Cách đánh đậu lào bằng lá trầu không

Dùng lông và tiết gà thoa lên vết mụn để chữa đậu lào; dùng đỉa hút máu và độc tố trên mặt để làm da mịn màng; dùng lá trầu trét lên mặt để làm trắng da… Những bí kíp chữa bệnh “rùng mình” này đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng… Nhiều bác sĩ, cả đông y và tây y đã lên tiếng cảnh báo sự nguy hại của việc áp dụng một cách không khoa học các phương pháp chữa bệnh này.

Chữa đậu lào bằng lông và tiết gà dễ nhiễm trùng

Những ngày qua, trên nhiều trang mạng và facebook chia sẻ công thức chữa bệnh đậu lào được đánh giá là vô cùng “kỳ diệu” và “hữu hiệu”. Theo đó, người bệnh chỉ cần đắp hỗn hợp lông gà, tiết gà, nước trần gà lên các nốt đậu lào. Sau khi lau đi, sẽ thấy từ các nốt đậu đó, xuất hiện các sợi lông tơ màu trắng, rút sợi lông đó ra sẽ khỏi bệnh. Bí kíp này, ngay sau đó,nhanh chóng được cộng đồng mạng chia sẻ như một cách chữa bệnh đông y hữu hiệu.

Cách chữa bệnh Đậu lào bằng tiết và lông gà dễ gây nhiễm trùng

Tuy nhiên, khi Dân Việt trao đổi thông tin này với bác sĩ đông y Khương Đức Thịnh [Phòng khám Lương y gia truyền Khương Đức Thịnh, Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội], ông lại rất ngạc nhiên và khẳng định là chưa từng nghe nói về cách chữa bệnh này.

Bác sĩ Khương Đức Thịnh cho biết: Theo đông y thì có nhiều cách chữa bệnh đậu lào [hay còn gọi là bệnh cảm lạnh thương hàn] như: nướng củ gừng, sau đó cắt lát mỏng hãm như hãm chè uống 2 lần/ ngày, sáng và tối. Nếu là phụ nữ bị bệnh đậu làotrong thời gian kinh nguyệt thì nên giã gừng rồi pha với nước dội lên người sau khi tắm song. Nhưng cách tốt nhất vẫn là lấy một cái cái kim đã được khử trùng lể nốt đỏ đó sau đó đốt ngải dọc sống lưng người bệnh sẽ khỏi dần… “Còn việc người bệnh chữa bệnh đậulào bằng lông gà và máu gà thì tôi chưa nghe bao giờ, đó là phương pháp phản khoa học. Người bệnh không nên truyền tai nhau cách chữa này vì lông gà rất bẩn mà lại đắp lên chỗ viêm như thế rất dễ nhiễm trùng”, bác sĩ Thịnh khẳng định.

Nhiễm trùng máu vì cho đỉa hút mụn

Bí quyết thải độc và làm mịn da bằng cách cho đỉa hút mụn trên mặt cũng đang khiến nhiều bạn trẻ “phát sốt”. Bởi phương pháp này được giới thiệu là được nhiều người nổi tiếng đã thực hiện và thấy hiệu quả.

Về vấn đề này, bác sĩ Khương Đức Thịnh đã từng nghe tới. “Trước kia họ dùng đỉa để hút nọc độc, vì lúc đó khoa học chưa tiến bộ. Mặt khác, đĩa trước đó nó sống trong môi trường sạch nên cũng khá an toàn. Còn hiện nay khoa học rất tiến bộ, có nhiều phương pháp để chữa mụn, làm mịn da khoa học và an toàn hơn. Đó là chưa kể hiện nay, đỉa sống trong môi trường rất ô nhiễm. Nếu ta dùng con đỉa ô nhiễm đó hút mụn thì, khả năng, người bệnh bị nhiễm trùng máu, đẫn đến tử long là rất cao”.

Hút mụn bằng đỉa có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Đồng tình với quan điểm này, bác sĩ Bùi Văn Khánh, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cũng khẳng định: “Việc trị bệnh, làm đẹp bằng các cách lạ, không giống ai vô cùng nguy hiểm. Nguy cơ trước mắt là người bệnh bị viêm da tiếp xúc do các nguyên liệu đắp mặt, hút mụn như đỉa, tiết, lông gà bị bẩn, không đảm bảo vô trùng. Ngoài ra, vi trùng có thể xâm nhập qua da, qua các vết thương hở [mụn trứng cá] gây nhiễm trùng. Nặng hơn là người bệnh có thể bị viêm mô tế bào, da mặt mẩn đỏ, sưng tấy, nguy hiểm hơn nữa là nhiễm trùng máu”.

Bác sĩ Bùi Văn Khánh cũng cho biết, thực tế Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng cũng thường gặp những bệnh nhân bị dị ứng, mặt sưng to, mẩn đỏ nghiêm trọng do sử dụng các bài thuốc dân gian. Trong đó, không ít người bệnh đã nguy hiểm tính mạng vì nhiễm trùng máu từ các thuốc đắp mặt không rõ nguồn gốc hoặc “thuốc” mách nước.

Rộp, nám da vì xát lá trầu không

Mới đây, Dân Việt nhận được thông tin của một bạn đọc tại Hải Dương, xin tư vấn về việc, chị trót đọc thông tin trên mạng về cách thức làm trắng da bằng việc chà lá trầu lên mặt. Sau khi thực hiện, chị thấy mặt bị bỏng rộp và không biết phải làm cách nào để trị khỏi.

Không nên dùng trực tiếp lá trầu không để chà lên mặt

Bác sỹ đông y Lương Đức Thịnh khuyến cáo chị em không nên dùng phương pháp này vì có thể gây sưng, rộp hoặc nám da.“Nếu muốn làm đẹp bằng lá trầu thì chị em nên sử dụng sản phẩmtrầu đã được nấu cao. Một thúng lá trầu bỏ vào nồi nấu khoảng 10 tiếng, lúc đầu đun to lửa, sau đó để lửa nhỏ dần. Khi nào chị em lấy ngón tay kiểm tra thấy có độ dẻo là được. Sau đó, chị em bỏ cao đó vào ngăn mát tủ lạnh, mỗi tuần chị em nên đăp mặt nạ bằng cao trầu không 2 đến 3 lần. Trước khi làm chị em nên pha loãng thuốc betadine bôi lên mặt sau đó lau khô thì đắp cao trầu không lên. Bước cuối cùng chị em rửa sạch mặt bằng nước đun sôi để nguội”, bác sĩ Thịnh chia sẻ.

Tuy nhiên, bác sĩ Thịnh cũng khuyến cáo chị em vẫn phải hết sức cẩn trọng khi dùng, nếu dùng thử thấy dấu hiệu dị ứng phải lập tức dừng ngay.

Nguồn Danviet.vn

Tác giả: BTV/Sức Khỏe Cộng Đồng

Đậu Lào là gì và bệnh Đậu Lào có nguy hiểm không là câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số thông tin về căn bệnh này.

Đậu Lào là gì và bệnh Đậu Lào có nguy hiểm không. Ảnh minh họa

Đậu Lào là gì và bệnh Đậu Lào có nguy hiểm không, Đậu Lào theo dân gian thường gọi là bệnh "vú sề", nếu ăn thử hạt đậu xanh mà không có cảm giác ngai ngái tức là đã bị bệnh.

Đậu Lào là gì?

Bệnh Đậu Lào theo dân gian lưu truyền còn được gọi là bệnh vú sề. Đậu Lào "vú sề" cũng là bệnh “thời khí”, thường xuất hiện vào giai đoạn giao mùa.

Đặc điểm của bệnh Đậu Lào "vú sề" khi mới mọc, người ghê rét hoặc lúc nóng lúc lạnh, chủ yếu nóng ở mặt mũi, chân tay. Da lần mần như bệnh sởi nhưng lặn trong da, người khát nước, se môi, mũi nóng, mặt đỏ, mạch phù hồng.

Sở dĩ nguyên nhân dẫn đến mắc Đâu Lào là do huyết thụ độc khí, huyết nhiệt sinh ra. Bệnh này có thể nhận diện bằng cách cho người bệnh nhai thử nắm đậu xanh sống, nếu thấy béo mà không hề cảm thấy ngái thì đúng là bị đậu rắn, đậu lào ,vú sề rồi.

Bệnh Đậu Lào có nguy hiểm không?

Bệnh Đậu Lào cũng có từng mức độ, do đó bệnh có nguy hiểm hay không cũng phụ thuộc vào độ nặng nhẹ của bệnh.

Nếu bị nhẹ chỉ cần lấy củ ráy nhúng vào nước vôi trong đánh dọc theo sống lưng từ trên xuống dưới, khắp cả lưng.Nếu không bị bệnh này, chỉ cần nhựa củ ráy vào người là ngứa không chịu nổi nhưng khi bị bệnh, đánh vào người cảm thấy rất mát và dễ chịu, sau khi đánh 1,2 lần có thể ăn uống được ngay.

Dùng củ ráy đánh [chỉ kéo theo chiều dọc sống lưng, không kéo theo chiều ngược lại] đến khi cảm thấy ngứa thì khỏi.

Nếu nặng có thể dùng bột nếp, cơm nếp cuộn lông gà đen ở giữa để đánh.trường hợp này thì bệnh đã nặng có dạng như sợi lông rồi, đánh bằng bột nếp cơm nếp có thể thấy các sợi lông bị cuốn dần ra, lấy được hết lông thì khỏi bệnh.

Hoặc bạn có thể dùng cách sau để chữa bệnh. Lây 4-5 lá Trầu không giã nát rồi bọc vào vải mềm nhúng vào rượu nóng đánh dọc sống lưng hai thăn sẽ thấy có những nốt đỏ sẫm [giống nốt ruồi] lấy kim khều khoảng 3-4 cái nặn hết máu đen đi thì thấy bệnh thuyên giảm và khỏi.

Bắt một con gà mái đen, cắt lấy tiết, nhổ lông cánh của nó, rồi dùng cái lông nhúng tiết bôi tiết đều lên lưng ,một nát sau trên lưng nổi lên những nốt màu đen [giống nốt ruồi], lấy kim khều nặn hết nốt máu đen đi thì thấy bệnh thuyên giảm và khỏi.

Điều trị bằng thuốc sắc.

Địa long thang

Địa long "Giun đất" 12-16 gam,rửa sạch đem nướng, Lá chanh tươi 4- 6 gam, 1,5 bát nước đun sôi khoảng 10 -15 phút .Chia làm 3 lần, uống trong ngày." uống đến khỏi thi thôi".

Sài hồ dưỡng vinh thang: Sinh địa 20g, Đương quy 16g, Bạch thược 12g, Hoàng cầm 12g, Tri mẫn 12g, Sài hồ 8g, Kim ngân hoa 16g, Cát căn 8g, Liên kiều 4g, Trần bì 4g, Cam thảo 4g, Sinh khương 1 lát.

Gia giảm: nếu sốt nhiều, bụng ì ạch, nước tiểu đỏ thì gia thêm Đại hoàng 12g mài với thuốc mà uống. Bài thuốc nhằm thanh tâm giải nhiệt, lương huyết, tiêu độc. Khi uống thuốc thấy tiêu chảy là khỏi bệnh vì thuốc đã thanh được huyết nhiệt, tiêu được nhiệt độc mà đi tiêu chảy.

