Biểu diễn nào dưới đây là biểu diễn giá trị của hằng trong chương trình Hello

LINK TẢI FULL:

//drive.google.com/drive/folders/1Di0qPw62O3KogptbjSoOuLGi7PbG6Rpi?usp=sharing

MINH HỌA

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1

MÔN: TIN HỌC 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

TTNội dung kiến thứcĐơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng% tổng điểm
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
Số câu hỏiThời gian [phút]
Số CHThời gian [phút]Số CHThời gian [phút]Số CHThời gian [phút]Số CHThời gian [phút]TNTL
1Một số khái niệm cơ sở trong ngôn ngữ lập trình [NNLT]1. Phân loại NNLT10.7511.25  1201230%
2. Chương trình dịch10.7511.25    
3. Các thành phần của NNLT10.7511.25    
4. Các thành phần cơ sở của NNLT [NNLT được lựa chọn để dạy học]32.2533.75    
2Chương trình đơn giản1. Cấu trúc chương trình21.511.25  1633370%
2. Một số kiểu dữ liệu chuẩn21.511.2516  
3. Khai báo biến32.2522.516  
4.  Phép toán, biểu thức, lệnh gán32.2522.516  
Tổng 161212153180028345100%
Tỉ lệ % 40%30%20%10%100%
Tỉ lệ chung 70%30%100%

Lưu ý:

– Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu khỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

– Các câu hỏi/bài tập ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi/bài tập tự luận; có thể kiểm tra, đánh giá ở phòng thực hành hành tùy thuộc vào điều kiện về phòng máy của từng trường [ưu tiên thực hành].

– Số điểm tính cho một câu trắc nghiệm là 0,25 điểm. Số điểm câu hỏi/bài tập tự luận, thực hành được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm trong ma trận.

– Không được chọn câu hỏi/bài tập ở mức độ vận dụng và câu hỏi/bài tập ở mức độ vận dụng cao trong cùng một đơn vị kiến thức.

b] Đặc tả

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1

MÔN: TIN HỌC 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

TTNội dung kiến thức/kĩ năngĐơn vị kiến thức/kĩ năngMức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giáSố câu hỏi theo các mức độ nhận thức
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
1Một số khái niệm cơ sở trong ngôn ngữ lập trình [NNLT]1. Phân loại NNLTNhận biết: Kể ra được 3 loại NNLT [Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ lập trình bậc cao]. Thông hiểu: Phân biệt được 3 loại NNLT: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ lập trình bậc cao.11  
2. Chương trình dịchNhận biết: Nêu được vai trò của chương trình dịch. Nêu được khái niệm biên dịch và thông dịch. Thông hiểu: So sánh được sự khác nhau giữa 2 loại chương trình dịch: thông dịch và biên dịch.11  
3. Các thành phần của NNLTNhận biết: Nêu được các thành phần cơ bản của NNLT: Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa. Thông hiểu: Lấy được ví dụ trong một NNLT cụ thể [NNLT được lựa chọn dạy học]  để minh họa các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình. 11  
  4. Các thành phần cơ sở của NNLT [NNLT được lựa chọn để dạy học]Nhận biết: Nêu và lấy được ví dụ về các thành phần cơ sở của NNLT cụ thể: + Bảng chữ cái; + Tên; + Tên chuẩn; + Tên dành riêng [từ khóa]; + Hằng; + Biến. Nêu được cách đặt tên biến, tên hằng trong lập trình. Thông hiểu: Phân biệt được giữa hằng và biến. Phân biệt được giữa tên chuẩn và tên dành riêng. Thực hiện được việc đặt tên đúng và nhận biết được tên sai qui định. 33  
2Chương trình đơn giản1. Cấu trúc chương trìnhNhận biết: Nêu được cấu trúc của một chương trình gồm cấu trúc chung và các thành phần. Nhận ra được các thành phần của chương trình đơn giản. Thông hiểu: Thông qua ví dụ đơn giản, giải thích được chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình.21  
  2. Một số kiểu dữ liệu chuẩnNhận biết: Biết một số kiểu dữ liệu có sẵn trong NNLT: nguyên, thực, kí tự, logic. Thông hiểu: Giải thích  sơ lược được mối quan hệ giữa bộ nhớ lưu trữ và phạm vi giá trị của dữ liệu số. Vận dụng: Xác định được kiểu dữ liệu đơn giản cần khai báo cho các dữ liệu cần sử dụng trong chương trình.211 
3. Khai báo biếnNhận biết: Nêu được cú pháp khai báo biến. Thông hiểu: Giải thích được các thành phần trong khai báo biến. Vận dụng: Thực hiện được đúng cách khai báo biến.Chỉ ra được chỗ sai trong khai báo biến [nếu có]. 321 
  4. Phép toán, biểu thức, lệnh gánNhận biết: Nêu được các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan hệ. Thông hiểu: So sánh được giữa câu lệnh gán và phép so sánh. Giải thích được hoạt động của câu lệnh gán. Vận dụng: Viết được lệnh gán.Viết được các biểu thức số học đơn giản.Viết được các biểu thức lôgic đơn giản.321 
Tổng 161230

