Cách điều trị lợn bị dịch tả Châu Phi

Dịch tả lợn Châu phi [ASF] hiện nay đang diễn biến phức tạp, bệnh chưa có Vacxin phòng ngừa và phương pháp điều trị hiệu quả. Khi dịch bùng phát phải tiêu hủy bắt buộc toàn bộ đàn lợn khi trong đàn đã có con nhiễm bệnh đồng thời cấm vận chuyển lợn ra, vào vùng dịch ít nhất 30 ngày sau khi xảy ra dịch bệnh. Vì vậy người chăn nuôi cần tìm hiểu các thông tin về sự nguy hiểm cũng như biện pháp phòng tránh để chủ động bảo vệ đàn lợn trước dịch bệnh nguy hiểm này.

          Tính chất nguy hiểm của dịch tả lợn Châu phi: Bệnh do virus gây ra, gây tỷ lệ chết cao, lên đến 100%. Lây lan rộng qua các phương tiện vận chuyển, vật chủ trung gian truyền bệnh và con người… Virus có sức đề kháng cao đối với môi trường, khi bệnh xảy ra có thể trở thành dịch và tồn tại nhiều năm, khó thanh toán dịch. Lợn nhiễm bệnh sẽ thải virus suốt đời. Bệnh không có thuốc điều trị, không có vacxin phòng bệnh.

          Triệu chứng và bệnh tích: Lợn bị nhiễm Dịch tả lợn Châu phi có nhiều triệu chứng và tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thời gian lợn ủ bệnh từ 4-19 ngày, ở thể cấp tính ủ bệnh 3-4 ngày. Lợn bệnh có triệu chứng giống lợn mắc dịch tả cổ điển. Khi mắc bệnh lợn bỏ ăn, sụt cân, ủ rũ, sốt đột ngột, sốt rất cao 42-43 độ C, vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng xuất huyết có màu sẫm xanh tím, có con có biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy, sảy thai, lợn chết nhanh, tỷ lệ chết rất cao [100%]. Ở lợn bị triệu chứng cấp tính, khi mổ khám thấy hạch bạch huyết sưng to, lách đen và sưng to, xuất huyết điểm trên bề mặt khí quản, tụ máu ở gan và túi mật sưng to. Khi lợn bị mãn tính: lợn còi cọc, hoại tử da hoặc viêm loét mãn tính, lợn có triệu chứng hô hấp và mãn tính. Mổ khám thấy xuất hiện hoại tử ở phổi, viên cơ tim, viêm khớp.

Cần thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học để phòng ngừa ASF xâm nhập vào trại chăn nuôi: Theo dõi chặt chẽ đàn lợn, áp dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi. Thực hiện chăn nuôi theo mô hình chuồng kín, thực hiện nguyên tắc cùng vào cùng ra. Xây dựng hệ thống chuồng nuôi có hàng rào bao quanh, có cổng, đảm bảo độ cao tối thiểu 1,5m và chắc chắn. Hạn chế tối đa người thăm quan ra vào khu chăn nuôi. Trang bị quần áo bảo hộ, ủng cho công nhân trong khu vực chăn nuôi và người thăm quan, trước mỗi cửa chuồng nuôi phải có hố sát trùng, người ra vào khu chuồng nuôi phải lội qua hố sát trùng, [nếu có điều kiện tiến hành sát trùng các dụng cụ cá nhân bằng tia UV của tất cả mọi người trước khi vào khu vực chăn nuôi]. Thực hiện tốt quy trình vệ sinh sát trùng với các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực chăn nuôi, khu vực chăn nuôi, khuôn viên trại, các thiết bị, dụng cụ trước khi đưa vào trại, dụng cụ chăn nuôi sau khi sử dụng, thiết bị, dụng cụ thu y như xilanh, kim tiêm…. Không dùng chung dụng cụ thú y giữa các dãy chuồng/trại. Vệ sinh và tiêu độc khử trùng chuồng trại ít nhất 1 lần/tuần. Hạn chế tối đa người ra, vào khu vực chăn nuôi. Kiểm soát chăt chẽ nguồn nước, đảm bảo nguồn nước sạch, đã được xử lý Chlorine khi sử dụng cho chăn nuôi. Thực hiện xử lý phân và nước thải chăn nuôi đúng quy trình, không thải phân và chất thải trực tiếp ra môi trường. Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm đưa vào trại và nguồn thức ăn cho lợn ăn. Không được mang thịt lợn sống không rõ nguồn gốc và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn chưa được nấu chín vào khu vực trại đang nuôi lợn. Định kỳ diệt vật chủ trung gian truyền bệnh côn trùng, ruồi, muỗi, thường xuyên đặt bẫy diệt chuột, quản lý chó, mèo và các đối tượng vật nuôi tự do khác vì đây là mối nguy hiểm tiềm tàng rất lớn có thể mang virus gây bệnh dịch tả và các bệnh khác vào trại. Không nuôi chung các vật nuôi khác như gà, vịt, lợn rừng cùng khu trại nuôi lợn.

