Cách hâm com nguội bằng lò vi sóng

bởi Lùn Lém Lĩnh

Mon, 02 Nov 2015 00:00:00 GMT

Trời mùa đông rất lạnh vì thế cơm nguội để từ trưa đến chiều nhanh bị khô và cứng. Sẽ rất lãng phí nếu bạn bỏ đi cơm nguội. Nhiều người đem cơm nguội nấu lại nhưng sẽ làm nhạt bớt cơm. Cách tiết kiệm hiệu quả nhất chính là đem cơm nguội lên hấp. Nhưng hấp bằng cách nào để có được những bát cơm dẻo thơm như cơm mới thì phải cần có bí quyết, chị em cùng tham khảo nhé!

Thật phí khi bạn bỏ đi phần cơm nguội vẫn còn dùng được. Thế nên, hãy nhanh tay bỏ túi các tuyệt chiêu sau hấp cơm nguội ngon như cơm vừa nấu để xứng danh những bà mẹ đảm nhé!

Trời mùa đông rất lạnh vì thế cơm nguội để từ trưa đến chiều nhanh bị khô và cứng. Sẽ rất lãng phí nếu bạn bỏ đi cơm nguội. Nhiều người đem cơm nguội nấu lại nhưng sẽ làm nhạt bớt cơm. Cách tiết kiệm hiệu quả nhất chính là đem cơm nguội lên hấp. Nhưng hấp bằng cách nào để có được những bát cơm dẻo thơm như cơm mới thì phải cần có bí quyết, chị em cùng tham khảo nhé!

Hấp cơm nguội bằng nồi cơm điện

Cách này rất đơn giản và hiệu quả. Chị em có thể cho ít nước vào nồi cơm điện, cơm nguội cho vào tô rồi cũng bỏ vào nồi. Tiếp đó, bật nút nấu và chỉ vài phút là cơm nóng mà còn như mới nấu.

Hấp cơm nguội bằng lò vi sóng

Nếu không thích hấp cơm bằng nồi cơm điện, bạn có thể hấp cơm nguội bằng lò vi sóng ngon như cơm mới nấu, không bị khô chút nào cả.

Chị em chỉ cần cho cơm nguội vào chén [chuyên dùng cho lò vi sóng]. Lấy màng bọc thực phẩm bọc kín bát cơm lại. Sau đó cho vào nồi vi sóng quay, cơm rất ngon và không bị khô.

Hấp cùng cơm mới

Nếu chị em đang nấu thêm cơm mới thì cũng có thể cho cơm nguội vào cơm mới để hấp cùng bằng cách: Đợi sau khi nồi cơm mới cạn, dùng muôi khoét một chút cơm mới vừa bằng chỗ cơm nguội. Sau đó, đổ vào đó chút nước nóng và cho cơm nguội vào, lấy cơm mới vun lấp lại.

Cứ thế, để cơm nhỏ lửa. Nếu dùng nồi cơm điện thì bật lại nấc nấu [cooking]. Khi nào hơi bốc lên là có được cơm nguội vừa ngon vừa nóng rồi.

Hấp lại không cần dùng nước

Cơm ăn nếu không hết thì chị em nhớ để vào tủ lạnh bảo quản. Rồi đợi đến bữa sau, khi nấu chỉ cần cho cơm vào rổ vo nhẹ cơm rồi cho vào nồi cơm điện nhấn nút. Khi ăn, cơm nguội mà vẫn như cơm mới [không phải cho thêm nước] đấy nhé!

Hấp cơm như hông xôi

Nếu phần cơm nguội có khả năng làm át mùi thơm của cơm mới, bạn nên đem hấp riêng như cách hấp xôi. Như vậy, bạn cần phải dùng xửng và một cái nồi đã cho ít nước. Bạn cho phần cơm nguội vào xửng và hấp với một ít lá dứa để cơm thơm hơn.

Khi hấp cơm cho thêm ít muối hoặc ít dầu và làm rã cơm trước khi hấp

Trước khi hấp cơm theo các cách trên, bạn có thể cho thêm chút xíu muối hoặc vài giọt dầu để cơm nóng và dẻo hơn. Để giúp phần cơm hấp được tơi ngon như cơm mới, bạn nên rã cơm trước khi cho vào nồi hấp. Như vậy, bạn vẫn có thể dùng cơm nguội ngon miệng chẳng khác gì cơm nóng với các món mặn hấp dẫn.

Nhanh tay cùng Cooky bỏ túi những bí quyết hấp cơm ngon ở trên nhé!

Xem thêm:

Xem nội dung đầy đủ

1. Trứng luộc chín

Dù để cả vỏ hay đã bóc vỏ, trứng luộc kỹ bỏ vào lò vi sóng cũng sẽ khiến hơi ẩm bốc lên, tạo ra sự tích tụ hơi nước, biến lò thành một nồi áp xuất và trứng có thể phát nổ. Đáng sợ hơn, trứng sẽ không vỡ trong lò vi sóng khi đang được làm nóng mà nổ sau đó. Điều đó có nghĩa là trứng nóng có thể rơi vào tay, vỡ trên đĩa hay thậm chí là ở trong miệng khi ăn. Để tránh trứng phát nổ, hãy cắt nó thành từng mảnh trước khi hâm lại hoặc tốt hơn nữa là không dùng lò vi sóng để làm nóng trứng.

