Cách tính vốn góp bậc thang

Trả gốc lãi hàng tháng cho Ngân Hàng có 4 hình thức trả phổ biến hiện nay. Được áp dụng ở tất cả các Tổ Chức cho vay tiền hiện nay.

Góp gốc lãi đều hàng tháng hay gốc cố định lãi giảm dần theo dư nợ thực tế thì hình thức nào sẽ tốt hơn.

Bạn có biết mỗi hình thức có một ưu và nhược điểm riêng hay không?

Bạn hãy tưởng tượng rằng Bạn góp hàng năm trời nhưng thật sự nợ gốc đã trả cho Ngân Hàng vô cùng ít hay không?

Hãy đọc hết bài viết này Bạn sẽ thấy hình thức góp nào là có lợi nhất nào!

Gốc lãi hàng tháng đều trong suốt quá trình vay.

Gốc lãi đều hàng tháng tức là Ngân Hàng hoặc Công Ty Tài Chính sẽ tính 1 mức cố định gồm Gốc và Lãi cho khách hàng góp trong suốt thời gian vay.

Sau khi hết thời gian vay thì hết nợ, hình thức này 100% được áp dụng ở những khoản vay tín chấp.

Tại sao lại chỉ áp dụng cho tín chấp

Vì lãi suất khi ký kết lãi suất sẽ không thay đổi trong suốt quá trình vay.

  • Quản lý nợ dễ dàng hơn vì lịch trả nợ không thay đổi.
  • Khoản thu phí nếu khách hàng tất toán sớm sẽ có lợi hơn cho Ngân Hàng hoặc Công Ty Tài Chính.

Tại sao Tôi nói là có lợi cho Ngân Hàng, vậy thiệt là Bạn rồi! Vâng đúng là như vậy!

Tôi sẽ lấy 1 ví dụ cụ thể để Anh/chị hiểu:

lich trả nợ gốc lãi đều

Trong hình là Bạn đang vay 100trđ, thời gian trả 12 tháng gốc lãi đều là 8tr8.

Trường hợp anh/chị tất toán sau 6 tháng thì Gốc còn lại là hơn 51 trđ.

lịch trả nợ gốc cố định lãi giảm theo dư nợ thực tế

Còn nếu trả Gốc cố định lãi theo dư nợ thực tế thì Gốc chỉ còn 50 trđ.

Đương nhiên Gốc còn lại ít thì phí phạt cho anh/chị sẽ thấp hơn rồi.

Đây là Tôi ví dụ chỉ 12 tháng trả góp thôi, chứ lên đến 120 tháng thì mới thấy được sự khác biệt rõ ràng.

Ưu điểm của hình thức trả nợ Gốc và Lãi đều hàng tháng như sau:

  • Số tiền phải trả hàng tháng sẽ thấp hơn.
  • Nếu kinh doanh thì Vốn lưu động được giữ lại để tiếp tục xoay Vốn tạo lợi nhuận.
  • Khách hàng có tài chính yếu thông thường chọn phương thức trả nợ này để được đảm bảo khả năng trả nợ.

Nhược điểm

  • Gốc thực tế phải trả hàng tháng là quá ít.
  • Nếu như hệ thống báo SMS Ngân Hàng hoạt động yếu kém mà lại tăng lãi suất thì số tiền Bạn đóng hàng tháng không đủ trả lãi.
  • Phải thật sự thận trọng chọn phương thức trả nợ này vì nó rất nguy hiểm nếu lãi suất không thực sự ổn định.

Hình thức trả nợ Gốc Cố Định lãi giảm dần theo dư nợ thực tế.

Như hình vẽ ở hình thức 1 tôi có ví dụ.

Theo Tôi phương án này vẫn là tối ưu trong bối cảnh lãi suất được điều chỉnh 3 tháng 1 lần khá là biến động.

Nếu lãi suất có thay đổi thì số tiền Ta góp cũng thay đổi.

Thị trường thay đổi Ta thay đổi qua. Như vậy sẽ kịp thời thích nghi hơn so với hình thức 1.

Số tiền tất toán cũng được giảm nhanh chóng và phí phạt cũng ít hơn hình thức 1.

Hình thức này được áp dụng nhiều nhất ở khoản vay thế chấp với thời gian dài tránh rủi ro cho Ngân Hàng.

Hình thức Gốc bậc thang Lãi theo dư nợ thực tế.

Đây là hình thức được tối ưu giữa Hình thức 1 và hình thức 2.

Hình thức này na ná hình thức 1 nhưng có sự khác biệt như sau:

Gốc sẽ tăng dần theo thời gian [hình thức 1 giống như này] chủ động của phương án góp [hình thức 1 thì không].

Lãi suất cũng giảm dần theo dư nợ thực tế nếu lãi tăng thì vẫn chủ động được.

