mắc kẹt ở nơi khác trong ống dẫn nước tiểu gây ra các triệu chứng đáng chú ý hơn như:

  • Máu trong nước tiểu;
  • Đau lưng dưới và hai bên hông;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Đôi khi có sốt và ớn lạnh;
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi mạnh.

3. Tiểu máu do tập thể dục

      Tiểu máu do tập thể dục còn được gọi là tiểu máu sau gắng sức, mô tả một tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu xảy ra sau khi một người tập thể dục với cường độ mạnh.

Những người không bù nước đúng cách trong khi tập thể dục cũng có thể tăng nguy cơ tiểu máu. Một nghiên cứu năm 2014 đã điều tra sự xuất hiện của tiểu máu do tập thể dục trong một nhóm 491 người tham gia trưởng thành khỏe mạnh.

Tổng cộng có 12% cho thấy có xuất hiện tình trạng  tiểu máu sau khi chạy 5 km bị giới hạn thời gian. Con số này giảm xuống chỉ còn 1,3% khi những người tham gia hoàn thành chặng đường mà không bị giới hạn thời gian, điều đó cho thấy rằng máu trong nước tiểu xảy ra do cường độ gắng sức trong thời gian chạy.

Các chuyên gia cho biết tình trạng này thường tự khỏi trong vòng 3 ngày và khuyến nghị khám bác sĩ cho bất kỳ tình trạng tiểu máu nào kéo dài hơn 2 tuần.

4. Phì đại tiền liệt tuyến

      Tiền liệt tuyến là một tuyến nhỏ kích thước khoảng 10-20 gram chỉ có ở nam giới, nằm sát dưới cơ bàng quang bao quanh lấy đoạn niệu đạo chỗ nối với cổ bàng quang. Tiền liệt tuyến có chức năng chính là sản xuất ra chất dịch giúp cho quá trình sinh sản của nam giới, ngoài ra tiền liệt tuyến còn giữ độc tố, vi khuẩn, hóa chất không để đi vào đường tiết niệu.

Tuyến tiền liệt phì đại có thể chèn ép niệu đạo làm cho việc đi tiểu khó khăn. Bàng quang có thể bù lại bằng cách co bóp nhiều hơn để giải phóng nước tiểu. Điều này có thể dẫn đến tổn thương và chảy máu.

Phì đại tiền liệt tuyến ảnh hưởng đến khoảng 50% nam giới trưởng thành ở độ tuổi 51- 60 và 90% những người trên 80 tuổi.

Các triệu chứng của phì đại tiền liệt tuyến bao gồm:

  • Tiểu nhiều lần trong ngày nhất là về ban đêm gây mất ngủ, đột ngột buồn đi tiểu, không nhịn được tiểu quá vài phút.
  • Tiểu khó, phải rặn mới đi tiểu được, tiểu ngắt quãng, tia tiểu yếu, tiểu xong vẫn còn vải giọt nước tiểu rỉ ra làm ướt quần.
  • Tiểu xong không thoải mái vẫn còn cảm giác tiểu chưa hết.
  • Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn lại.
  • Bí đái: đột ngột không đi tiểu được mặc dù đã rặn hết sức gây căng tức vùng bụng dưới rất khó chịu phải nhập viện ngay.
  • Máu trong nước tiểu

5. Đặt ống thông tiểu

      Một số người có thể gặp khó khăn khi đi tiểu do chấn thương, phẫu thuật hoặc bệnh lý. Vì vậy ống thông tiểu được đặt vào bàng quang giúp lưu thông nước tiểu ra ngoài.

Ở nam giới, ống thông nước tiểu có thể ở trong hoặc bên ngoài. Thông thường, ống dẫn nước tiểu sẽ lưu lại ở  bàng quang trong vài ngày hoặc vài tuần.

Cả hai loại ống thông đều có thể cho phép vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến ống thông nước tiểu.

6. Tổn thương thận

      Tiểu cầu là những cấu trúc nhỏ trong thận giúp lọc và làm sạch máu. Ở những người bị viêm cầu thận, thận bị tổn thương không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không điều trị, viêm cầu thận có thể dẫn đến suy thận.

Viêm cầu thận cấp tính xuất hiện đột ngột và có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Sưng mặt vào buổi sáng
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Khó thở
  • Ho
  • Huyết áp cao

Viêm cầu thận mãn tính phát triển chậm. Trong một số trường hợp trong những năm đầu mắc bệnh không gặp các triệu chứng nào. Các dấu hiệu và triệu chứng về sau bao gồm:

  • Máu trong nước tiểu;
  • Protein trong nước tiểu
  • Sưng mặt hoặc mắt cá chân
  • Đi tiểu đêm thường xuyên
  • Nước tiểu sủi bọt

7. Thuốc

      Các loại thuốc sau đây có thể gây tiểu máu:

Thuốc chống đông máu: Những loại thuốc này giúp ngăn ngừa huyết khối, nhưng một số loại thuốc như warfarin và aspirin có thể gây ra tình trạng máu trong nước tiểu.

