Các nhà máy PepsiCo tại Việt Nam

  • Tập đoàn PepsiCo toàn cầu
  • Công ty TNHH Thực phẩm PepsiCo Việt Nam

PepsiCo Foods Việt Nam với hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, hiện nay là một trong những công ty sản xuất thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam với nhãn hiệu chính là “Poca” cùng đội ngũ hơn 300 nhân viên có mặt tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Sứ mệnh PepsiCo Foods đề ra là:
“Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất thực phẩm bánh snack

Chúng tôi không ngừng tìm kiếm và tạo ra các hiệu quả tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội phát triển và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động.

Chúng tôi luôn phấn đấu hoạt động trên cơ sở trung thực, công bằng và chính trực trong mọi hành động của mình.”

24/12/1991 – Công ty Nước giải khát Quốc tế [IBC] được thành lập do liên doanh giữa SP.Co và Marcondray – Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% – 50%. Xây dựng nhà máy nước giải khát tại Hóc Môn.

1994 – Pepsico gia nhập thị trường Việt Nam với 2 nhãn hiệu Pepsi và 7Up. Liên doanh với số vốn góp của Pepsico là 30%.

1998 – Pepsico mua 97% cổ phần, SPCo 3%, tăng vốn đầu tư lên 110 triệu đôla.

2003 – Pepsico mua 3% cổ phần còn lại, đổi tên thành Công ty Nước giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Có thêm các nhãn hiệu: Aquafina, Sting,Twister, Lipton Ice Tea.

2004 – Công ty nước giải khát quốc tế PepsiCo Việt nam trở thành công ty có thị phần nước giải khát lớn nhất Việt Nam.

2005 – Công ty nước giải khát quốc tế PepsiCo Việt nam có thị phần nước giải khát có ga lớn nhất Việt Nam. Tung ra sản phẩm thực phẩm đầu tiên nhãn hiệu Snack Poca.

2007 – Phát triển thêm ngành hàng Sữa đậu nành.

2008 – Khánh thành nhà máy thực phẩm đầu tiên tại Bình Dương. Tung sản phẩm Poca sản xuất từ khoai tây tươi. Tung sản phẩm Trà xanh Lipton, Poca Extruded, …

2009 – Khánh thành nhà máy nước giải khát tại Cần Thơ. Tung sản phẩm Pepsi, Mirinda, 7up PET 500 ml, Twister dứa, Kiwi, bánh phồng tôm, bò nướng ngũ vị, tôm càng xóc bơ tỏi, vịt quay Bắc Kinh…

2011 – Công ty Pepsico Việt nam trở thành BU. Khởi công xây dựng nhà máy Nước giải khát và Thực phẩm lớn nhất Đông Nam Á tại Bắc Ninh. Tung sản phẩm Twister táo, Poca Party bóng đá, Cheetos bom vị thịt nướng…

2012 – Khai trương nhà máy nước giải khát PepsiCo Đồng Nai tháng 4 tại Biên Hòa-Đồng Nai. Khánh thành nhà máy nước giải khát và Thực phẩm Bắc Ninh. Tung sản phẩm Twisties,……

2012 – 23/10 Liên doanh với công ty Suntory Holdings Limited [Suntory] với số vốn góp của Pepsi là 49% và Suntory 51%.

21/02/2013 – Thành lập công ty TNHH Thực phẩm PepsiCo Việt Nam.

Giá trị cốt lõi của tập đoàn PepsiCo là các chuẩn giá trị của công ty và hành xử theo quy tắc đạo đức toàn cầu. Đây là kim chỉ nam trong mọi hoạt động kinh doanh và hoạt động văn hóa của chúng tôi. Giá trị này không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, quyết sách mà đã đi vào đời sống văn hóa hàng ngày của nhân viên, người quản lý, công ty và tập đoàn.

Chúng tôi cam kết mang đến cho nhân viên một môi trường làm việc công bằng, chính trực, nhân văn và đa dạng về văn hóa mà ở đó yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

Bên cạnh đó các hoạt động về sống vui khỏe giúp nhân viên cân bằng giữa cuộc sống và công việc cũng được chúng tôi chú trọng.

Ngoài ra, các chương trình về khảo sát sức khỏe tổ chức, xây dựng kế hoạch kế thừa, động viên khen thưởng KUDOS, chương trình hội nhập cho nhân viên mới “Lighthouse”, bảo hiểm sức khỏe cho bản thân và gia đình, các chương trình từ thiện qua tổ chức Helping Hands [Vòng tay Nhân ái]… thể hiện sự quan tâm của công ty không chỉ đối với nhân viên mà còn với người thân của nhân viên và cộng đồng chúng ta đang sống.

Chào mừng bạn đến với cổng thông tin Việc làm của PepsiCo Foods Việt Nam – nơi khởi đầu cho con đường sự nghiệp tốt đẹp của bạn.

Bạn cũng có thể chia sẻ thông tin này với bạn bè và gia đình. Cổng thông tin này kết nối với cổng thông tin của PepsiCo toàn cầu; vì vậy, bạn không chỉ tìm thấy các vị trí công việc ở Việt Nam mà của PepsiCo trên toàn thế giới.

Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của PepsiCo là lực lượng lao động được quan tâm và liên tục phát triển.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về cách chúng tôi hỗ trợ sự nghiệp của nhân viên PepsiCo?

Hãy xem video giới thiệu các trường hợp điển hình của chúng tôi và tham khảo mô hình phát triển nghề nghiệp bền vững của PepsiCo.

