Các huyệt xung quanh đầu gối

Các huyệt xung quanh đầu gối

Đau khớp gối ở đây chỉ bệnh thoái hoá khớp xương từ độ tuổi trung niên về sau. Người bệnh cảm thấy tê nhức, mức cử động không còn linh hoạt,

Các huyệt xung quanh đầu gối

Đau khớp gối ở đây chỉ bệnh thoái hoá khớp xương từ độ tuổi trung niên về sau. Người bệnh cảm thấy tê nhức, mức cử động không còn linh hoạt, đặc biệt là buổi sáng ngủ dậy hoặc ngồi lâu, đứng lâu thì càng tê nhức trầm trọng. Nếu có hoạt động chốc lát thì sẽ giảm nhẹ đi nhưng sau đó lại đau hơn. Bệnh tiến triển chậm, thường là do tổn thương mạn tính mà ra. Lúc đầu chỉ phát sinh ở một khớp xương sau đó thì các khớp gối, cổ tay, cột sống đều đau nhức, tê mỏi.

Cách chữa

- Điểm huyết hải: Người bệnh ngồi hoặc nằm, hơi co gối, người chữa bệnh dùng một tay đỡ trên gối, tay kia dùng ngón cái điểm vào huyệt huyết hải để điều hoà khí huyết (hình 1).

Các huyệt xung quanh đầu gối


Vị trí huyết hải: Bờ trong đầu xương bánh chè đo thẳng lên 4 - 5cm (2 thốn).

- Điểm bánh chè: Tư thế như trên, người chữa bệnh dùng hai ngón cái điểm vào hai bên bánh chè (hình 2).

- Đè đẩy: Tư thế như trên, người chữa bệnh chéo hai ngón tay cái đè vào dây chằng dưới khớp xương bánh chè, sau đó đẩy lên trên, lặp lại nhiều lần (hình 3).

- Đẩy vuốt: Người bệnh duỗi thẳng gối, người chữa bệnh đè hai ngón cái vào dưới xương bánh chè sau đó ấn dần lên trên rồi vuốt xuống (hình 4).

- Ôm vuốt: Người chữa bệnh chụm hai tay vào chỗ gối đau người bệnh, dùng cạnh chưởng bàn tay đẩy vuốt vùng gối (hình 5).

- Ấn vuốt: Người chữa bệnh dùng một tay ấn vuốt vào gối người bệnh (hình 6). Bệnh này đa số phát sinh ở hai bên (2 cạnh) cho nên sau khi xong cạnh bên phải thì thực hiện cạnh bên trái.


Đau khớp gối là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi; chủ yếu do thoái hóa khớp gối gây nên. Bệnh cũng gặp ở người trẻ sau chấn thương hay hoạt động sai tư thế. Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp giảm đau gối hiệu quả. Trong số đó, bấm huyệt là một phương pháp đông y không dùng thuốc được nhiều bệnh nhân áp dụng. Mời bạn cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Lệ Quyên tìm hiểu về cách bấm huyệt chữa đau khớp gối qua bài viết sau đây.

Nội dung bài viết

  • Đau khớp gối dưới góc nhìn của Đông y
  • Nguyên nhân đau khớp gối theo y học hiện đại
  • Hiệu quả của bấm huyệt chữa đau khớp gối
  • Cách bấm huyệt chữa đau khớp gối
  • Lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa đau khớp gối
  • Các phương pháp đông y khác chữa đau khớp gối

Đau khớp gối dưới góc nhìn của Đông y

Theo Y học cổ truyền, đau khớp gối tùy nguyên nhân gây bệnh có thể xếp vào chứng Thống hoặc chứng Tý. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau nhức sưng khớp gối, tiếng kêu lạo xạo mỗi khi cử động, co cứng gân cơ, đi lại khó khăn.

Các huyệt xung quanh đầu gối
Đau khớp gối kéo dài khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động

Bệnh xảy ra có thể do các nguyên nhân như:

  • Ngoại nhân (thay đổi thời tiết): Phong, Hàn, Thấp thừa khi cơ thể suy thì xâm nhập vào; làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại gây sưng, đau, tê nặng ở khớp. Thường gặp ở những bệnh nhân đau khớp sau nhiễm mưa, nhiễm lạnh, thời tiết chuyển mùa…
  • Nội thương (yếu tố thể tạng, cơ địa): Do người già lớn tuổi hoặc mắc bệnh lâu ngày làm cho tạng can, tạng thận suy hư. Can hư không làm chủ được cân mạch, Thận hư không chủ được cốt tủy. Khí huyết giảm sút dẫn đến đau nhức trong xương khớp. Thường gặp ở những người có tuổi; bệnh mạn tính như: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ, béo phì…

Xem thêm: Làm cách nào để giảm đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh?

Nguyên nhân đau khớp gối theo y học hiện đại

Tây y đề cấp đến đau khớp gối có thể do các nguyên nhân sau:

  • Thoái hóa khớp gối.
  • Chấn thương khớp gối.
  • Bong gân.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh Gout.