Virus dịch tả lợn châu phi mẫn cảm với một số chất sát trùng thông thường. Một số chất sát trùng người chăn nuôi sử dụng diệt virus hiệu quả: Omnicide, Aldekol, Virkon. Các chất sát trùng như Sodium Chloride 0,8%, Hypochlorites –Chlorine 2,3%, Formalin 0,3%, Ortho-phenylphenol 3% có thể diệt Virus trong 30 phút.

Khi hộ nuôi nghi lợn mắc bệnh, cần phối hợp kịp thời với cơ quan thú y lấy mẫu để xét nghiệm. Không điều trị lợn mắc bệnh ASF, nghi mắc bệnh ASF, tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn và các sản phẩm từ lợn của hộ chăn nuôi khi có dịch theo đúng theo quy định. Thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao. Tại vùng dịch và vùng bị uy hiếp, thực hiện việc tổng vệ sinh và tiêu độc khử trùng liên tục 1lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên, 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm khi có con có triệu chứng nghi mắc ASF. Tái đàn lại sau 30 ngày tiêu hủy lợn và các sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh ASF và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đúng theo quy định. Cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng đàn, sau khi tái đàn 30 ngày lấy mẫu xét nghiệm, nếu âm tính với ASF mới tái đàn 100% tổng đàn.

Th.s Nguyễn Thị Dịu

Bệnh dịch tả heo Châu Phi tên tiếng Anh là African Swine Fever [ASF], bệnh Dịch tả heo cổ điển tên tiếng Anh là Classical Swine Fever [CSF] hoặc Hog cholera. Hai bệnh này do hai loại vi- rút hoàn toàn khác nhau gây ra nhưng triệu chứng và bệnh tích của hai bệnh này lại rất giống nhau nên khó phân biệt, chỉ có xét nghiệm trong phòng thí nghiệm mới phân biệt được bệnh. Hiện nay bệnh Dịch tả heo Châu Phi đang bùng phát mạnh tại Trung Quốc, gây chết heo 100% và nguy cơ lây lan sang nước ta là rất cao. Sau đây là một số đặc điểm giống và khác nhau giữa hai bệnh này:

Do bệnh DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI chưa có thuốc điều trị và chưa có vắc xin phòng bệnh nên biện pháp CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC để phòng bệnh phải đặc biệt quan tâm với các biện pháp sau đây:

1. Phải tiêm ngừa đầy đủ các bệnh truyền nhiễm cho heo khi heo đang còn khỏe mạnh.
2. Sát trùng chuồng trại định kỳ 2 lần một tuần ở tình trạng bình thường. Khi trong vùng chăn nuôi có dịch bệnh xảy ra thì 1-2 ngày sát trùng một lần với các thuốc sát trùng hiệu quả cao như BIODINE ®, BIO-GUARD, BIOXIDE, BIOSEPT ® hoặc BIO-KON.
3. Tăng cường sức đề kháng cho heo những lúc thời tiết thay đổi hoặc khi mới nhập heo vào trại bằng cách tiêm mỗi con 1 liều thuốc BIO-TULACIN 100 hoặc trộn thuốc BIO-TYLODOX PLUS vào thức ăn và cho ăn liên tục 5 ngày. Ngoài ra nên bổ sung thêm thuốc bổ BIO B.COMPLEX + A,D,E,C BIO ANTI-STRESS 4. Hạn chế người lạ vào trại. Xe ra vào trại phải phun xịt thuốc sát trùng kỹ lưỡng. 5. Không mua thịt heo bệnh từ nơi khác mang vào trại.

6. Phun xit ruồi, muỗi thường xuyên bằng thuốc BIO-DELTOX

7. Phải cho heo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn phải bảo quản kỹ và không bị ẩm mốc.

8. Cung cấp nước sạch cho heo uống. Nếu nghi ngờ nước uống bị nhiễm bẩn thì phài sát trùng bằng thuốc BIODINE ® trước khi dùng.


 

Hình 1.Heo bị chảy máu mũi [DTH Châu Phi]
 
Hình 2.Chảy máu ở hậu môn [Dịch tả heo Châu Phi]
 
Hình 3.Heo nái bị sẩy thai [Dịch tả heo Châu Phi]

Ban cố vấn kỹ thuật công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE
 

Trước đó, ngày 31.7, tại hộ bà Nhung xảy ra sự việc, chuồng nuôi 15 con heo của bà có kết quả xét nghiệm dương tính với dịch tả heo Châu Phi.

Tuy nhiên, bà Nhung có đơn xin giữ lại đàn heo trên để theo dõi và cho heo ăn bã hèm rượu kết hợp đổ hèm nóng ra nền chuồng và hun khói bằng mùn cưa để giữ ấm.

Qua thời gian theo dõi, đến ngày 4.8, bà Nhung thấy đàn heo ăn uống trở lại sau đó dần hồi phục, xét nghiệm lại có kết quả âm tính với dịch tả heo  Châu Phi.

Ngày 20.8, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai đã phối hợp với UBND xã Quang Trung kiểm tra tình hình cụ thể tại hộ bà Nhung. Theo đó, toàn bộ đàn heo 15 con có trọng lượng 30-50kg/con, khỏe mạnh, ăn uống bình thường. Đoàn đã lấy mẫu huyết thanh toàn bộ số heo trên [15 con] để gửi xét nghiệm tìm kháng thể đối với virus dịch tả heo Châu Phi.

Sau đó, bà Nhung tiếp tục nhận nuôi thử nghiệm đàn heo 20 con từ chủ hộ Nguyễn Duy Tài, ấp Bắc Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất [đàn heo này đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus dịch tả heo Châu Phi].

Tuy nhiên ngày 5.9, ông Ngô Thanh Tùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thống Nhất cho biết, đàn heo 20 con nuôi thử nghiệm tại hộ bà Đỗ Thị Nhung đã chết gần hết.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - thú y Trần Văn Quang cho biết, đối với trường hợp đàn heo 15 con của hộ bà Ðỗ Thị Nhung [ấp Nguyễn Huệ 2, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất], mới đây Chi cục Thú y vùng VI đã có kết quả xét nghiệm mẫu huyết thanh. Theo đó, các nhà chuyên môn hoàn toàn không tìm thấy kháng thể trên đàn heo 15 con đối với virus dịch tả heo Châu Phi.

“Chi cục Thú y vùng VI đã tiếp tục lấy mẫu huyết thanh của đàn heo 15 con nói trên và đàn heo 20 con khác bị nhiễm bệnh được đưa về nuôi ở hộ bà Nhung. Khi có kết quả xét nghiệm thêm lần này, Chi cục Thú y vùng VI mới có thể kết luận được”, ông Quang cho hay.

Video liên quan

Chủ Đề