Lưu ý:

Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu khỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

Các câu hỏi/bài tập ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi/bài tập tự luận; có thể kiểm tra, đánh giá ở phòng thực hành hành tùy thuộc vào điều kiện về phòng máy của từng trường [ưu tiên thực hành].

-Số điểm tính cho một câu trắc nghiệm là 0,25 điểm. Số điểm câu hỏi/bài tập tự luận, thực hành được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm trong ma trận.

– Không được chọn câu hỏi/bài tập ở mức độ vận dụng và câu hỏi/bài tập ở mức độ vận dụng cao trong cùng một đơn vị kiến thức.

c] Hướng dẫn ra đề kiểm tra theo ma trận và đặc tả

TTNội dung kiến thức/kĩ năngĐơn vị kiến thức/kĩ năngMức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giáSố câu hỏi theo các mức độ nhận thức
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
1Một số khái niệm cơ sở trong ngôn ngữ lập trình [NNLT]1. Phân loại NNLTNhận biết: Kể ra được 3 loại NNLT [Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ lập trình bậc cao]. Câu 1 Thông hiểu: Phân biệt được 3 loại NNLT: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ lập trình bậc cao. Câu 711  
2. Chương trình dịchNhận biết: Nêu được vai trò của chương trình dịch. Câu 2Nêu được khái niệm biên dịch và thông dịch. Thông hiểu: So sánh được sự khác nhau giữa 2 loại chương trình dịch: thông dịch và biên dịch. Câu 811  
3. Các thành phần của NNLTNhận biết: Nêu được các thành phần cơ bản của NNLT: Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa. Câu 3 Thông hiểu: Lấy được ví dụ trong một NNLT cụ thể [NNLT được lựa chọn dạy học]  để minh họa các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình. Câu 911  
  4. Các thành phần cơ sở của NNLT [NNLT được lựa chọn để dạy học]Nhận biết: Nêu và lấy được ví dụ về các thành phần cơ sở của NNLT cụ thể: + Bảng chữ cái; Câu 6 + Tên; + Tên chuẩn; + Tên dành riêng [từ khóa]; + Hằng; Câu 4 + Biến. Câu 5 Nêu được cách đặt tên biến, tên hằng trong lập trình. Thông hiểu: Phân biệt được giữa hằng và biến. Câu 12Phân biệt được giữa tên chuẩn và tên dành riêng. Câu 10Thực hiện được việc đặt tên đúng và nhận biết được tên sai qui định. Câu 1133  
2Chương trình đơn giản1. Cấu trúc chương trìnhNhận biết: Nêu được cấu trúc của một chương trình gồm cấu trúc chung và các thành phần. Câu 13Nhận ra được các thành phần của chương trình đơn giản. Câu 14 Thông hiểu: Thông qua ví dụ đơn giản, giải thích được chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình. Câu 2321  
  2. Một số kiểu dữ liệu chuẩnNhận biết: Biết một số kiểu dữ liệu có sẵn trong NNLT: nguyên, thực, kí tự, logic. Câu 15; Câu 16 Thông hiểu: Giải thích  sơ lược được mối quan hệ giữa bộ nhớ lưu trữ và phạm vi giá trị của dữ liệu số. Câu 24 Vận dụng: Xác định được kiểu dữ liệu đơn giản cần khai báo cho các dữ liệu cần sử dụng trong chương trình.211 
3. Khai báo biếnNhận biết: Nêu được cú pháp khai báo biến. Câu 17, 18, 19 Thông hiểu: Giải thích được các thành phần trong khai báo biến. Câu 25, 26 Vận dụng: Thực hiện được đúng cách khai báo biến.Chỉ ra được chỗ sai trong khai báo biến [nếu có].321 
  4. Phép toán, biểu thức, lệnh gánNhận biết: Nêu được các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan hệ. Câu 20, 21, 22 Thông hiểu: So sánh được giữa câu lệnh gán và phép so sánh. Câu 27, 28Giải thích được hoạt động của câu lệnh gán. Vận dụng: Viết được lệnh gán.Viết được các biểu thức số học đơn giản.Viết được các biểu thức lôgic đơn giản.321 
Tổng 161230

d] Đề minh họa; đáp án và hướng dẫn chấm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ MINH HỌAĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Tin học, Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút Không tính thời gian phát đề

Họ và tên học sinh:………………………………. Mã số học sinh:…………………

Lưu ý: Trong đề minh họa ngôn ngữ lập trình được sử dụng là Pascal. Giáo viên khi ra đề có thể chọn ngôn ngữ lập trình khác để thay thế.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây đúng nhất về ngôn ngữ lập trình?

