Cách nâng cao điểm số

Mặc dù học sinh chúng mình vừa mới quay lại trường nhưng cũng không còn cách kì thi cuối kì bao lâu nữa. Kì thi cuối kì khá quan trọng vì ảnh hưởng đến học lực cả năm, vì vậy mà nhiều bạn học sinh không tránh khỏi lo lắng.

Hiểu được điều đó nên Kiến Guru gửi đến bạn 4 mẹo sau đây để bạn vượt qua kì thi này một cách tốt nhất.

1. Ngủ đủ giấc


Bạn sẽ không thể nào tiếp thu và ghi nhớ những kiến thức đã học trong trạng thái buồn ngủ, lơ mơ. Hãy chắc chắn rằng bạn ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng học tập. Việc ngủ đủ giấc còn giúp bạn luôn tươi tỉnh và tràn đầy năng lực trong giờ học trên lớp, từ đó mà tiếp thu kiến thức tốt hơn.

2. Không nên thức khuya, hãy học vào buổi sáng

Đa phần các bạn học sinh đều có suy nghĩ thức khuya học bài sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn so với học buổi sáng. Trên thực tế, bộ não qua một ngày dài hoạt động đã rất mệt mỏi, nếu bạn cố gắng nhồi nhét them kiến thức vào ban đêm thì chỉ khiến  bạn căng thẳng hơn mà không thể nhớ bài.

Ngược lại, từ 4 giờ - 7 giờ sáng lại là lúc tốt nhất để bạn học bài, đặc biệt là các môn phải học thuộc. Bởi  vì lúc này bộ não đã được nghỉ ngời và “sạc pin” đầy đủ, và không gian thời điểm này khá yên tĩnh nên sẽ giúp bạn ghi nhớ bài rất hiệu quả

3. Hạn chế tối đa các tác nhân gây phân tâm


Điện thoại là một thứ có sức quyến rũ vô cùng lớn, khiến bạn dễ xao nhãng và cuốn theo nó mà quên mất rằng mình đang học bài. Vì vậy, khi bước vào bàn học, bạn cần phải để điện thoại càng xa càng tốt, tắt chuông, tắt thông báo, tắt wifi để chúng không làm bạn phân tâm khi đang tập trung vào sách vở

4. Lên lịch trình học cụ thể


Để tránh tình trạng ngẫu hứng thích gì học đó, đến khi thì mới phát hiện ra mục này mình chưa ôn, môn này mình chưa học kĩ, thì các bạn cần lên một danh sách cụ thể các môn phải học để thi, bao gồm những nội dung nào. Sau đó phân bổ thời gian, giờ nào ngày nào học môn gì nội dung gì.

Để có động lực hơn, bạn có thể trang trí bảng kế hoạch ôn thi của mình bằng những hình ảnh dễ thương, sinh động mà mình thích.

Trên đây là 4 mẹo để giúp bạn ôn thi cuối kỳ hiệu quả hơn. Nếu bạn còn có mẹo nào giúp ôn thi tốt hơn thì hãy chia sẽ ngay với Kiến Guru nhé.

Ngoài ra, các bạn cũng đừng quên Ứng dụng học tập Kiến Guru có rất nhiều đề thi ở tất cả các khối lớp để các bạn luyện thi thử, trang bị kĩ năng làm bài thi cũng như tâm lý để khi bước vào phòng thi, bạn sẽ đạt kết quả tốt nhất

Page 2

Mặc dù học sinh chúng mình vừa mới quay lại trường nhưng cũng không còn cách kì thi cuối kì bao lâu nữa. Kì thi cuối kì khá quan trọng vì ảnh hưởng đến học lực cả năm, vì vậy mà nhiều bạn học sinh không tránh khỏi lo lắng.

Hiểu được điều đó nên Kiến Guru gửi đến bạn 4 mẹo sau đây để bạn vượt qua kì thi này một cách tốt nhất.

1. Ngủ đủ giấc


Bạn sẽ không thể nào tiếp thu và ghi nhớ những kiến thức đã học trong trạng thái buồn ngủ, lơ mơ. Hãy chắc chắn rằng bạn ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng học tập. Việc ngủ đủ giấc còn giúp bạn luôn tươi tỉnh và tràn đầy năng lực trong giờ học trên lớp, từ đó mà tiếp thu kiến thức tốt hơn.

2. Không nên thức khuya, hãy học vào buổi sáng

Đa phần các bạn học sinh đều có suy nghĩ thức khuya học bài sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn so với học buổi sáng. Trên thực tế, bộ não qua một ngày dài hoạt động đã rất mệt mỏi, nếu bạn cố gắng nhồi nhét them kiến thức vào ban đêm thì chỉ khiến  bạn căng thẳng hơn mà không thể nhớ bài.

Ngược lại, từ 4 giờ - 7 giờ sáng lại là lúc tốt nhất để bạn học bài, đặc biệt là các môn phải học thuộc. Bởi  vì lúc này bộ não đã được nghỉ ngời và “sạc pin” đầy đủ, và không gian thời điểm này khá yên tĩnh nên sẽ giúp bạn ghi nhớ bài rất hiệu quả

3. Hạn chế tối đa các tác nhân gây phân tâm


Điện thoại là một thứ có sức quyến rũ vô cùng lớn, khiến bạn dễ xao nhãng và cuốn theo nó mà quên mất rằng mình đang học bài. Vì vậy, khi bước vào bàn học, bạn cần phải để điện thoại càng xa càng tốt, tắt chuông, tắt thông báo, tắt wifi để chúng không làm bạn phân tâm khi đang tập trung vào sách vở

4. Lên lịch trình học cụ thể


Để tránh tình trạng ngẫu hứng thích gì học đó, đến khi thì mới phát hiện ra mục này mình chưa ôn, môn này mình chưa học kĩ, thì các bạn cần lên một danh sách cụ thể các môn phải học để thi, bao gồm những nội dung nào. Sau đó phân bổ thời gian, giờ nào ngày nào học môn gì nội dung gì.

