Cách thu hoạch hạt ươi

Theo khảo sát thực tế của cơ quan chức năng, cây ươi rừng tại Quảng Nam năm nay có lượng hạt lớn. Do đó, nhằm ngăn chặn tình trạng người dân vào rừng để chặt hạ cây ươi lấy hạt, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam đã tăng cường nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ rừng [BVR] trong mùa ươi năm nay.

Ông Đinh Văn Hồng, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh [Vườn Quốc gia [VQG] Sông Thanh] cho biết, trong lâm phận VQG, qua theo dõi và báo cáo của các Tổ BVR trực thuộc thì trên địa bàn các xã trong lâm phận VQG, tình hình cây ươi đang đến mùa ra hoa, kết quả với số lượng rất nhiều.

Một khu rừng tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có nhiều cây ươi có hạt đã chín, sắp có thể thu hoạch.

Trước tình trạng này, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh đã có công văn yêu cầu các Tổ BVR trực thuộc tiến hành rà soát, thống kê những khu vực phân bố cây ươi trong lâm phận để có biện pháp bảo vệ; đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, bảo vệ nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý tình trạng khai thác ươi trái phép.

Bên cạnh đó, VQG Sông Thanh cũng tăng cường công tác phối hợp với các xã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ cây ươi; giúp người dân thấy rõ tầm quan trọng và giá trị kinh tế mang lại của cây ươi để từ đó có sự đồng thuận trong công tác bảo vệ.

Đồng thời, hướng dẫn người dân cách thức thu lượm hạt ươi bay, điền đầy đủ thông tin trên phiếu đăng ký thu lượm hạt ươi; nghiêm cấm người dân thu hái hạt ươi xanh, nghiêm cấm đưa dụng cụ, phương tiện vào rừng đặc dụng để khai thác, chặt hạ cây ươi.

Đến nay, VQG Sông Thanh đã tổ chức họp giao ban được 9/12 xã nằm trong lâm phận; tổ chức họp tuyên truyền 37/39 cuộc họp thôn, đang tiếp tục triển khai họp 2 thôn còn lại [dự kiến xong trước ngày 15/6].

Tại các cuộc họp, UBND các xã đã thống nhất với Phương án thành lập các Tổ tuần tra, chốt chặn có sự tham gia phối hợp của VQG Sông Thanh, UBND xã, Công an xã, Quân sự xã, Kiểm lâm địa bàn, Ban nhân dân thôn để bảo vệ cây ươi, ngăn chặn và xử lý các hành vi đưa người, phương tiện, công cụ, dụng cụ vào rừng trái pháp luật.

Tổ chức tuyên truyền cho người dân xã Đắc Pring, huyện Nam Giang về việc không được khai thác hạt ươi trái phép, nhất là chặt hạ cây ươi để lấy hạt.
Cán bộ VQG Sông Thanh phối hợp với UBND xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn tổ chức tuyên truyền các biện pháp bảo vệ rừng trong mùa ươi.

Ngoài ra, công tác phát triển rừng, nhân rộng và phát triển cây ươi bản địa cũng được lãnh đạo VQG Sông Thanh triển khai tại các cuộc họp, bằng hình thức thu mua hạt ươi bay của người dân thu lượm được về ươm giống và cấp lại cho người dân để trồng và bảo vệ.

Để ngăn chặn kịp thời và xử lý hiệu quả tình trạng người dân địa vào rừng tự nhiên chặt cây ươi để lấy hạt, chặt hạ cây rừng để khai thác lâm sản ngoài gỗ và các loài sống ký sinh [như cây phong lan, cây nấm,…], Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam đã có công văn, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Hạt Kiểm lâm, các Ban Quản lý rừng tăng cường kiểm tra, ngăn chặn tình trạng chặt hạ cây rừng để khai thác lâm sản ngoài gỗ.

Mọi trường hợp vi phạm đều phải được kiểm tra làm rõ và phải xử lý như đối với trường hợp phá rừng, khai thác gỗ trái phép. Thực hiện các giải pháp quyết liệt để BVR nói chung và bảo vệ cây ươi, cây phong lan nói riêng.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm, các chủ rừng, lực lượng chức năng và UBND các xã tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các đối tượng đến địa bàn quản lý để cư trú và xâm nhập trái phép vào rừng; kịp thời phát hiện, kiên quyết đẩy đuổi ra khỏi địa bàn và xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

Các Hạt Kiểm lâm, các Ban Quản lý rừng tăng cường các hoạt động tuần tra, truy quét tại các khu vực trọng điểm xảy ra tình trạng khai thác ươi và phong lan; đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển hạt ươi và phong lan trên các phương tiện giao thông.