Hình thức cuối cùng là Lãi hàng tháng Gốc đáo hạn cuối kỳ

Hình thức này được áp dụng nhiều nhất sản phẩm vay kinh doanh thế chấp tài sản để khách hàng hoặc Công Ty có thể chủ động được tiền gốc để tiếp tục tạo lợi nhuận.

Như vậy Tôi đã chia sẻ cho Anh/chị xong 4 hình thức trả góp cho Ngân Hàng rồi.

Lời khuyên

Theo cá nhân Tôi thì nên chọn 2 hoặc 3. Nhưng cũng còn 1 số Ngân Hàng cho vay thế chấp không cho Bạn chọn lựa đâu nhé. Bắt buộc chọn phương án 2.

Ngoài ra, cần phải vay thế chấp những Ngân Hàng uy tín, có hệ thống Công Nghệ tốt thì ta kiểm tra hoặc nhận thông báo về khoản vay cũng tốt hơn.

Chứ như PGBank hay CBB những Ngân Hàng nhỏ thì rất dễ sập với phương án 1.

Còn những khoản vay tín chấp là bất khả kháng rồi, không được lựa chọn.

Cám ơn anh/chị đã theo dõi Bài Viết

Chúc anh/chị 1 ngày vui vẻ.

Hiện có hai cách tính lãi vay: tính trên dư nợ giảm dần hoặc tính lãi suất [LS] trên dư nợ ban đầu. Tùy theo mỗi cách tính mà số tiền người vay phải trả NH khác nhau. Chẳng hạn, một khoản vay 100 triệu đồng, thời gian vay 3 năm, lãi suất vay 12%/năm tính trên dư nợ giảm dần, trong tháng vay đầu tiên khách hàng trả NH gốc và lãi khoảng 3,8 triệu đồng.

Do số tiền gốc trả dần hằng tháng được trừ đi nên tháng cuối cùng số tiền gốc và lãi mà khách hàng phải trả cho NH chỉ khoảng 2,8 triệu đồng. Trong trường hợp LS vay cố định 3 năm [thường LS vay tính trên dư nợ giảm dần sẽ thay đổi 3 hoặc 6 tháng 1 lần], phần lãi mà khách hàng phải trả cho khoản vay 100 triệu đồng là 18,5 triệu đồng.


Cũng với số tiền vay 100 triệu đồng, thời gian vay 3 năm nhưng LS cho vay là 8,5%/năm, phương thức tính lãi trên dư nợ ban đầu, mỗi tháng khách trả gốc và lãi NH khoảng 3,5 triệu đồng. Số tiền này trả đều hằng tháng nên tính ra trong 3 năm, số lãi mà khách hàng trả NH khoảng 25,5 triệu đồng.

Một số người bị con số “đánh lừa”, vì cứ nghĩ mức LS thấp hơn thì trả lãi ít hơn... Vấn đề nằm ở chỗ phương thức tính lãi trên dư nợ ban đầu hay giảm dần, vì thế người vay cần lưu ý kỹ điều này trước khi ký hợp đồng vay vốn

Trưởng phòng quản lý tín dụng cá nhân một NH cổ phần ở TP.HCM cho rằng, “Khi tiếp cận với NH để làm hồ sơ vay, khách hàng thường hay nhìn vào mức LS cho vay NH đưa ra mà ít quan tâm đến phương thức trả lãi như thế nào. Một số người bị con số “đánh lừa”, vì cứ nghĩ mức LS thấp hơn thì trả lãi ít hơn. Qua ví dụ trên cho thấy, mức LS vay chỉ 8,5%/năm nhưng khách hàng lại phải trả tiền lãi NH nhiều hơn mức LS 12%/năm. Vấn đề nằm ở chỗ phương thức tính lãi trên dư nợ ban đầu hay giảm dần, vì thế người vay cần lưu ý kỹ điều này trước khi ký hợp đồng vay vốn”, Trưởng phòng quản lý tín dụng cá nhân một NH cổ phần ở TP.HCM phân tích.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng lưu ý phương pháp tính lãi trên dư nợ giảm dần hay ban đầu đều có ưu điểm và khuyết điểm. Với cách tính trên dư nợ ban đầu, mức LS sẽ được duy trì suốt thời gian vay, số tiền trả hằng tháng được cố định mà không cần phải tính toán lại từng tháng. Tuy nhiên, nếu khách chọn phương thức này, mức LS vay phải thật sự thấp hơn nhiều so với dư nợ giảm dần được áp dụng tại cùng thời điểm; đồng thời không nên chọn thời gian vay quá dài. Thời gian vay càng dài đồng nghĩa với số tiền lãi mà khách hàng phải trả càng cao, tỷ lệ lãi trên vốn ở mức khó chấp nhận.

Trường hợp khách chọn vay theo phương pháp tính lãi trên dư nợ giảm dần, số tiền lãi phải trả NH dựa vào số tiền gốc thời điểm đó. Tuy nhiên, người vay gặp phải rủi ro là LS vay sẽ thay đổi vào những tháng sau đó, không thể dự trù được vì NH luôn áp LS theo từng thời điểm thực tế và… có lợi cho NH. Thực tế, thời gian qua có những trường hợp khi khách hàng vay, LS ban đầu chỉ 11 - 12%/năm nhưng sau đó LS lên đến 24 - 25%/năm, dẫn đến tiền lãi trả NH tăng chóng mặt. Một khi lâm vào tình cảnh khó trả nợ, không trả nợ đúng hạn, khách có thể sẽ bị.

[Theo Thanhnien]

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Với cách tính lãi suất vay vốn trả góp ngân hàng tín chấp hiện nay nhiều khách hàng vẫn chưa hiểu rỏ. Để chi tiết hơn Vaynhanh24h sẽ phân tích chi tiết hình thức này để khách hàng nhìn tổng quan hơn để lựa chọn gói vay phù hợp nhất.

Trong vay vốn ngân hàng trả góp, câu chuyện về cách tính lãi suất vay vẫn luôn là bài toán nan giải với bất kì khách hàng nào. Người đi vay cần được trang bị những kiến thức cơ bản về cách tính lãi suất vay ngân hàng hiện nay. Để giúp khách hàng có được quyết định vay vốn phù hợp nhất, chúng tôi sẽ chia sẻ 2 công thức tính lãi phổ biến nhất qua bài viết dưới đây.

các ngân hàng đưa ra mức lãi suất ưu đãi


Trước hết, khi trao đổi với ngân hàng về các khoản vay trả góp, khách hàng nên tìm hiểu về lãi suất và các quy định về cách tính lãi của ngân hàng bằng các câu hỏi như:

- Mức lãi suất vay trả góp được xác định như thế nào?

- Lãi suất áp dụng trong thời gian bao lâu và lúc nào mức lãi suất sẽ thay đổi?

- Căn cứ để thay đổi lãi suất cho vay là gì?

- Biên độ dao động lãi suất là bao nhiêu?

- Bảng phương án trả nợ gốc lãi cụ thể thế nào?

Dựa trên những thông tin ngân hàng cung cấp, khách hàng có thể xác định được mức lãi trả góp trong quá trình vay vốn, từ đó lựa chọn được khoản vay phù hợp nhất.

Ngày nay, khi vay tín chấp tiêu dùng ở các ngân hàng, khách hàng sẽ thường nghe đến hai phương thức tính lãi phổ biến nhất đó là tính lãi trên dư nợ gốc và tính lãi trên dư nợ giảm dần.

 Cách làm hồ sơ vay tín chấp đã bị từ chối?  


1.Phương thức tính lãi trên dư nợ gốc:

Là lãi được tính trên khoản vay ban đầu của khách hàng trong suốt thời hạn vay.

Ví dụ: Dư nợ gốc là 50 triệu, lãi suất 12%năm, vay trong thời hạn 12 tháng thì trong suôt 12 tháng, số tiền lãi mỗi tháng sẽ bằng 50.000.000 x 12%/12 = 500.000 đồng.

Cách tính này thường áp dụng ở các khoản vay trả góp nhỏ, phục vụ mục đích mua sắm thông thường như mua tivi, tủ lạnh, xe máy, điện thoại,…

Trường hợp vay tiền tín chấp ngân hàng không cần thẩm định tại nhà sẽ giúp bạn có thêm cơ hội có được khoản vay tín chấp ưu đãi nhất!


vay tiền ngân hàng


2.Phương thức tính lãi trên dư nợ giảm dần:

Là lãi được tính trên số tiền thực tế khách hàng còn nợ. Theo đó, mức tiền lãi sẽ giảm dần tương ứng với số dư nợ giảm dần. Đây là cách tính phổ biến trong cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại.

Ví dụ: Vay 50 triệu trong thời hạn 12 tháng, lãi suất 12%năm

-Tháng đầu, dư nợ: 50 triệu, lãi = 50 triệu x 12%/12 = 500.000 đồng

-Tháng thứ hai: trả gốc 5 triệu, lãi = [50-5] x 12%/12 = 450.000 đồng

Cứ như vậy, lãi sẽ được tính tương tự như trên.

Một thực tế là mức lãi suất ngân hàng kí kết với khách hàng trong hợp đồng vay vốn có thể không cố định trong suốt thời gian vay, đồng nghĩa với việc có thể khách hàng sẽ chịu thêm chi phí phát sinh nếu mức lãi suất điều chỉnh tăng. Chính vì vậy để tránh thiệt hại không lường trước, khách hàng cần tìm hiểu kỹ cách tính lãi suất vay ngân hàng khi quyết định vay tiêu dùng tín chấp.

Để thuận lợi và nhanh chóng nhất khi vay tiền ngân hàng lãi suất thấp, quý khách hàng hãy liên hệ với chuyên viên tư vấn của vaynhanh24h. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cách tính lãi suất vay cụ thể cho khoản vay của bạn, giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và chủ động trong việc trả nợ của mình.

Video liên quan

Chủ Đề