Ngôn ngữ lập trình bao gồm:

A. Ngôn ngữ máy, hợp ngữ.

B. Ngôn ngữ máy, ngôn ngữ bậc cao.

C. Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.

D. Ngôn ngữ bậc cao.

Câu 2: “Chương trình dịch có chức năng chuyển đổi chương trình từ ngôn ngữ… sang ngôn ngữ…”. Hãy chọn phương án điền đúng vào các chỗ ba chấm […] trong các phương án sau:

A. ngôn ngữ máy, hợp ngữ.

B. ngôn ngữ máy, ngôn ngữ lập trình bậc cao

C. ngôn ngữ ngữ lập trình bậc cao, ngôn ngữ máy.

D. ngôn ngữ lập trình bậc cao, hợp ngữ..

Câu 3: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có các thành phần cơ bản nào sau đây?

A. Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ pháp.

B. Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

C. Các ký hiệu, bảng chữ cái và bảng số.

D. Các kí hiệu, bảng chữ cái và qui ước.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm của hằng trong chương trình?

A. Có tên gọi.                                                B. Được khai báo.

C. Có giá trị thay đổi.                                  D. Có giá trị không thay đổi.

Câu 5: Trong quá trình thực hiện chương trình, biến có đặc điểm nào sau đây?

A. có giá trị cố định.                                    B. giá trị có thể thay đổi.

C. không tham gia vào lệnh gán.                D. không dùng để tạo biểu thức.

Câu 6: Bảng chữ cái gồm các thành phần nào sau đây?

A. tất cả các kí tự                                          B. tất cả các kí hiệu

C. chữ cái, chữ số và kí hiệu.                      D. chữ cái, chữ số và kí tự đặc biệt.

Câu 7: Hãy chọn phát biểu đúng về ngôn ngữ lập trình bậc cao trong các phát biểu sau đây?

A. Là một dạng của hợp ngữ.                      B. Gần với ngôn ngữ máy.

C. Gần với ngôn ngữ tự nhiên.                   D. Thực hiện nhanh hơn ngôn ngữ máy.

Câu 8: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây về ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch?

A. Chương trình dịch của hợp ngữ là biên dịch

B. Chương trình dịch gồm các loại: hợp dịch, thông dịch, biên dịch.

C. Mỗi ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có đúng một chương trình dịch.

D. Một ngôn ngữ lập trình bậc cao có thể được chương trình dịch dịch sang hợp ngữ.

Câu 9: Trong quá trình thực hiện chương trình, hằng có đặc điểm nào sau đây??

A. có giá trị không thay đổi.                       B. có giá trị thay đổi.

C. dùng để thay thế biến.                             D. dùng để thay thế biểu thức.

Câu 10: Các từ SQR, SQRT thuộc loại tên nào sau đây?

A. tên dành riêng.                                         B. tên do người lập trình đặt.

C. tên lệnh.                                                    D. tên chuẩn.

Câu 11: Hãy chỉ ra tên đúng trong các tên dưới đây?

A. 10pro                    B. Bai  tap_1             C. Baitap       D. ngay  sinh

Câu 12: Biểu diễn nào dưới đây là biểu diễn giá trị của hằng trong chương trình?

A. ‘Hello                    B. 2020          C. A11                        D. 11_A

 Câu 13: Từ khoá program dùng để khai báo đối tượng nào sau đây? 

A. biến.                                  B. tên chương trình.                        

C. thư viện.                            D. hằng.

Câu 14: Phần thân chương trình được đặt giữa cặp từ khóa nào sau đây?

A. End … Begin                   B. Start … Finish    

C. Begin … End                   D. Start … Stop

Câu 15: Kiểu byte thuộc kiểu dữ liệu nào sau đây?

A. Số thực.          B. Số nguyên.                       C. Kí tự.         D. Logic.

Câu 16: Kiểu ký tự được khai báo bằng từ chuẩn nào sau đây?

A. Byte                 B. Longint                             C. Boolean                 D. Char

Câu 17: Biến được khai báo bằng khóa nào sau đây?