Ươi là một loại cây rừng thân gỗ có đường kính gốc lên đến hơn 1m, cao từ 20-40m, trung bình cứ 4 năm lại cho trái chín 1 lần. Hạt ươi khô khi ngâm với nước thì nở rất to thành một chất nhầy màu nâu nhạt, vị hơi chát và mát, là một vị thuốc nam có nhiều tác dụng tích cực, giúp thanh nhiệt.

Ngọc Thi

Tỉnh Quảng Nam có hơn 466.000 ha rừng tự nhiên. Trong rừng có nhiều cây ươi sinh trưởng rải rác ở huyện miền núi Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn... Từ năm 2014 đến nay, cây ươi cho quả nhiều nên người dân đổ xô đi lấy.

Tháng 6, ươi chín đỏ cho đến cuối tháng 8. Quả ươi là loại dược liệu quý, lúc chín khô trên cây, gặp gió lớn sẽ bay xuống nên được gọi là ươi bay.

Năm nay ươi nhiều, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, nghiêm cấm khai thác theo kiểu tận diệt. Những hành vi đốn hạ cây, đóng đính vào thân cây trèo lên hái hạt ươi non bị xử lý.

Những ngày này trên các tuyến được vào rừng, lực lượng bảo vệ chốt chặn kiểm soát. Người dân muốn được khai thác ươi phải xin giấy đi nhặt ươi bay và cam kết không chặt hạ cây, đóng đinh trèo lên cây, hái và thu mua quả ươi non.

Tuy nhiên, nhiều người lén lút vào rừng khai thác hạt ươi trái phép. Một cây ươi cao 25 m, đường kính 40 cm, ở xã Trà Nú bị đóng đinh dày đặc. Đinh được đóng theo kiểu zích zắc với khoảng cách 50 cm để làm chỗ đứng leo đến ngọn.

Những cây định cắm sâu vào thân cây nhưng không được rút ra, để lâu ngày khiến nhựa chảy ra và thối xung quanh. "Việc đóng đinh làm ảnh hưởng quá trình sinh trưởng, ngoài ra cây bị vết thương nên sâu bệnh xâm nhập có thể chết", một cán bộ kiểm lâm tỉnh Quảng Nam nói.

Cây ươi trong rừng tự nhiên xã Trà Nú trước vào sau khi bị chặt cành nhánh. Cây ươi quả còn nhưng bị đóng đính leo lên chặt hết cành, ngọn cây trơ trụi vài cành lá.

Tương tự, tại xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, nhiều cây ươi bị đóng đinh vào thân kết hợp dùng dây buộc quanh làm thang để trèo lên ngọn chặt cành.

Tại huyện Phước Sơn, ngày 19/6, cơ quan chức năng phát hiện ông Trần Hữu Út, 46 tuổi, cùng ba người khác vào Vườn quốc gia Sông Thanh dùng cưa chặt hạ cây ươi có khối lượng hơn 5 m3, thu hái 25 kg hạt ươi.

Những cành ươi trĩu quả còn non được thu hái trái phép. Loại quả này có một hạt dính vào một cánh hoa hình bán nguyệt lớn.

Hạt ươi non được những người lén lút vào rừng trèo lên chặt cành lấy. Loại hạt này chất lượng không cao so với ươi chín rụng xuống đất.

Cây ươi có nhiều tên gọi như lười ươi, cây thạch, cây ươi bay, bàng đại hải, An Nam tử. Theo Đông y, ươi đi vào kinh phế, tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, thông tiện, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, đi cầu ra máu, chảy máu cam, viêm đường tiết niệu, nhức răng, đau mắt đỏ, mụn nhọt hoặc pha chế nước giải khát.

Giá bán loại ươi hạt còn non hơn 200.000 đồng; loại ươi bay trên 300.000 đồng/kg. Đây là nguồn thu nhập lớn đối với người dân miền núi nên nhiều vào rừng trèo lên cây lấy hạt. Nhiều tai nạn đã xảy ra. Trưa 1/7, em Hồ Văn Hà, 17 tuổi, xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn trèo lên cây ươi cao hơn 20 m bị rơi xuống tử vong. Trước đó năm 2014, 4 người chết khi trèo cây hái ươi.

Trèo cây lấy hạt ươi non. Video: Đắc Thành.

Đắc Thành

Video liên quan

Chủ Đề