Thuốc chống viêm không steroid, hoặc NSAID: Nếu sử dụng chúng trong thời gian dài có thể làm hỏng thận và khiến máu xuất hiện trong nước tiểu. Tuy nhiên, chúng không có khả năng trực tiếp gây ra máu trong nước tiểu.

Cyclophosphamide và ifosfamide: Đây là những loại thuốc hóa trị có thể gây viêm bàng quang xuất huyết, là sự xuất hiện đột ngột của máu trong nước tiểu, đau bàng quang và kích thích hệ tiết niệu.

Senna: Sử dụng lâu dài thuốc nhuận tràng này có thể dẫn đến tiểu máu.

Nếu nghi ngờ rằng máu trong nước tiểu là do sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc đổi sang một loại thuốc khác hoặc cách để làm giảm tác dụng phụ của thuốc.

8. Ung thư tuyến tiền liệt

      Với chẩn đoán và điều trị sớm, ung thư tuyến tiền liệt thường có thể chữa được. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của bệnh các triệu chứng thường xuất hiện rất ít, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện các xét nghiệm sàng lọc thường xuyên.

Khi các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt xảy ra, chúng có thể giống với các triệu chứng của u xơ tiền liệt tuyến.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Đau âm ỉ ở vùng chậu;
  • Đau ở lưng dưới, hông hoặc đùi trên.
  • Đau khi xuất tinh.
  • Máu trong tinh dịch
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Tụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau xương

9. Ung thư bàng quang

      Tụt cân không rõ nguyên nhân cùng với sự thay đổi đổi màu nước tiểu và thói quen đi tiểu có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang.

Trong giai đoạn đầu của ung thư bàng quang, có thể gặp rất ít triệu chứng. Dấu hiệu sớm nhất thường là máu trong nước tiểu.

Một số người có thể nhận thấy sự đổi màu nước tiểu. Đối với những người khác, vệt máu chỉ có thể được phát hiện khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Các triệu chứng có thể khác của ung thư bàng quang giai đoạn đầu bao gồm:

  • Tiểu thường xuyên đặc biệt là vào ban đêm;
  • Khó tiểu, dòng nước tiểu yếu
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu

Các triệu chứng của ung thư bàng quang tiến triển hơn bao gồm:

  • Bí tiểu
  • Đau lưng dưới một bên
  • Sưng phù ở chân
  • Chán ăn
  • Tụt cân không rõ nguyên do
  • Đau xương

Các loại tiểu máu

      Có hai loại máu trong nước tiểu:

  • Tiểu máu đại thể: Đây là khi máu trong nước tiểu có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Mọi người có thể phát hiện cục máu đông hoặc nhận thấy nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu.
  • Tiểu máu vi thể: Đây là khi máu trong nước tiểu chỉ nhìn thấy được dưới kính hiển vi.

Điều trị

      Việc điều trị tiểu máu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Điều trị kháng sinh cho nhiễm trùng;
  • Phẫu thuật loại bỏ sỏi thận
  • Thuốc giãn cơ, thuốc ức chế hormone và phẫu thuật để điều trị các vấn đề về tuyến tiền liệt.
  • Thuốc điều trị hoặc lọc máu cho viêm cầu thận.
  • Phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để điều trị ung thư hoặc tăng trưởng khối u lành tính.

Khi nào đi khám bác sĩ

      Mặc dù máu trong nước tiểu ở nam giới có thể không phải là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên nếu nhận thấy máu trong nước tiểu nên đi khám và tư vấn với bác sĩ.

Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp xác nhận sự hiện diện của máu. Bác sĩ cũng có thể thực hiện thăm khám lâm sàng kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra sự phì đại tuyến tiền liệt, tổn thương ở bàng quang, thận hoặc tắc nghẽn trong đường tiết niệu.

Tóm lược

      Ở nam giới, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra máu trong nước tiểu, các tình trạng như nhiễm trùng tiểu, các vấn đề với tuyến tiền liệt. Hiếm khi tiểu máu là một cảnh báo về ung thư ở đường tiết niệu hoặc hệ thống sinh sản. Những loại ung thư này thường có thể chữa được khi phát hiện và điều trị sớm.

Xem thêm: Sỏi thận- Tiết niệu

Tìm hiểu thêm: Chấn thương thận

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề