Cách cải tạo đất xám bạc màu

Câu hỏi: Để cải tạo đất xám bạc màu, người ta thường sử dụng những biện pháp nào?

Lời giải:

Một số biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu:

+ Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới tiêu hợp lí.

+ Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí.

+ Bón vôi cả tạo đất.

+ Luân canh cây trồng.

+ Trồng xen canh với những cây họ đậu như lạc, đậu tương... vì chúng có khả năng cố định đạm.

+ Che phủ đất làm giảm lượng nước bốc hơi, giữ ẩm cho đất.

- Những biện pháp thường dùng để cải tạo đât xám bạc màu là:

+ Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới tiêu hợp lí.

+ Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí.

+ Bón vôi cả tạo đất.

+ Luân canh cây trồng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về đất xám bạc màu nhé.

1. Đất xám bạc màu là gì?

Đất bạc màu là những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, Kết cấu kém hoặc không có kết cấu, dễ bị chặt bí, rất nghèo các chất dinh dưỡng và thường bị khô hạn.

Đất xám bạc màu có cấu trúc kém, dễ bị dính chặt nên dung trọng của đất tầng mặt khá lớn và biến động rộng.

Chế độ nhiệt trong đất xám bạc màu: Trong đất xám bạc màu mùn là nhân tố điều hòa nhiệt độ, tránh được sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ của đất ảnh hưởng cho cây.

2.Tính chất của đất xám bạc màu

Về lý họcđất xám bạc màucó tầng canh tác mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo sét và limon, kết cấu kém, thấm và giữ nước kém, biên độ nhiệt lớn...

Theo tính hoá học đất xám bạc màu nghèo dinh dưỡng, pH thấp. Mùn trung bình.

Về sinh học đất bạc màu có hệ sinh vật đất nghèo nàn nhất là vi sinh vật có lợi.

3. Nguyên nhân đất bạc màu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đất xám bạc màu. Sau đây là5 nguyên nhân chính làm cho đất bị bạc màu:

- Trồng độc canh

-Chặt, đốt rừng làm nương rẫy

-Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] quá nhiều

-Đất nhiễm kim loại nặng do rác thải của con người

-Đất bị nhiễm mặn do sử dụng phân bón không đúng cách.

Trồng độc canh:Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì người dân thường chạy theo xu hướng trồng những loại cây trồng đang có giá trị cao trên thị trường. Chính vì vậy, người dân hay trồng độc canh một loại cây trồng để nâng cao năng suất, nào ngờ sau một thời gian sẽ làm cho đất bị thoái hóa bạc màu, mất kết cấu đất và mất hết chất dinh dưỡng có trong đất. Từ đó, làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng. Đặc biệt, chúng ta có thể thấy rõ ở những vùng chuyên trồng cây công nghiệp như: cao su, cà phê, tiêu, điều

Lạm dụng phân bón hóa học:Người dân thường sử dụng những loại phân hóa học thay vì sử dụng phân hữu cơ vì nó có tác dụng nhanh đối với cây trồng. Nhưng không hề nghĩ đến những hậu quả sau này. Việc lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học sẽ làm cho đất không tiêu hủy hết các chất hóa học tồn dư trong đất khiến cho đất trồng bị ngộ độc và làm đất bị chua, dẫn đến cây trồng phát triển kém.

Chặt đốt rừng làm nương rẫy: Ở những vùng sâu, vùng xa thường là các dân tộc thiểu số chặt phá rừng để lấy đất canh tác đang là vấn đáng quan tâm nhất hiện nay. Trong đó, các quá trình sản xuất nông nghiệp thì người dân ở đây không có các biện pháp chống xói mòn vào mùa mưa làm cho đất bị rửa trôi khiến cho đất ngày càng cạn kiệt tài nguyên, mất các kết cấu đất, làm cho đất ngày càng bị thoái hóa.

Đất nhiễm kim loại nặng do rác thải của con người:Hiện nay thì ô nhiễm môi trường ngày càng cao do chất thải từ công nghiệp, nướcthải từ chế biến thực phẩm, rác thải từ sinh hoạt đã làm cho đất ngày càng bị thoái hóa. Đặc biệt những loại đất này bị nhiễm kim loại nặng do rác thải của con người là chủ yếu.

Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] quá nhiều:Khi cây trồng gặp phải bệnh hại và sâu hại thì người nông dân thường sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng nhà mình vì nó có tác dụng tiêu diệt bệnh và sâu hại nhanh. Khi sử dụng quá nhiều thì lâu ngày chất hóa học còn tồn dư trong đất chưa phân hủy được. Từ đó, đất ngày càng bị thoái hóa, bạc màu và không có chất dinh dưỡng trong đất.

Đất bị nhiễm mặn do sử dụng phân bón không đúng cách:Ở một số vùng gần biển, khi người ta trồng rau và họ sử dụng các loại phân cá tự ủ chưa qua xử lý nên còn chứa nhiều Nitrat, khi bón vào đất sẽ làm cho đất bị phá vỡ các cấu trúc có trong đất khiến cho đất bị chai cứng, không thoát nước được. Từ đó khiến cho đất bị thoái hóa, bạc màu nặng. Chính vì thế, người dân trồng rau vài vụ sẽ thay đất mới canh tác cho hiệu quả.

4. Những loại cây nào được trồng trên đất xám bạc màu

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu đây là loại đất như thế nào mà cần phải cóbiện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu.

Đất xám bạc màu có màu sắc tương ứng với tên gọi của nó, đó là màu xám bạc, loại đất này rất nghèo chất dinh dưỡng, độ mùn và độ pH đều ở mức rất thấp. Với những đặc điểm đó, có thể thấy, đây là loại đất có tầng canh tác mỏng, kết cấu kém, nghèo limon và sét, khả năng giữ và thấm nước kém, các vi sinh vật tốt cho đất cũng vô cùng hạn chế khiến cây trồng trên loại đất này khó mà sống được. Loại đất này xuất hiện nhiều ở những đồi núi có độ dốc cao, đất lâm nghiệp.

Nguyên nhân hình thành nên đất xám bạc màu có thể do nắng nhiều kết hợp với mưa nhiều làm rửa trôi gây ra xói mòn mạnh, bên cạnh đó có nhiệt độ cao làm đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất khiến đất mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi. Ngoài ra, có thể đất xói mòn hình thành bởi sự canh tác bất hợp lý của con người, trồng cây nhưng không thực hiện những biện pháp để cải tạo và nuôi dưỡng đất, bên cạnh đó còn phá rừng đầu nguồn và đốt rừng làm rẫy làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng của đất canh tác.

Tuy nhiên, vẫn có một số loại cây có thể trồng được trên đất xám bạc màu, cụ thể:

Cây trồng trên đất xám bạc màu: lúa , ngô, sắn , lạc , đậu , vừng .....

Video liên quan

Chủ Đề