Để có động lực hơn, bạn có thể trang trí bảng kế hoạch ôn thi của mình bằng những hình ảnh dễ thương, sinh động mà mình thích.

Trên đây là 4 mẹo để giúp bạn ôn thi cuối kỳ hiệu quả hơn. Nếu bạn còn có mẹo nào giúp ôn thi tốt hơn thì hãy chia sẽ ngay với Kiến Guru nhé.

Ngoài ra, các bạn cũng đừng quên Ứng dụng học tập Kiến Guru có rất nhiều đề thi ở tất cả các khối lớp để các bạn luyện thi thử, trang bị kĩ năng làm bài thi cũng như tâm lý để khi bước vào phòng thi, bạn sẽ đạt kết quả tốt nhất

Có điểm mới học!


Bảo Hòa [lớp 10 trường THPT G] khá chăm chỉ và siêng năng nhưng cô nàng chỉ học bài khi biết chắc chắn rằng hôm đó có kiểm tra hoặc cần học để làm bài tập lấy điểm. Nếu đã có điểm rồi thì Hòa cũng không cần học nữa. Thường thì cô nàng hay xung phong xin trả bài trước, khi có điểm rồi thì bắt đầu lơ là với môn đó, tập trung học những môn khác để được điểm cao. Hòa quan niệm: “Mình học như thế là còn chăm đấy chứ! Ít ra mình có mục tiêu là điểm số, thế là tốt rồi. Có nhiều bạn còn chẳng thèm hoc nữa kìa!”


Diễm My [lớp 11 trường THPT M] chỉ giơ tay phát biểu khi có điểm cộng, chỉ làm bài khi chắc ăn rằng bài đó sẽ được thầy cô kiểm tra và chấm điểm. Đến ngày thi, My cũng chỉ học những gì chắc chắn được ra đề, còn những môn My không thích hoặc học không tốt bằng người khác, cô nàng sẽ tranh thủ hỏi bài mọi người xung quanh trong giờ kiểm tra. My bày tỏ: “Học như vậy đỡ mệt, lại “tiết kiệm sức”. Chỉ học những gì cần học. Mình tuy học ít nhưng lúc nào cũng điểm cao, là vì mình học đúng những gì mà thầy cô hay ra đề. Ai cũng học chỉ để được điểm cao thôi, mình lấy đó làm động lực thì có gì sai?”


Không muốn ai hơn mình


Bạn bè trong lớp ai cũng biết Bảo Hòa rất coi trọng thành tích và so đo điểm số. Nếu Hòa làm bài kiểm tra bị điểm thấp, thay vì coi lại xem mình đã sai chỗ nào, Hòa không muốn nhìn lại bài kiểm tra đó và có thể buồn suốt buổi sáng vì… uất ức. Cô nàng bảo rằng nếu cẩn thận hơn thì có lẽ điểm sẽ không tệ như thế.


“Khi Hòa đạt điểm cao, cô nàng mừng vô kể, mặc kệ bạn bè điểm thấp. Còn khi Hòa bị điểm kém, kém một tí thôi, thì liên tục hỏi điểm số mọi người xung quanh. Mình đã từng chứng kiến cô nàng bỏ hàng chục bài kiểm tra điểm thấp vào… sọt rác, vì sợ xui xẻo. Nản nhất là mỗi lần điểm thấp là cô nàng lấy máy tính ra… bấm điểm phẩy, để xem phải đạt được bao nhiêu con điểm cao nữa để kéo lên và duy trì danh hiệu học sinh giỏi. Mình thấy giống như Hòa tự tạo áp lực cho bản thân và còn làm bạn bè mích lòng nữa” - Y.N [bạn cùng lớp với Hòa] chia sẻ.




Diễm My có thành tích học đứng nhất nhì lớp nhưng bạn bè đều không tán thành cách học của cô nàng. “Dường như My chỉ biết học và mục đích học tập rất sai lệch: học để được điểm cao. Mình có cảm tưởng sẽ chẳng có gì làm My buồn được, ngoại trừ việc bị điểm thấp” - Hoàng Anh [lớp trưởng lớp My] bày tỏ.


Dễ ảo tưởng về bản thân


Thầy cô thường động viên, khích lệ học sinh bằng cách cộng điểm hoặc cho ngay điểm kiểm tra miệng để các bạn hăng hái học tập, chăm giơ tay phát biểu. Tuy nhiên, nhiều bạn vốn trọng thành tích và thích điểm số lại cố gắng tận dụng bằng mọi cách để mong điểm của mình thật cao. Điều đó tốt nếu các bạn có đam mê học tập và muốn học để nâng cao tri thức sau này. Nhưng nhiều bạn chỉ cần điểm cao là đủ. Họ cứ nghĩ rằng điểm cao tức là giỏi hơn người khác, thực tế thì không như vậy.


“Mình thấy đa số những bạn coi trọng điểm số thường rất chăm chỉ, siêng năng, nhưng họ không thông minh lắm, gặp những bài khó, gài một tí thôi, họ đã cuống lên và không làm tốt. Khi gặp thất bại, chẳng hạn như bị điểm thấp, thi trượt đại học, họ thường không chấp nhận được việc đó và rất dễ suy sụp tinh thần, bởi vì họ luôn cố để đạt điểm cao và họ nghĩ rằng điểm cao thì học giỏi. Cách học đó không nên tí nào” -Bích Trang [sinh viên năm 1 ĐH Kinh Tế] cho biết.

Video liên quan

Chủ Đề