Bị nghẹt mũi khó thở phải làm sao

Ngạt mũi khó thở là tình trạng các mạch máu và mô xoang bị viêm sưng do tích tụ chất lỏng khiến người bệnh không thể thở được. Sự tắc nghẽn này có thể gây kích thích, tiết dịch khiến cho việc thở trở nên khó khăn.

Ngạt mũi khó thở là do mạch máu và mô xoang bị viêm

Nghẹt mũi khó thở là bệnh gì?

Mũi chịu trách nhiệm trao đổi không khí và khứu giác. Mũi cũng chịu trách nhiệm làm sạch, làm ấm và giữ ẩm không khí để đảm bảo an toàn cho mũi.

Trong một số trường hợp, mũi có thể không thực hiện được chức năng do sự tắc nghẽn. Ngạt mũi khó thở là một hiện tượng tương đối phổ biến và có thể liên quan đến một số nguyên nhân bao gồm:

1.Cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh thông thường là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ngạt mũi và khó thở. Tình trạng này thường do virus gây ra và có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi lứa tuổi, chủng tộc.

Khi virus cảm lạnh xâm nhập vào khoang mũi sẽ gây tắc nghẽn bề mặt khoang mũi. Tình trạng này khiến khoang mũi bị viêm dẫn đến giảm độ rộng của lỗ mũi và dòng khí lưu thông.

Một người bị cảm lạnh có thể bị sốt và kèm theo tình trạng đau đầu. Tuy nhiên, cảm lạnh thường không nguy hiểm và có thể tự cải thiện trong 5 7 ngày. Người bệnh chỉ cần thực hiện các biện pháp vệ sinh và phòng tránh sự lây lan của vi khuẩn để hạn chế các triệu chứng cảm lạnh.

2.Dị ứng

Dị ứng là phản ứng của cơ thể với các tác nhân thường vô hại trong môi trường. Khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ tự động phản ứng lại, mũi sẽ tiết nhiều chất nhầy để ngăn chặn các tác nhân dị ứng đi vào cơ thể. Tình trạng này dẫn đến việc tắc nghẽn mũi và khó thở.

Dị ứng có thể dẫn đến hắt hơi, ngứa vùng mặt, chảy nước mắt hoặc nước mũi. Nghẹt mũi do dị ứng có thể kéo dài hơn 10 ngày. Tuy nhiên, cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này tránh xa các tác nhân gây dị ứng.

Dị ứng gây tắc nghẽn mũi và khó thở

Một số tác nhân có thể dẫn đến dị ứng bao gồm:

  • Phấn hoa
  • Khói, bụi
  • Nấm mốc
  • Lông, vảy, da thú nuôi
  • Khói thuốc lá
  • Thức ăn

3.Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng các xoang. Viêm khiến các xoang bị tắc nghẽn, chứa đầy chất nhầy và chất thải khác. Viêm xoang chủ yếu là do vi khuẩn gây ra, tuy nhiên đôi khi bệnh có thể được gây ra bởi dị ứng và virus.

Các triệu chứng viêm xoang tương đối giống với cảm lạnh như thường nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Đau, nhức ở phần trước của đầu
  • Đau răng
  • Nghẹt mũi, khó thở
  • Đau mặt
  • Sốt
  • Hôi miệng
  • Ho
  • Nước mũi màu vàng hoặc xanh nhạt

Viêm thường có thể khỏi trong khoảng 10 ngày điều trị tích cực. Do đó, trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc xịt mũi và kháng sinh nếu viêm xoang do nhiễm trùng gây ra. Nếu sau 10 ngày mà tình trạng viêm xoang không được cải thiện, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng kháng sinh đường uống.

4.Polyp mũi

Polyp mũi là việc những khối u mềm, không đau xuất hiện bên trong mũi. Sự phát triển quá mức của các khối polyp có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang. Khi các khối polyp phát triển đủ lớn có thể dẫn đến tắc nghẽn mũi và gây khó thở.

Trong một số trường hợp, polyp mũi có thể gây chảy máu mũi, suy giảm khứu giác và ngáy khi ngủ. Polyp mũi cần được điều trị để tránh các rủi ro có thể xảy ra. Bác sĩ thường kê thuốc Steroid hoặc thuốc xịt để điều trị polyp mũi. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị nếu thuốc không có hiệu quả điều trị.

5.Lệch vách ngăn mũi

Vách ngăn mũi là một vách mô mỏng ngăn cách từng lỗ mũi. Do đó, nếu vách ngăn này bị lệch có thể dẫn đến việc ngạt một bên mũi. Tình trạng này khiến oxy tồn động tại mũi gây ra cảm giác ngạt thở.

Lệch vách ngăn mũi cần có biện pháp khắc phục và phòng ngừa để tránh gây sưng mô mũi.

Lệch vách ngăn mũi gây ra tình trạng ngạt mũi khó thở

6.Hẹp van mũi

Van mũi được đặt bên trong và ở bên ngoài của mũi. Các van này điều khiển luồng không khí và sự chuyển động của các hạt như bụi và các mảnh vụn nhỏ.