Bệnh xuất hiện có thể do các yếu tố thuận lợi như:

  • Cơ địa béo phì làm tăng tải trọng lực tác động lên khớp.
  • Hoạt động quá mức vùng khớp gối mà không có phương tiện bảo vệ khớp.
  • Một số tư thế xấu trong lao động sinh hoạt như mang giày cao gót, leo cầu thang nhiều…

Hiệu quả của bấm huyệt chữa đau khớp gối

Bấm huyệt là phương pháp không dùng thuốc tác động lên da, cơ, huyệt vị nhằm mục đích:

  • Thư giãn cơ bắp. Tăng tiết hormone oxytocin giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu.
  • Tăng cường tuần hoàn máu lưu thông đến vùng đau nhức.
  • Kích thích cơ thể tái tạo nội sinh; hỗ trợ điều trị bệnh từ bên trong và phục hồi khả năng vận động của khớp gối.
  • Giải phóng các dây thần kinh, gân bị chèn ép. Từ đó giúp giảm nhanh cơn đau, cứng ở khu vực khớp gối.
  • Tăng tính linh hoạt và cải thiện vận động ở vùng khớp gối.

Ngoài ra, xoa bóp – bấm huyệt còn tác động đến các thụ cảm thần kinh dưới da. Điều này tạo cảm giác thoải mái, thư giãn. Từ đó, nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân.1

Các huyệt xung quanh đầu gối
Bấm huyệt có hiệu quả giảm đau khớp gối nhờ vào tác dụng giãn cơ và tăng lưu thông khí huyết

Cách bấm huyệt chữa đau khớp gối

Chỉ định của bấm huyệt trị đau khớp gối

Đau khớp gối do thoái hóa hoặc căng cơ.

Chống chỉ định – Kiêng kị của bấm huyệt chữa đau khớp gối

Đau khớp gối do nhiễm trùng.

Bệnh nhân có bệnh lý ngoài da tại vùng cần bấm huyệt.

Bệnh nhân có các bệnh lý về huyết học như rối loạn đông máu.

Bệnh nhân đang sốt cao.

Bệnh nhân mắc các bệnh cấp tính cần phải cấp cứu.

Phụ nữ có thai và trẻ em cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi thực hiện.

Các huyệt có thể sử dụng trong bấm huyệt chữa đau khớp gối

Huyệt Huyết hải: Huyệt nằm tại khe lõm tạo bởi cơ mau và cơ rộng trong. Bấm huyệt này giúp tăng cường lưu thông máu đến khớp gối. Đẩy nhanh quá trình hồi phục của khớp gối.

Huyệt Âm lăng tuyền: Huyệt nằm ở chỗ lõm phía trong cẳng chân. Huyệt có tác dụng giảm đau khớp gối.

Huyệt Dương lăng tuyền: Huyệt ở vị trí đối diện huyệt Âm lăng tuyền, phía mặt ngoài cẳng chân. Huyệt này giúp tăng cường tuần hoàn máy, giảm sưng đau cứng khớp.

Huyệt Lương khâu: Huyệt nằm trên đầu gối 4 – 5 cm phía bên ngoài. Tác dụng của huyệt này là khu phong hóa thấp, tăng cường khí huyết giúp giảm đau.

Huyệt Độc tỵ: Huyệt nằm ở chỗ lõm giữa xương bánh chè và đầu trên xương chày, phía ngoài cẳng chân. Huyệt này giúp giảm đau rất có hiệu quả.

Huyệt Tất nhãn: Huyệt nằm đối diện với huyệt Độc tỵ, ở phía trong xương bánh chè. Bấm huyệt này giúp giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp khớp gối vận động linh hoạt.2

Lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa đau khớp gối

Bấm huyệt trị đau khớp gối ít gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý dưới đây để tránh rủi ro:

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn về vị trí huyệt; cách day bấm để tránh việc xác định huyệt vị sai khiến tình trạng đau nhức, tê bì trở nên trầm trọng.
  • Tránh bấm huyệt hoặc day ấn ở những vùng da bị nhiễm trùng, lở loét hoặc đang có vết thương hở.
  • Không áp dụng bấm huyệt trị đau khớp gối ở phụ nữ đang mang thai. Vì có thể làm tăng co bóp tử cung dẫn đến chuyển dạ sớm.
  • Khi bấm huyệt nên dùng lực vừa đủ. Tránh đè hoặc ấn quá mạnh gây tổn thương da dẫn đến đau nhức và bầm tím.
  • Người mắc bệnh trầm cảm, rối loạn đông máu hoặc tinh thần không ổn,… không nên bấm huyệt.
  • Không nên bấm huyệt khi bụng rỗng hoặc ăn quá no.
  • Phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp gối cần thực hiện trong khoảng thời gian dài để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Các huyệt xung quanh đầu gối
Cách lựa chọn và xác định huyệt quyết định hiệu quả của phương pháp bấm huyệt

Các phương pháp đông y khác chữa đau khớp gối

Ngoài bấm huyệt chữa đau khớp gối. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được kết hợp thêm các phương pháp khác như:

  • Châm cứu chữa đau khớp gối.
  • Cấy chỉ.
  • Thủy châm.
  • Tập vận động khớp gối.

Đây là những phương pháp không dùng thuốc cho thấy hiệu quả trong việc giảm đau tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ đạt được kết quả mong muốn. Ngoài việc điều trị, người bệnh cần kết hợp với việc tập luyện các bài tập cho khớp vững mạnh, thay đổi lối sống như giảm cân nếu có béo phì. Có như vậy việc phối hợp điều trị mới mang lại hiệu quả.

Xem thêm: Bấm huyệt có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Bấm huyệt chữa đau khớp gối là phương pháp điều trị đơn giản giúp giảm nhanh triệu chứng đau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ điều trị ở những trường hợp bệnh nhẹ. Do đó để quản lý bệnh tốt, người bệnh cần được thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về vấn đề chữa đau khớp gối bằng bấm huyệt. Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!