Các tình huống giao dịch Thương mại quốc tế

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về chương trình đào tạo thạc sĩ luật thương mại quốc tế. 

Chương trình thạc sĩ luật thương mại quốc tế là cơ sở hình thành cho người học những kiến thức về pháp lý thực tiễn, từ đó áp dụng cho những tình huống trong thực tế khi quá trình toàn cầu hóa ngày càng rầm rộ hơn.  

1.Tầm quan trọng của thạc sĩ luật thương mại quốc tế

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua đã mang lại nhiều cơ hội và động lực phát triển cho nền kinh tế quốc gia, đồng thời nó cũng đặt xã hội trước nhiều vấn đề pháp lý mới mẻ trong các lĩnh vực liên quan tới các hoạt động thương mại quốc tế, giao dịch kinh tế-thương mại xuyên biên giới, cạnh tranh quốc tế và tranh chấp thương mại quốc tế. Từ đó có thế thấy được tầm quan trọng của thạc sĩ luật thương mại quốc tế như thế nào.

Các tình huống giao dịch Thương mại quốc tế

Thạc sĩ luật thương mại quốc tế tương lai

Việc học và trở thành thạc sĩ luật thương mại quốc tế chứng tỏ chúng ta có những kiến thức cơ bản về luật cũng như lĩnh như lĩnh vực pháp lý, đủ tiêu chuẩn và kỹ năng để xử lý những tình huống liên quan đến pháp lý thương mại quốc tế hiệu quả.

2.Giới thiệu về chương trình đào tạo thạc sĩ luật thương mại quốc tế

Có thể nhận thấy, chương trình giúp học viên xây dựng và phát triển các kiến thức lý luận và thực tiễn về các chế định pháp luật quốc tế điều phối chính sách thương mại của quốc gia (chẳng hạn như hệ thống thương mại của WTO, EU, ASEAN), vai trò của các chủ thể tư và công trong việc xây dựng và phát triển các quy tắc và pháp luật thương mại, các quy phạm, quy tắc pháp lý điều chỉnh các giao dịch thương mại quốc tế giữa các doanh nghiệp, cá nhân từ các quốc gia khác nhau.

Các tình huống giao dịch Thương mại quốc tế

Chương trình đào tạo thạc sĩ luật thương mại quốc tế

  • Mục tiêu của chương trình đào tạo: 

Chương trình này sẽ cung cấp cho học viên một số lĩnh vực chính của Luật doanh nghiệp quốc tế bao gồm các lĩnh vực từ Quyền sở hữu trí tuệ đến Luật quốc tế tư nhân đến Tội phạm doanh nghiệp.

  • Lợi ích và ưu thế của chương trình đào tạo thạc sĩ luật thương mại quốc tế:

► Tập trung vào các chuyên mục quan trọng và thiết thực trong thực tiễn của hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế. 

► Các môn học của Chương trình sẽ được giảng dạy theo các phương pháp sư phạm hiện đại giúp cho học viên phát triển các kỹ năng tự nghiên cứu, phân tích và trình bày vấn đề độc lập.

► Đội ngũ giảng viên có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm học tập và giảng dạy lâu năm trong môi trường quốc tế cũng sẽ là yếu tố tạo ra sự khác biệt của chương trình cao học này so với các chương trình Thạc sĩ luật học khác tại Việt Nam.

► Tham gia vào chương trình này, học viên sẽ có cơ hội được tiếp thu các kiến thức về lý luận và thực tiễn về pháp luật quốc tế để có thể áp dụng vào công việc liên quan tới hoạt động kinh doanh-thương mại có yếu tố nước ngoài.

  • Lợi ích của chương trình đào tạo: Học viên của Chương trình thạc sĩ luật thương mại quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể có được những lợi ích cụ thể sau đây:

► Củng cố và tăng cường kiến thức pháp luật chuyên ngành thương mại quốc tế phục vụ hiệu quả cho các hoạt động chuyên môn của người học tại nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau như phòng pháp chế của các doanh nghiệp Việt Nam và các công ty xuyên quốc gia; công ty luật trong nước và nước ngoài; các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại và đầu tư; các tổ chức quốc tế và hiệp hội doanh nghiệp; và các cơ sở đào tạo luật và viện nghiên cứu luật.

► Tăng cường và phát triển kỹ năng tư duy lý luận và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực pháp lý chuyên sâu, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế.