2. Sữa mẹ

Nhiều bà mẹ làm đông và lưu trữ sữa để dùng sau này, tuy nhiên, tuyệt đối không dùng lò vi sóng để rã đông và hâm nóng sữa. Lò vi sóng sẽ làm ấm sữa không đều, có thể khiến bé bị bỏng miệng và cổ họng. Việc để sữa trong bình nhựa rồi hâm nóng trong lò vi sóng có thể gây ung thư

FDA khuyến cáo mọi người nên làm ấm sữa mẹ và sữa công thức bằng cách bỏ vào nồi nước sôi trên bếp thông thường hoặc nhúng vào nước sôi để rã đông.

3. Thịt chế biến sẵn

Thịt chế biến sẵn thường chứa hóa chất và chất bảo quản để kéo dài hạn sử dụng. Lò vi sóng có thể khiến những chất này trở nên có hại cho sức khỏe.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hâm nóng thịt chế biến sẵn bằng lò vi sóng góp phần hình thành các sản phẩm oxy hóa cholesterol, có liên quan đến sự phát triển của bệnh tim mạch vành.

4. Cơm nguội

Khi hâm nóng lại cơm bằng lò vi sóng có thể gây ngộ độc thực phẩm. Có một loại vi khuẩn kháng thuốc là Bacillus cereus hiện diện trong cơm. Nhiệt của lò vi sóng khi giết chết vi khuẩn này có thể tạo ra các bào tử độc hại.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một khi cơm được đưa ra khỏi lò vi sóng và để ở nhiệt độ phòng, bất cứ bào tử nào trong đó đều có thể nhân lên và gây ngộ độc thực phẩm. Có 2 hình thức ngộ độc là tiêu chảy hoặc buồn nôn và nôn.

5. Thịt gà

Nhiệt của lò vi sóng không tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn bởi nó làm nóng từ ngoài thay vì làm nóng từ bên trong. Một số loại thực phẩm khi hâm nóng bằng lò vi sóng dễ gây bệnh nếu các tế bào vi khuẩn sống sót. Đó là lý do tại sao thịt gà có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella nếu được nấu bằng lò vi sóng.

Trước khi ăn thịt gà, bạn phải nấu chín kỹ để loại bỏ tất cả các vi khuẩn hiện tại. Vì lò vi sóng không nấu chín hoàn toàn hoặc chín đều thịt nên có khả năng vi khuẩn sẽ sống sót.

6. Rau xanh

Nếu bạn muốn tiết kiệm cần tây, cải xoăn hoặc rau bina để ăn cho bữa tiếp theo thì hãy hâm nóng chúng bằng lò nướng thông thường thay vì lò vi sóng. Khi nấu trong lò vi sóng, các nitrat tự nhiên [rất tốt cho cơ thể người] có thể chuyển thành nitrosamine, một chất có thể gây ung thư.

7. Củ cải đường

Củ cải đường hâm nóng bằng lò vi sóng cũng chuyển đổi hóa học giống như rau bina. Củ cải đường và củ cải là loại thực phẩm giàu nitrat, vì vậy, không dùng lò vi sóng để hâm hay nấu.

8. Ớt cay

Khi ớt được hâm bằng lò vi sóng, chất capsaicin tạo vị cay cho ớt sẽ được giải phóng vào không khí. Trong không khí, chất này có thể gây cay nóng mắt và cổ họng. Trước đây từng có trường hợp một tòa chung cư ở Rochester, New York phải sơ tán sau khi có người nấu hạt tiêu trong lò vi sóng khiến cư dân bị ho và khó thở.

9. Trái cây

Nho khi nấu trong lò vi sóng sẽ không biến thành nho khô mà tạo thành plasma. Đây là dạng vật chất được tạo ra khi khí gas bị ion hóa và hình thành dòng điện. Một nhà khoa học tại Anh đã làm thí nghiệm cho thấy 2 miếng nho bỏ vào lò vi sóng có thể tạo ra lượng plasma đủ để làm chảy một lỗ ở hộp nhựa đựng chúng.

Các loại trái cây khác khi bỏ vào lò vi sóng có thể không tạo ra plasma nhưng vẫn để lại một mớ hỗn độn. Toàn bộ trái cây khi bị hâm nóng cũng sẽ tạo ra hơi nước và có thể gây nổ khi đang được hâm trong lò vi sóng.

10. Khoai tây

Bạn vẫn có thể nấu khoai tây sống bằng lò vi sóng, nguy hiểm chỉ đến khi bạn hâm nóng lại khoai tây đã nấu chín. Bọc khoai tây bằng giấy bạc sẽ bảo vệ vi khuẩn C. botulinum khỏi nhiệt độ. Điều đó có nghĩa là vi khuẩn vẫn có thể phát triển mạnh nếu khoai tây để ở nhiệt độ phòng quá lâu và có thể gây ngộ độc.

