Điểm chuẩn đánh giá năng lực đại học Sư phạm TPHCM

 
 

Năm 2021, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tuyển 3.770 chỉ tiêu. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển từ 18 đến 23 điểm. 

Trường sử dụng tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành để xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và theo các tiêu chí của trường.

80% chỉ tiêu còn lại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tuyển sinh theo phương thức như sau:

Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Xét tuyển theo kết quả học tập THPT [6 học kỳ] áp dụng với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021.

Nhà trường quy định điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển là thí sinh có học lực lớp 12 xếp loại giỏi; có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8 trở lên.

Đối với phương thức kết hợp thi tuyển và xét tuyển [áp dụng cho ngành Giáo dục Thể chất và Giáo dục Mầm non], thí sinh cần phải tham gia kỳ thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức và có kết quả đạt từ 5,0 điểm trở lên;

Đối với ngành Giáo dục Thể chất, nếu xét tuyển dùng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 phải thoả thêm điều kiện có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên, Có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên; Là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia và quốc tế; Có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc [từ 9 trở lên theo thang điểm 10].

Trước đó, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT [6 học kỳ] áp dụng với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021. Trong đó, ngành Sư phạm Hoá có điểm chuẩn cao nhất với 29,75 điểm ba môn [trung bình hơn 9,9 điểm/môn].

 >>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021

Lê Huyền

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vừa công bố điểm chuẩn từ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố điểm sàn xét tuyển từ thi tốt nghiệp THPT 2021.

Trừ ngành Giáo dục Thể chất, Giáo dục Mầm non và Sư phạm Tin học, các ngành đào tạo giáo viên đều lấy điểm chuẩn trên 24. Ở khối ngành ngoài sư phạm, Ngôn ngữ Anh có điểm chuẩn cao nhất là 26. Nhìn chung, mặt bằng điểm chuẩn Đại học Sư phạm TP HCM tăng nhẹ so với năm ngoái.

Đại học Sư phạm TP HCM tuyển 3.770 sinh viên cho các ngành sư phạm và ngoài sư phạm với 2 phương thức tuyển sinh chính.

Thứ nhất, trường dành tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với ngành Giáo dục mầm non, thí sinh phải tham gia kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức và phải đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Thứ hai, trường xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc xét kết quả học tập THPT với tất cả ngành, trừ Giáo dục thể chất và Giáo dục mầm non. Cuối cùng, trường kết hợp xét tuyển [điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm học tập THPT] và thi tuyển cho ngành Giáo dục mầm non và Giáo dục thể chất.

    Đang tải...

  • {{title}}

Mạnh Tùng

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - Ảnh: NVCC

Trước đó, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã lên kế hoạch tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt trong tháng 6-2021 tại TP.HCM và một số tỉnh lân cận [Long An, Bình Dương, Tây Ninh]. Tuy nhiên trước diễn biến phức tạp dịch COVID-19, nhà trường phải quyết định hủy kỳ thi. 

Năm 2022, nhà trường dự kiến tổ chức 3 - 4 đợt và đợt thi đầu tiên dự kiến diễn ra ngay tháng 2 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về những thông tin liên quan đến kỳ thi này, thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho biết:

- Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt dự kiến sẽ được nhà trường tổ chức nhiều đợt trong năm để tạo cơ hội cho thí sinh có thể dự thi và sử dụng kết quả lần thi tốt nhất để xét tuyển xét tuyển theo ngành học mà mình yêu thích. 

Kết quả bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được sử dụng để xét tuyển theo phương thức kết hợp cả kết quả học tập THPT và bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt. Kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt được bảo lưu để xét tuyển trong vòng 2 năm. Mục đích chính của kỳ thi là phục vụ tuyển sinh của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. 

Tuy nhiên, với kết quả thi từng môn riêng lẻ gắn với các môn học truyền thống trong chương trình THPT, kết quả kỳ thi này hướng tới mục tiêu xa hơn là phục vụ xét tuyển các trường ĐH, CĐ khác theo tổ hợp truyền thống.

* Đề thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ gồm bài thi tổng hợp của nhiều môn học hay của từng môn riêng lẻ, thưa ông?

- Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tổ chức 6 bài thi: bài thi toán học, vật lý học, hóa học, sinh học, ngữ văn và tiếng Anh. Tùy theo nhu cầu xét tuyển vào các ngành học khác nhau, thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc một số bài thi trong số các bài thi ở trên để đăng ký xét tuyển vào các ngành học khác nhau theo đề án tuyển sinh của trường.