► Nâng cao kỹ năng mềm về đàm phán, diễn giải, thuyết trình thông qua các bài tập tình huống trong các môn học của chương trình.

3.Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật thương mại quốc tế, sinh viên có thể làm việc ở vị trí chuyên gia tư vấn Luật ở những công ty Luật quốc tế, các doanh nghiệp hoạt động Luật Thương mại quốc tế, hoặc trở thành giảng viên bộ môn Luật.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể học tiếp lên tiến sĩ để nâng cao trình độ hoặc có khả năng tự nghiên cứu

4. Nội dung chương trình đào tạo

Nguyên tắc của Luật Châu Âu

Luật doanh nghiệp quốc tế

Tội phạm doanh nghiệp quốc tế

Phương pháp nghiên cứu tín dụng

Ngoài ra khi đăng ký qua Edunet, người học sẽ nhận được những ưu đãi đặc biệt như giảm 20% học phí. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo thạc sĩ luật thương mại quốc tế. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, dừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline : 1900 98 99 61

Em muốn hỏi 1 tình huống Luật Thương mại quốc tế

Ngày 15/9/2012 công ty TNHH A (Trung Quốc) gửi đề nghị giao kết hợp đồng đến công ty cổ phần B (Nhật) để chào bán 100 màn hình LCD Samsung với giá X, thời hạn trả lời cuối cùng là ngày 30/9/2012 (đến hết 5h chiều giờ Trung Quốc). Theo đề nghị, nếu B đồng ý, A sẽ giao hàng cho B trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được chấp nhận đề nghị của B. Ngày 28/9/2012, công ty B đã fax trả lời A với nội dung đồng ý mua 100 màn hình LCD nói trên và thêm rằng A sẽ giao hàng cho B theo điều kiện CIF Yokohama INCOTERMS 2000, thời hạn trả lời là 01/10/2012. Nhận được fax của B, A không trả lời. Đến 3h30 chiều ngày 30/9/2012 (giờ Trung Quốc), B quyết định không mua hàng nữa do giá LCD trên thị trường giảm xuống đột ngột, liền fax sang cho A.

Đến ngày 05/10/2012, B nhận được thông báo của A theo đó A sẽ giao hàng cho bên chuyên chở vào ngày 15/10, và hàng sẽ đến cảng Yokohama vào ngày 25/10. Sau khi nhận được thông báo của A, B đã fax lại và khẳng định rằng B từ chối mua hàng của A. A vẫn cứ tiến hành giao hàng cho B và đề nghị B thanh toán. B không nhận hàng và từ chối thanh toán.

Anh/Chị hãy phân tích các dữ kiện của vụ việc trên và cho biết A và/hoặc B có vi phạm hợp đồng không theo CISG?

Skip to content

Bài viết dưới luật sư A+ sẽ cung cấp các bản án tranh chấp thương mại quốc tế. Nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật về tranh chấp thương mại quốc tế. Từ đó có thể đưa ra phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp. Tìm hiểu ngay nhé!

1. Bản án số: 38/2020/KDTM-PT Ngày 21 tháng 7 năm 2020 “V/vTranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” của TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh

Công ty G-Trung Quốc và Công ty N ký hợp đồng với Công ty DC về việc cung cấp gói thầu sản xuất, chế tạo, cung cấp thiết bị trọn bộ và các dịch vụ kỹ thuật cho Nhà máy thủy điện LaLa với tổng giá trị hợp đồng Công ty DC (bên mua) phải trả cho Công ty G 565.790 USD và Công ty N 204.239 USD.Thực hiện hợp đồng, liên danh G-N đã giao hàng cho Công ty DC đợt đầu tiên vào tháng 6/2009 và kết thúc vào tháng 10/2012. Nhà máy thủy điện LaLa đã vận hành thành công vào tháng 10/2012, chạy thử nghiệm 72 giờ và chính thức phát điện thương mại đến nay không có sự cố xảy ra. Sau đó, liên danh G-N nhiều lần gửi công văn, hồ sơ yêu cầu Công ty DC thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng là gia hạn L/C và bảo lãnh thanh toán đã hết hạn cho bên bán nhưng không được hợp tác của bên mua. Liên danh G-N tích cực đối chiếu nợ giữa các bên qua Email, công văn và gửi hồ sơ tới Công ty DC nhưng DC luôn né tránh và không thanh toán nợ.Công ty G và Công ty N khởi kiện yêu cầu Công ty DC phải thanh toán số tiền nợ cộng với lãi chậm trả.