Tại PepsiCo, chúng tôi cung cấp cho bạn nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp với phương châm Possibilities – Cơ hội là vô tận. Hãy khám phá và liên lạc với chúng tôi.

Kiểm tra đột xuất toàn bộ nhà máy

Ông Lê Văn Giang, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, sau khi có thông tin báo chí phản ánh về nghi ngại chất lượng nước giải khát của PepsiCo, cơ quan chức năng đã đề nghị kiểm tra 4 nhà máy của hãng này tại Bắc Ninh, TPHCM, Đồng Nai và Cần Thơ. Đoàn kiểm tra tại Bắc Ninh [Khu công nghiệp VSIP – Phù Chẩn, huyện Từ Sơn] được thực hiện ngày 12/11 do ông Giang làm trưởng đoàn. Theo báo cáo, chi nhánh Cty sử dụng nguồn nước ngầm [nước giếng] để sản xuất sản phẩm nước uống đóng chai, 2 nguồn nước này do Khu công nghiệp VSIP cung cấp theo các chứng nhận của Bộ Tài nguyên Môi trường cấp.

“Trường hợp trong quá trình kiểm tra phát hiện nhãn mác hàng hóa không ghi đúng hoặc ghi không trung thực về sản phẩm, đoàn kiểm tra sẽ lập biên bản yêu cầu cơ sở tạm dừng bán hàng, liên hệ với nhà cung cấp để khắc phục, sửa chữa và nộp bằng chứng khắc phục về cơ quan kiểm tra”.

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Liên quan đến vấn đề ghi nhãn sản phẩm, đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra quy định về ghi nhãn 6 sản phẩm: Nước uống đóng chai Aquafina, nước giải khát có gas Pepsi dạng thủy tinh, Moutain View dạng lon nhôm, nước tăng lực Sting hương dâu tây đỏ, nước cam ép Twister, trà ô long nhãn hiệu Suntory Tea+ dạng chai. Ông Giang cho biết, nội dung ghi nhãn phù hợp với nhãn trong hồ sơ được Cục An toàn thực phẩm xác nhận. “Về cơ bản, doanh nghiệp không sai sót gì, chúng tôi đang chờ kết quả của ba đoàn khác từ địa phương gửi lên để tổng hợp kết quả”, ông Giang nói.

Khi được hỏi về việc công khai nguồn nước trên vỏ chai, ông Giang cho biết: “Nếu những thông tin không có trong quy định, mà doanh nghiệp ghi trên nhãn, thì không được phép làm người tiêu dùng hiểu nhầm về sản phẩm. Trường hợp nếu ghi nhầm, cơ quan chức năng sẽ tuýt còi ngay và xử phạt. Thậm chí có thể thu hồi giấy phép lưu hành sản phẩm”.

Nước máy thông thường

Cuối tháng 10, Tập đoàn mẹ PepsiCo phải chính thức thừa nhận nguồn nước được sử dụng cho nhãn hiệu nước đóng chai Aquafina của họ là nước máy thông thường nhưng đã qua xử lý. PepsiCo chỉ thừa nhận do áp lực của dư luận phàn nàn về việc tiếp thị gây hiểu lầm. Giới truyền thông nước ngoài cho biết, sắp tới đây, nhãn hiệu Aquafina sẽ phải bổ sung thêm thông tin P. W. S, tức “public water source” [tạm dịch: Nguồn nước công cộng] để thừa nhận về nguồn gốc nước sử dụng trong các sản phẩm này. Ngay sau đó, PV Tiền Phong nhiều lần liên lạc với Cty con của tập đoàn này tại Việt Nam [Cty Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam - SPVB] để tìm hiểu thông tin. Tuy nhiên, hãng này không phản hồi thông tin.

Ngày 1/11, PV liên lạc qua điện thoại với bà Chung Hương Giang, phụ trách truyền thông và đối ngoại của SPVB để làm rõ hơn thông tin liên quan đến chất lượng nguồn nước của sản phẩm đóng chai Aquafina, vị này yêu cầu gửi câu hỏi qua thư điện tử. Sau khi nhận được thư, bà Giang chuyển tiếp cho ông Cao Hoàng Nam [được giới thiệu là người phụ trách đối ngoại và truyền thông khu vực miền Bắc và miền Trung]. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bất cứ thông tin nào phản hồi từ hãng này.

Ông Nguyễn Hoàng Linh-Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng [Bộ Khoa học và Công nghệ] cho hay: “Trường hợp trong quá trình kiểm tra phát hiện nhãn mác hàng hóa không ghi đúng hoặc ghi không trung thực về sản phẩm, đoàn kiểm tra sẽ lập biên bản yêu cầu cơ sở tạm dừng bán hàng liên hệ với nhà cung cấp để khắc phục, sửa chữa và nộp bằng chứng khắc phục về cơ quan kiểm tra”. Sau đó, cơ quan kiểm tra sẽ ra thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa và chuyển hồ sơ cho cơ quan quản lý thị trường xử phạt vi phạm hành chính [nếu phát hiện có hành vi vi phạm hành chính].

“Hàng hóa chỉ được phép lưu thông khi có thông báo [hàng hóa] được tiếp tục lưu thông trên thị trường. Tùy mức độ hành vi vi phạm hành chính mà cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng mức xử phạt theo Nghị định số 80 [2013] quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng”, ông Linh nói.

CEO PepsiCo và bước đột phá “tư duy thiết kế”

Video liên quan

Chủ Đề