Cách đăng ký tiêm vaccine covid tp hcm

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Ngày 19/10/2021, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành công văn khẩn gửi đến Ủy ban Nhân dân thành phố Thủ Đức và quận huyện, về việc tăng cường tiêm vét vaccine phòng COVID-19 cho tất cả người dân từ 18 tuổi trở lên.

Theo đó, trong thời gian tới, sẽ tiêm vacccine phòng COVID-19 cho tất cả người dân từ 18 tuổi trở lên cư trú trên địa bàn thành phố chưa tiêm mũi 1 hoặc mũi 2 (khi đã đến hạn), các địa phương cần truyền thông để người dân có thể dễ dàng tiếp cận điếm tiêm theo kế hoạch của địa phương; đảm bảo người dân được tiêm chủng đúng lịch, đủ liều và an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

TP.HCM khẩn trương tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân trên 18 tuổi

Các địa phương sẽ căn cứ danh sách người dân trên địa bàn đã tiêm mũi 1 trên hệ thống tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, chủ động thực hiện mời người dân đã đến hạn tiêm mũi 2 đến điểm tiêm theo kế hoạch của địa phương.

Trước đó, theo công văn 7620/SYT-NVY, các địa phương đã khẩn trương rà soát lại danh sách người trên 18 tuổi đang cư trú trên địa bàn, thống kê báo cáo các số liệu về số người đã tiêm mũi 1, số người đã tiêm mũi 2, số người chưa tiêm mũi 2. Đặc biệt trong nhóm chưa tiêm mũi 2 sẽ làm rõ số lượng người đã đến hạn cũng như các lý do mà họ chưa được tiêm như: đã nhiễm COVID-19 nên phải hoãn tiêm, không còn ở nơi cư trú, đã tiêm nơi khác, …

Trường hợp người dân không có giấy chứng nhận đã tiêm mũi 1 do thất lạc hoặc chưa được cấp thì địa phương hướng dẫn người dân có thể cung cấp các thông tin về việc đã tiêm vaccine mũi 1 hoặc ký bản cam kết về việc đã tiêm mũi 1. Điểm tiêm phải có trách nhiệm cập nhật hoặc điều chỉnh lại thông tin trên Hệ thống và thực tiêm theo quy định.

Bên cạnh đó, người dân có thể đăng ký tiêm vaccine qua đầu số 8066. Những người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2, đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19 qua đầu số 8066 theo cú pháp MUI2 HoTen NamSinh QuanHuyen PhuongXa. Thời gian bắt đầu nhận tin nhắn từ 12h00, thứ 4, ngày 20/10/2021

Ông Phạm Xuân Hải – phó giám đốc Trung tâm Y tế TP Thủ Đức – cho biết để được tiêm vắc xin phòng COVID-19 người dân có thể đến các điểm tiêm vắc xin cộng đồng đã công bố tại Website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (hcdc.vn) để đăng ký tiêm.

Tuy nhiên để tránh trường hợp dồn ứ tại các điểm tiêm, khuyến khích người dân đến các điểm tiêm tại địa phương để đăng ký tiêm. Khi đi tiêm vắc xin người dân cần mang theo chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận tiêm chủng các mũi vắc xin trước đó và khai đúng địa chỉ để nhập liệu.

Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cũng cho biết trường hợp người dân không có tạm trú tại TP vẫn có thể tiêm vắc xin mũi 4. Trong các điều kiện tiêm chủng đều ghi rõ không phân biệt thường trú, tạm trú khi tiêm vắc xin mũi 4.

Người dân có thể đến bất cứ địa điểm nào được công bố trên website của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để tiêm vắc xin mũi 4. Người dân khi đến địa điểm tiêm chủng được công bố cần mang theo giấy tiêm chủng trước đó, chứng minh nhân dân để nhân viên y tế kiểm tra trước khi tiêm.

Trường hợp giấy tiêm chủng trước đó thất lạc, người dân cần giải thích với nhân viên y tế của điểm đăng ký tiêm, tùy từng trường hợp điểm tiêm linh động, tạo điều kiện hỗ trợ để người dân được tiêm.

Từng nhóm cụ thể ra sao?

Sở Y tế TP.HCM đã hướng dẫn rõ, người dân tiêm vắc xin COVID-19 nhắc lại tại những địa điểm sau:

– Nếu là phụ huynh của trẻ em 5 – 18 tuổi: Đưa các cháu đến những điểm tiêm tại các trường học và những điểm tiêm trong cộng đồng để tiêm mũi 1 (nếu chưa tiêm) và tiêm mũi 2 (đối với những cháu đã tiêm mũi 1 và đến lúc tiêm mũi 2).

– Người suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mãn tính: Đến các điểm tiêm trong cộng đồng hoặc tại các bệnh viện để tiêm nhắc lại (mũi 3, mũi 4) hoặc tiêm từ đầu nếu chưa tiêm. Trường hợp trong gia đình có người thân vì tình trạng sức khỏe không thể đưa đến các điểm tiêm vắc xin thì liên hệ trạm y tế địa phương để được bố trí đội tiêm tại nhà.

– Đối với công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất… nhanh chóng đăng ký tiêm vắc xin ngay tại nơi làm việc.

– Nếu là nhân viên tuyến đầu chống dịch tại các phường, xã, thị trấn và các sở, ban, ngành thì đăng ký tiêm nơi mình làm việc để được tiêm tại chỗ hoặc được hướng dẫn đến các cơ sở y tế gần nhất để tiêm. Ngoài ra, cùng vận động người thân sống cùng nhà có nguy cơ lây nhiễm thứ phát đi tiêm nhắc lại.

“Các điểm tiêm tại cộng đồng, bệnh viện đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết. Đặc biệt đối với người thuộc nhóm nguy cơ thuộc diện khó khăn khi di chuyển đến điểm tiêm thì địa phương sẽ tổ chức tiêm tại nhà. Các điểm tiêm đã được tổ chức liên tục để người dân thuận tiện ra tiêm”, Sở Y tế cho biết.

Hơn 615.000 người được tiêm vắc xin

Sở Y tế cho biết sau hơn 2 tuần triển khai đợt cao điểm đã tiêm tổng cộng 615.135 mũi tiêm, trong đó 26.454 mũi 1, 62.651 mũi 2, 614 mũi bổ sung và 98.956 mũi 3, 426.460 mũi 4. Trung bình 1 ngày thực hiện được khoảng 36.000 mũi tiêm.

Bên cạnh đó, trong đợt cao điểm, từ ngày 24-6, TP cũng đã triển khai tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 – 17 tuổi, đến nay đã tiêm được cho 50.859 trẻ.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết đợt cao điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại TP vẫn tiếp tục cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi.

Đến ngày 5-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã công bố danh sách các điểm tiêm vắc xin cho người dân tại địa chỉ https://hcdc.vn/.