Tòa án xét xử phúc thẩm tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm, trong đó chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty N; Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty G và chấp nhận một phần phản tố của Công ty DC.

Các tình huống giao dịch Thương mại quốc tế
các ví dụ về tranh chấp thương mại

2. Bản án số: 79/2019/KDTM-PT Ngày 18 tháng 12 năm 2019 V/v “Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụvà san lấp mặt bằng” của TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh

Bên dự án Cestar Produce And Trading Co., LTD đại diện là ông Hsieh Yung P ký hợp đồng giao nhận san lấp mặt bằng với nội dung giao cho bên Công ty TNHH C nhận thầu san lấp toàn bộ diện tích mặt bằng nhà xưởng tại huyện Đ, tỉnh Long An.Ông Hsieh Yung P đã thanh toán cho Công ty TNHH C tiền mặt là 1.000 USD và thanh toán qua chuyển khoản ngày 26/6/2007 số tiền là 31.400 USD mà Công ty TNHH C vẫn không tiến hành thực hiện những cam kết trong hợp đồng và những biên bản thỏa thuận. Ông Hsieh Yung P khởi kiện yêu cầu Công ty TNHH C phải hoàn trả 32.400 USD tiền tạm ứng hợp đồng san lấp và bồi thường 32.400 USD. Tổng cộng là 64.800 USD cùng tiền lãi của số tiền trên từngày 27/6/2007 là ngày hợp đồng đến khi xét xử sơ thẩm, lãi suất là 18%/năm.

Tòa án phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, trong đó chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Hsieh Yung P, buộc Công ty TNHH C thanh toán cho ông Hsieh Yung P số tiền 1.201.242.822đ, trong đó tiền vốn là 505.439.531đ và tiền lãi là 695.803.291đ. Ngoài ra, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật và ông Hsieh Yung P có đơn yêu cầu thi hành án, Công ty TNHH C còn phải chịu lãi suất theo lãi suất trung bình trên thị trường tương ứng với số tiền chậm trả

3. Bản án số: 191/2017/KDTM-PT Ngày: 10-7-2017 V/v:Tranh chấp hợpđồngmua bán hàng hóa của TAND cấp cao tại Hà Nội

Công ty P và Công ty B(trụ sở tại Hàn Quốc) ký Hợp đồng J có nội dung sau: Công ty P mua của Công ty B 1000 tấn (+/-10% không bao gồm độ ẩm) giấy phế liệu; đơn giá 235 USD/tấn giao hàng theo điều kiện CIF tại cảng Hải Phòng; độ ẩm tối đa của hàng hóa là 12%. Sau đó, trong 02 Lô hàng được chuyển đến kho của công ty giấy B thì phát hiện giấy trong một số Container bị vượt quá độ ẩm cho phép.

Sau khi có kết quả giám định, Công ty P đã thông báo và yêu cầu Công ty B bồi thường nhưng không được chấp nhận. Sau đó,  Công ty P đã giao toàn bộ lô hàng trên theo khối lượng Kết luận giám định thực tế cho Công ty Giấy B. Công ty P khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công ty B bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng với tổng số tiền 32.489,69 USD tương đương 678.059.830 đồng.

Tòa án phúc thẩm tuyên đình chỉ xét xử phúc thẩm do người kháng cáo không có quyền kháng cáo, bản án sơ thẩm có hiệu lực theo pháp luật, trong đó: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty P đối với Công ty B. Buộc Công ty B phải bồi thường thiệt hại cho Công ty P tổng số tiền 30.485,85 USD theo Hợp đồng và 41.840.000 đồng tiền chi phí giám định.