MẸO HÂM NÓNG THỨC ĂN BẰNG LÒ VI SÓNG KHÔNG BỊ KHÔ CỨNG

Bạn lỡ nấu quá nhiều thức ăn nhưng không phải lúc nào cũng có thể ăn hết. Vậy làm thế nào để hâm nóng lại thức ăn mà vẫn giữ được sự thơm ngon như ban đầu?

Sử dụng lò vi sóng [còn được gọi là lò vi ba] để hâm nóng lại thức ăn nguội là công việc đã rất quen thuộc với mỗi gia đình. Không cần mất công mở bếp, bắc nồi đun nấu lại, chỉ cần lấy thức ăn từ tủ lạnh ra, đặt vào lò, chọn chế độ và thời gian thích hợp, sau đó đợi vài phút là có ngay món ăn nóng hổi. Lò vi sóng dần trở nên không thể thiếu trong gian bếp của gia đình bận rộn. Trong các văn phòng, công ty cũng có lò vi sóng để nhân viên có thể mang thức ăn từ nhà và hâm nóng lại cho bữa trưa, vừa tiết kiệm lại đảm bảo vệ sinh.

Đặc biệt, với các món ăn khô, việc đun nóng trên bếp không chỉ mất công mà còn ít nhiều làm thức ăn mất ngon. Ví dụ như món thịt rang, dùng chảo rang lại nhiều lần thịt sẽ bị khô, thịt luộc đem luộc đến lần thứ 2 là thịt đã bị bã, các món thịt rán lại càng dễ bị khô khi chiên rán lại… Các món xào, luộc, rang, nướng, rau củ tươi thường bị khô, bã sau khi hâm nóng lại nhiều lần

Để hâm nóng lại các món ăn khô thì dùng lò vi ba để làm nóng thức ăn mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon là phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên, kể cả khi hâm nóng bằng lò vi sóng các món ăn này dễ bị bức xạ nhiệt làm mất nước, món ăn sẽ bị khô cứng hơn, mất hấp dẫn.

Vi sóng các món rất khô như bánh mì, thịt rán, xúc xích nếu không dùng cách phù hợp sẽ bị khô cứng, ăn không còn ngon nữa

Nhiều người chọn chế độ vi sóng nhẹ nhất hoặc đậy kín đồ ăn trong hộp để thức ăn bớt khô hơn, nhưng hiệu quả vi sóng sẽ không cao, mất nhiều thời gian hơn so với thông thường, đòi hỏi phải có hộp đựng chuyên dụng cho lò vi sóng, thức ăn bị đậy kín bị hấp hơi nước.

Giải pháp để khắc phục vấn đề này cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần đặt thêm một ly, bát nước vào lò khi muốn hâm nóng lại món ăn khô bằng lò vi sóng.Sau đó chọn chế độ và thời gian hâm nóng thức ăn như bình thường.

Thay vì để món ăn một mình, hãy để thêm một ly nước

Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng là thức ăn được đốt nóng bởi các phân tử nước. Sự đốt nóng chia ra làm hai giai đoạn: Nước chứa trong thức ăn được hâm nóng bằng các sóng cực ngắn và nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn. Vì vậy để làm nóng thức ăn sẽ tiêu hao rất nhiều nước, dẫn đến thức ăn nóng hổi nhưng bị khô, để thời gian quá lâu có thể bị khô cứng, quắt lại không ăn được nữa.

Khi bạn đặt ly nước vào hâm nóng cùng thức ăn trong lò vi ba, nước sẽ hấp thụ một số bức xạ sóng và cho kết quả tốt hơn, món ăn sẽ thơm ngon, không lo bị khô cứng.

Ly nước để kèm bạn có thể dùng nước lã, không cần phải là nước sôi

Nếu là hâm nóng lại cơm canh, chỉ cần đặt bát nước canh và thức ăn cùng lúc sẽ có hiệu quả tương tự, thay vì hâm nóng riêng hai thứ mất thời gian hơn mà thức ăn lại bị khô. Đặt trà, sữa vào hâm nóng cùng lại càng tiện lợi.

Sau khi quay bằng lò vi sóng, đổ ly nước kia đi nếu là nước lã còn nếu đặt canh, sữa vào hâm nóng cùng thì vẫn có thể ăn, uống nước đó bình thường, chú ý cẩn thận bị bỏng tay. Bạn lưu ý đặt nước trong cốc, bát bằng thủy tinh, gốm sứ vững chãi. Không dùng các vật dụng không nên cho vào lò vi sóng nhưvật liệu nhôm, kim loại, túi giấy, hộp đựng thực phẩm dùng một lần...

Áp dụng mẹo nhỏ này sẽ giúp lò vi sóng hoạt động hiệu quả hơn, bạn không cần phải mất công nấu lại món ăn trên bếp mà thức ăn vẫn nóng hổi, thơm ngon.

Video liên quan

Chủ Đề