Khi các van này quá hẹp hoặc bị tổn thương, sưng, viêm có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và tắc nghẽn múi. Ngoài ra, van mũi yếu hoặc bị lệch vị trí cũng có thể dẫn đến các triệu chứng ngạt mũi khó thở.

7.Mô ngoài xoăn mũi phát triển quá mức

Các mô ngoài mũi xoăn có trách nhiệm giữ ẩm không khí chúng ta hít thở. Do đó, khi các mô này bị nhiễm trùng hoặc dị ứng, chúng có thể phát triển quá mức về kích thước. Khi phát triển đủ lớn, các mô này sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn toàn bộ mũi và gây ra tình trạng khó thở.

Trong một số trường hợp, người bệnh có khoang mũi nhỏ hẹp khiến cho các mô ngoài mũi xoăn phát triển lớn và dẫn đến việc hạn chế luồng không khí. Trong trường hợp này, người bệnh cần phẫu thuật định hình mũi để tránh ngạt mũi mạn tính và các vấn đề phát sinh khác.

Ngạt mũi khó thở phải làm sao?

Trong nhiều trường hợp, tình trạng ngạt mũi khó thở có thể được cải thiện bằng một số biện pháp, bao gồm:

1.Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí

Máy tạo độ ẩm có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng ngạt mũi một cách nhanh chóng. Máy chuyển nước thành độ ẩm và làm ẩm không khí trong phòng. Hít thở không khí ẩm có thể làm dịu các mô bị kích thích và giúp các mạch máu ở xoang giảm viêm, sưng.

Máy tạo độ ẩm cũng hỗ trợ làm loãng chất nhầy trong mũi và giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn. Do đó, hãy đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để cải thiện tình trạng tắc nghẽn mũi.

2.Tắm nước ấm

Việc tắm nước nóng có thể giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn, ít nhất là trong một thời gian cố định. Hơi nước từ nước nóng có thể giúp khoang mũi giảm viêm, hỗ trợ làm loãng chất nhầy và giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn.

Ngoài ra, người bệnh có thể xông hơi thảo dược để hỗ trợ lưu thông mũi. Tuy nhiên, thực hiện quá trình xông hơi cẩn thận để tránh nước hoặc hơi nóng làm bỏng mặt và cơ thể.

3.Uống nhiều nước

Giữ nước cho cơ thể có thể làm loãng nước mũi. Do đó, hãy uống nhiều nước bao gồm nước lọc, nước trái cây, canh hầm xương. Điều này có thể hỗ trợ đẩy chất nhầy ra khỏi mũi và làm giảm áp lực lên xoang. Giảm áp lực sẽ giúp kiểm soát viêm và kích ứng ở xoang mũi.

Nếu ngạt mũi khí thở đi kèm với tình trạng đau họng, người bệnh có thể sử dụng trà thảo dược hoặc canh ấm để giảm bớt khó chịu ở họng.

Uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy ở mũi

4.Rửa mũi bằng nước muối

Rửa mũi hoặc xịt mũi bằng nước muối có thể hỗ trợ làm tăng độ ẩm trong mũi. Điều này có thể làm loãng chất nhầy, giảm viêm các mạch máu và giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng nước xịt mũi. Trong một số trường hợp, nước muối có thể làm tình trạng ngạt mũi thêm nghiêm trọng và gây ra một số tác dụng phụ.

5.Chườm khăn ấm

Chườm một miếng gạt ấm lên trán hoặc mũi có thể hạn chế tình trạng ngạt mũi từ bên ngoài. Hơi ấm có thể hỗ trợ giảm viêm ở mũi và giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.

Có thể chườm ấm nhiều lần trong ngày hoặc bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết.

6.Sử dụng thuốc thông mũi

Nếu tình trạng ngạt mũi nghiêm trọng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng các loại thuốc thông mũi. Thuốc có thể giúp giảm sưng và đau liên quan đến tình trạng kích ứng mũi.

Sử dụng thuốc thông mũi để giảm sưng và đau mũi

Nhiều thuốc thông mũi có sẵn ở nhà thuốc dưới dạng thuốc xịt và thuốc viên đường uống. Trước khi sử dụng thuốc vui lòng trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn về liều dùng và cách sử dụng an toàn.

Ngoài ra, không nên sử dụng thuốc thông mũi liên tục ba ngày. Sau ba ngày, thuốc có thể làm cho tình trạng ngạt mũi trở nên nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

7.Sử dụng thuốc kháng Histamine hoặc thuốc dị ứng

Nếu tình trạng ngạt mũi khó thở có liên quan đến dị ứng, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng Histamine hoặc thuốc dị ứng để điều trị. Cả hai loại thuốc này đều có thể làm giảm sưng mũi và hỗ trợ thông mũi. Ngoài ra, các loại thuốc kết hợp có thẻ hỗ trợ giảm áp lực xoang và sưng do dị ứng gây ra.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn. Lạm dụng thuốc có thể khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Ngoài ra thuốc kháng Histamine có thể gây buồn ngủ. Do đó, không lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.

Nếu tình trạng ngạt mũi khó thở kéo dài và các biện pháp khắc phục tại nhà không mang lại hiệu quả, hãy đến bệnh viện. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần được chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn để tránh các rủi ro.

Video liên quan

Chủ Đề