Đối với những ai mắc phải căn bệnh này cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn kiêng. kiêng ăn nặng, chỉ nên ăn các thức ăn dễ tiêu. Khi chữa bệnh Sởi hoặc Đậu Lào nhớ nguyên nhân là do huyết nhiệt, tâm uất, bệnh tại huyết, vậy chỉ cần lương huyết tiêu độc đến khi khỏi.

Đặc biệt tuyệt đối không được dùng "Sâm,Kỳ,Truật”, các thuốc kháng sinh rất nguy hiểm cho người bệnh.

Ngoài ra, khi bị mắc Đậu Lào, người bệnh nên kiêng nước, tốt nhất tránh tắm nếu muốn tắm hãy dùng lá sông cho tà độc ra theo mồ hôi rồi dung nước sông tắm.

Hoang đường chữa Đậu Lào bằng lông gà

Mạng xã hội từng lan truyền một cách chữa cảm cúm, đau họng kéo dài khiến nhiều người quan tâm tính thực hư. Trên trang cá nhân của mình, nickname N.N.N chia sẻ: "Giờ mới biết thế nào là Đậu Lào! Chồng em bị cảm cúm, đau họng sổ mũi, người ê ẩm mệt mỏi từ Tết uống bao nhiêu thuốc cũng không khỏi hóa ra là bị Đậu Lào. Cứ đắp lông gà + tiết gà + nước chần gà đến đâu lau sạch đi đến đấy là thấy lông tơ màu trắng nổi lên, trong ảnh chỗ lông đó là 1/3 thôi, còn nhiều lắm cả lông ngắn lẫn dài".

Không chỉ đăng tải bài viết, chủ nhân của bài viết này còn kèm theo cả hình ảnh và video clip minh họa cho cách trị bệnh mà nhiều người xem cho rằng "mới thấy" hoặc "mới nghe qua lần đầu".

Ngay khi bài viết được đăng tải đã gây được sự chú ý rất lớn từ phía cộng đồng mạng bởi trong số họ, không ít người cũng có người thân bị chứng cảm cúm, ho, sổ mũi kéo dài, tuy nhiên hầu hết đều tỏ ra nghi ngờ cách chữa trị do "nó quá lạ" và không có tính khoa học.

Trong một cuộc trao đổi với phóng viên, bác sĩ Đỗ Tân Khoa, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học Cổ truyền TP HCM cho biết, các cách chữa trị trên chưa từng có trong sách vở điều trị bệnh của Đông y.

"Đông y chia thành 2 trường phái. Trường phái chính thống căn cứ vào tài liệu giáo khoa chính thống của trường lớp để chẩn đoán và điều trị. Trường phái kinh nghiệm dân gian cũng có một số cách điều trị riêng. Tuy nhiên, chữa cảm cúm và ho kéo dài bằng cách đắp lông gà trộn tiết gà và nước chần gà là hoàn toàn không đúng. Đặc biệt, việc rút lông ra từ cơ thể để trị bệnh là chuyện hoang đường không bao giờ có", bác sĩ Khoa nhận định.

Riêng tên bệnh đậu lào, ông Khoa cũng cho biết chưa từng được nhắc đến trong sách vở Đông y. "Đông y không hề gọi cảm thương hàn là đậu lào. Thương hàn là một bệnh riêng còn bệnh đậu lào tôi chưa nghe thấy bao giờ", bác sĩ Khoa nói.

Chữa trị như trên là hoàn toàn không đúng. "Tôi chưa thấy tài liệu này ghi nhận cách chữa trị này vì vậy người dân không nên nghe theo kẻo mang họa vào thân".

Bác sỹ Hùng chia sẻ nếu thực sự mắc bệnh thương hàn thì bệnh này là do vi khuẩn gây nên, không thể trị bằng cách đắp lông gà hay đánh gió. Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị vì nếu chậm trễ có thể tử vong.

Video liên quan

Chủ Đề