* Thí sinh làm bài theo hình thức trắc nghiệm như kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM hay làm bài trên máy tính giống kỳ thi của ĐH Quốc gia Hà Nội?

- Thí sinh làm bài thi trên máy tính tại các điểm thi do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức. Trong đó, các bài thi đánh giá năng lực toán học, vật lý học, hóa học, sinh học có thời gian làm bài 90 phút. 

Bài thi gồm 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn, thí sinh phải sử dụng các năng lực của mình để giải quyết và điền kết quả vào ô trống. Bài thi đánh giá năng lực ngữ văn có thời gian thi 90 phút, gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn và 1 bài viết luận chủ đề nghị luận xã hội sẽ được ra theo định hướng mở với yêu cầu viết trong khoảng 600 từ. 

Bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh, thời gian làm bài 180 phút, gồm 4 phần, tương ứng với đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo khung tham chiếu 6 bậc dành cho Việt Nam.

* Nội dung kiến thức trong các bài thi nằm trong chương trình THPT? Thí sinh có phải học thuộc lòng?

Thí sinh làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - Ảnh: TRẦN HUỲNH

- Nội dung kiến thức được đề cập trong các bài thi sẽ bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, trong đó phần kiến thức trong chương trình lớp 12 chiếm tỉ lệ khoảng 70-80%. Còn lại là kiến thức thuộc chương trình lớp 10, 11. 

Riêng bài thi môn tiếng Anh, các ngữ liệu trong đề thi được lấy đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau. Đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện nhằm đánh giá năng lực suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Các bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được quy điểm về thang điểm 10, điểm số được tính lẻ đến 0,1 điểm.

* Với hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính, thí sinh có thể biết điểm thi ngay sau khi thi?

- Các bài thi đánh giá năng lực toán học, vật lý học, hóa học và sinh học được máy tính chấm tự động. Thí sinh sẽ được biết điểm thi ngay sau khi kết thúc dự thi. 

Riêng đối với bài thi môn ngữ văn, phần viết luận sẽ được tổ chức theo 2 vòng chấm thi độc lập của các giám khảo, việc chấm thi phần viết luận được thực hiện bằng sự hỗ trợ của phần mềm để các giám khảo chấm thi trên máy tính. Kết quả bài thi sẽ được công bố trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày dự thi.

Đối với bài thi môn tiếng Anh, phần thi nghe và đọc sẽ do máy tính chấm điểm tự động. Các phần thi nói và viết sẽ được tổ chức theo 2 vòng chấm thi độc lập của các giám khảo, việc chấm thi phần viết luận được thực hiện bằng sự hỗ trợ của phần mềm để các giám khảo chấm thi trên máy tính. Kết quả bài thi sẽ được công bố trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày dự thi.

* Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi này để đăng ký xét tuyển ra sao, thưa ông?

- Thí sinh dự kiến xét tuyển vào ngành học nào thì sẽ đăng ký dự thi bài thi đánh giá năng lực tương ứng với ngành học đó. Phương thức xét tuyển này sẽ rất có lợi cho các thí sinh có thế mạnh ở các môn học ứng với ngành xét tuyển. Ví dụ, thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành sư phạm tiếng Anh thì sẽ dự thi bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh và điểm bài thi này sẽ được nhân đôi khi xét tuyển. Tương tự với các ngành còn lại.

"Các học sinh lớp 11 hoàn toàn có thể đăng ký dự thi để làm quen với tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực người học, đồng thời có thể được bảo lưu kết quả sử dụng xét tuyển cho năm sau đó". - Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung

ĐH Việt Đức tổ chức kiểm tra năng lực TestAS

TS Hà Thúc Viên - phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, cũng cho hay nhà trường dự kiến tổ chức kỳ thi kiểm tra năng lực TestAS phục vụ tuyển sinh vào tháng 5-2022. Theo đó, cách thức và nội dung kiểm tra cơ bản được giữ ổn định như kỳ thi nhà trường tổ chức các năm trước đó. Kết quả kỳ thi này dự kiến được sử dụng để xét tuyển thí sinh vào trường chiếm tối đa 70% chỉ tiêu mỗi ngành năm 2022.

TUỔI TRẺ

Video liên quan

Chủ Đề