A. Var                  B. Type                      C. Uses                       D. Const

Câu 18: Khi khai báo danh sách biến cùng một kiểu dữ liệu, tên các biến phân cách nhau bằng kí tự nào sau đây?

A. dấu chấm [.]         B. dấu chấm phẩy [;]            C. dấu phẩy [,]          D. dấu hai chấm [:]

Câu 19: Biến được khai báo bằng cú pháp nào sau đây?

A. Var = ;   

B. Var : ;

C. : kiểu dữ liệu;                        

D. Var ;

Câu 20: Những phép toán nào sau đây là phép toán quan hệ?

A. MOD.                                            B. < [nhỏ hơn], > [lớn hơn].

C. DIV.                                              D. + [cộng], – [trừ].

Câu 21: Phép toán MOD dùng để thực hiện phép tính nào sau đây?

A. Chia lấy phần nguyên.               B. Chia lấy phần dư.    

C. Làm tròn số.                                 D. Chia lấy phần thập phân.

Câu 22: Hàm cho giá trị bằng bình phương của x là :

A. Sqrt[x];                 B. Exp[x];                  C. Abs[x];                  D. Sqr[x];

Câu 23: Cho đoạn chương trình dưới đây:

Program Vi_du;

BEGIN

             Writeln[‘ Chao ban ‘];

END.

Chương trình trên gồm các thành phần nào sau đây?

A. Tên chương trình và khai báo biến.

B. Khai báo hằng và thân chương trình.

C. Khai báo tên chương trình và thân chương trình.

D. Khai báo biến và khai báo hằng.

Câu 24: Khi muốn lưu điểm trung bình môn học là chữ số có phần thập phân, cần khai báo biến kiểu dữ liệu nào dưới đây?

A. Real                       B. Integer                   C. Byte           D. Char

Câu 25: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, khi khai báo biến x nhận giá trị nguyên khai báo nào dưới đây ĐÚNG?

A. Var  x : Real;                   B. Var  x : integer;

C. Var  x : Char;                   D. Var  x : Boolean;

Câu 26: Trong một chương trình, biến M có thể nhận các giá trị 10, 15 và biến N có thể nhận các giá trị 1.0 , 1.5, khai báo nào dưới đây là ĐÚNG ?

A. Var M, N : Byte;             B. Var M: Real; N: Word;  

C. Var M: Word;  N: Real;             D. Var M, N: Longint;

Câu 27: Lệnh nào dưới đây gán giá trị cho biến x được khai báo kiểu dữ liệu byte?

A. x = 5;                     B. x := 5.5;                C. x := -7;                  D. x := 10 / 2;

Câu 28: Phát biểu nào dưới đây SAI về biểu thức?

A. Gồm các hằng và biến nối với nhau bởi các phép toán.

B. Có giá trị thuộc kiểu dữ liệu xác định.

C. Các hằng và biến để tạo biểu thức có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau

D. Các hằng và biến để tạo biểu thức phải có cùng một kiểu dữ liệu

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Hãy viết lại các biểu thức dạng toán học x2 + y2 + z2 sang dạng biểu diễn tương ứng trong ngôn ngữ lập trình Pascal.

Câu 2: Cho M, N là hai biến nguyên. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hãy viết biểu thức điều kiện để biểu thị M chia hết cho 3 và N chia hết cho 2.

Câu 3: Hãy viết các câu lệnh tương ứng thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Khai báo hằng NS [năm sinh] có giá trị là năm sinh của học sinh.
  2. Khai báo biến T [tuổi] có kiểu số nguyên.
  3. Lập biểu thức tính tuổi bằng cách lấy năm hiện hành trừ năm sinh.
  4. Đưa ra màn hình số tuổi tính được của người đó.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ MINH HỌAĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: TIN HỌC, Lớp 11  

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM [7,0 điểm]

Câu1234567891011121314
Đáp ánCBBCBDBAADCBBC
 
Câu1516171819202122232425262728
Đáp ánBDACBBBBCABCCA

* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

II. PHẦN TỰ LUẬN [3,0 điểm]

Câu hỏiNội dungĐiểm
Câu 1 [1 điểm]– Viết đúng biểu thức: dùng phép toán hay hàm – Đúng thứ tự tương ứng biểu thức dạng toán.0,5 0,5
Câu 2 [1 điểm]– Viết biểu thức điều kiện xác định M chia hết cho 3 – Viết biểu thức điều kiện xác định N chia hết cho 20,5 0,5
Câu  3 [1 điểm]Const NS = 2004;           [a] Var T : byte;                   [b] Begin T := 2020 – 2004;       [c] Write[T];                     [d] End.0,25 0,25   0,25 0,25  

Video liên quan

Chủ Đề