4. Bản án số:288/2018/KDTM-PT Ngày: 16/7/2018 V/v: Tranh chấp hợp đồng mua bán phần mềm tin học trong lĩnh vực công nghệ thông tin của TAND cấp cao tại Hà Nội

Công ty C có đơn đặt hàng gửi Công ty M (công ty Singapore) để mua hàng hóa thiết bị là phần mềm và phần cứng về mã hoá chữ ký điện tử và xác thực chữ ký điện tử cùng với các dịch vụ liên quan của Công ty M để bán lại cho Ban quản lý Dự án phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông tại Việt Nam -Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo thoả thuận, Công ty C sẽ trả cho Công ty M 100% số tiền là 227.618 USD cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ trên bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Công ty M ngay sau khi sản phẩmcung cấp được chấp nhận bởi người dùng cuối cùng. Người sử dụng cuối cùng là Ban quản lý Dự án phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông tại Việt Nam – Bộ Thông tin và Truyền thông đã chấp nhận toàn bộ các hàng hóa, thiết bị và dịch vụ. Tuy nhiên, công ty C đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán số tiền 227.618 USD. Công ty M khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty C phải thanh toán toàn bộ số tiền mua hàng còn thiếu là: Nợ gốc: 175.000 USD; Tiền phạt: 7.000 USD và các khoản lãi chậm trả.

Tòa án phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của công ty C, giữ nguyên bản án sơ thẩm, trong đó:

– Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của công ty M: Buộc Công ty CP Công nghệ C phải thanh toán cho Công ty M số tiền gồm: Nợ gốc chưa thanh toán: 175.000 USD và Tiền lãi tính đến ngày là: 863.238.000 đồng.

– Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty M về việc đòi khoản tiền phạt hợp đồng là 7.000 USD đối với Công ty C.

Các tình huống giao dịch Thương mại quốc tế
các trường hợp tranh chấp thương mại

5. Bản án số:24/2020/KDTM-PT Ngày 22 tháng 6 năm 2020 “V/vTranh chấp về tên miền” của TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh

BMW có độc quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng BMW đang được bảo hộcủa mình. Hiện BMW đang sở hữu nhiều tên miền chứa nhãn hiệu BMW và duy trì các websites tại các tên miền này để thực hiện việc kinh doanh trên toàn thế giới, bao gồm không giới hạn ở các websites chính thức ghi địa chỉ tên miền: bmw.com; bmwmotorrad.com; bmw-motorrad.com; bmw-motorcycles.vn và tại ViệtNam sở hữu websites chính thức để hoạt động kinh doanh là bmw.vn. Qua tra cứu, được biết ông T T đã đăng ký và đồng thời sử dụng các tên miền sau đây: bmwmotorrad.com.vn; bmw-motorrad.com.vn; bmwmotorrad.vn; bmw-motorrad.vn, ông T còn sử dụng các tên miền để xây dựng các website thực hiện kinh doanh, cung cấp dịch vụ tương tự ngành nghề của công ty BMW.

BMW khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:

-Thu hồi các tên miền quốc gia bmwmotorrad.com.vn; bmw-motorrad.com.vn; bmwmotorrad.vn; bmw-motorrad.vn để ưu tiên cho nguyên đơn đăng ký, sử dụng.

-Bồi thường thiệt hại 500.000.000 đồng.

-Thanh toán chi phí hợp lý của BMW thuê luật sư do hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ông T với số tiền 200.000.000 đồng.

-Xin lỗi công khai trên báo điện tử www.vnexpress.net, báo điện tử www.dantri.com.vn và trên ba kỳ liên tiếp của Báo tuổi trẻ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Tòa án cấp phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, trong đó chấp nhận một phần yêu cầu của BMW:

– Thu hồi các tên miền quốc gia “bmwmotorrad.com.vn”; “bmw-motorrad.com.vn”; “bmwmotorrad.vn”; “bmw-motorrad.vn” của ông Nguyễn Mạnh T; Ưu tiên cho công ty BMW đăng ký sử dụng trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật;

– Buộc ông Nguyễn Mạnh T phải xin lỗi công khai trên báo Tuổi Trẻ ba kỳ liên tiếp;

– Buộc ông Nguyễn Mạnh T phải thanh toán chi phí hợp lý mà BMW đã bỏ ra để thuê luật sư là 200.000.000 đồng.

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại, bao gồm các dịch vụ sau:

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp (hòa giải, khởi kiện..)
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ
  • Đại diện đàm phán tranh chấp
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại

Lý do chọn Luật A+:

Kết quả bền vững, cam kết bảo vệ đến cùng.

Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Sự tử tế.

Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Giỏi chuyên môn

Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Qua các ví dụ, tình huống về tranh chấp thương mại. Qúy khách hàng có thể hiểu quy định pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn giải quyết tình huống bạn đang gặp phải. Hãy liên hệ với luật sư A+ để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc ngay.