Các mũi tiêm dịch vụ cần thiết cho trẻ

     Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.


Ảnh: Nguồn Internet

     Vắc xin giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Nhờ có vắc xin hàng triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh hay di chứng do bệnh dịch gây ra. Vì vậy Ngoài lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đã được phổ cập và khuyến cáo từ Bộ Y Tế, để giúp trẻ có được hệ miễn dịch tốt nhất, tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ngoài việc tiêm đầy đủ vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, cha mẹ nên lưu ý cho bé tiêm thêm một số mũi quan trọng khác.
- Vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não mủ, viêm phế quản, viêm họng... Đây đều là những chứng bệnh do vi khuẩn tuýp B [HiB] gây ra. Phác đồ tiêm gồm 3 mũi: mũi thứ nhất tiêm khi trẻ được 2 tháng; mũi thứ 2 tiêm khi trẻ 3 tháng tuổi và mũi thứ 3 tiêm khi trẻ 4 tháng. Để vắc xin đạt hiệu quả tốt nhất thì nên tiêm nhắc lại sau 1 năm.
- Vắc-xin phòng ngừa thủy đậu: Thủy đậu được chỉ định tiêm chủng cho người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Phác đồ tiêm gồm 2 liều: tiêm mũi thứ nhất khi trẻ được 12-15 tháng tuổi, mũi thứ hai sẽ tiêm nhắc lại sau 4-8 tuần tùy từng loại.
- Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản B: Với trẻ em từ 12-15 tháng tuổi tiêm 2 liều cơ bản và nhắc lại theo phác đồ. Với trẻ em từ 9 tháng và người lớn thì tiêm 1 đến 2 liều tùy theo lứa tuổi.
- Vắc-xin phòng ngừa viêm màng não do mô cầu nhóm B+C: Phác đồ tiêm gồm 2 liều: Tiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại 1 lần theo chỉ định khi có dịch bùng phát..
- Vắc-xin phòng cúm: Trẻ em từ 6-35 tháng tuổi tiêm 1 liều 0,25ml mỗi năm. Trẻ trên 36 tháng và người lớn sẽ tiêm 1 liều 0,5ml mỗi năm. Trẻ

Chủ Đề