Cách phát triển thị giác cho trẻ sơ sinh

Theo phương pháp giáo dục sớm cho trẻ, từ khi còn trong bụng mẹ trẻ đã bắt đầu được nghe những bản nhạc kích thích phát triển trí não, được đọc sách và trò chuyện mỗi ngày... vì vậy việc kích thích phát triển thị giác cho trẻ ngay từ khi chào đời cũng là một việc rất quan trọng. Khi được sinh ra, thị giác là giác quan phát triển mạnh mẽ nhất, ở giai đoạn này [0 đến 2 tháng tuổi] trẻ chỉ có khả năng nhìn được hai mầu cơ bản đen - và trắng ở khoảng cách gần, việc treo tranh ảnh có hai mầu cơ bản này là cần thiết để hoàn thiện và phát triển thị giác của trẻ hơn. Lưu ý, khi in file kích thích thích thị giác cho trẻ, bố/mẹ nên sử dụng loại máy in mầu, giấy in ảnh để đảm bảo đúng tỉ lệ mầu đen và trắng. Không nên sử dụng loại máy in laser thông thường, hoặc giấy in có độ thấm hút mực cao như vậy việc hiển thị mầu sắc không cao. Chúc bố/mẹ và các con có những phút giây vui vẻ!

Link download file kích thích cho trẻ TẠI ĐÂY.

Giaoducsom.org.

Hồng Loan , 22/03/2017 [15095 lượt xem]

Dưới đây là các cách kích thích thị giác cho trẻ ngay từ lúc mới sinh đến 6 tháng tuổi mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng cho bé sơ sinh nhà mình ngay từ hôm nay.

1/ Cho trẻ nhìn các chấm tròn đen trắng, vòng tròn đồng tâm

Các nghiên cứu cho thấy trẻ  sơ sinh dù không thể phân biệt màu sắc nhưng lại đặc biệt yêu thích các chấm tròn đen trắng, vòng tròn đồng tâm và gương mặt mẹ. Vì thế mẹ nên cho bé chơi các đồ chơi, sách ảnh có độ tương phản màu sắc cao và đậm như đen, trắng ở dạng vòng tròn đồng tâm hoặc kẻ caro như bàn cờ…

2/ Biểu cảm gương mặt vui vẻ của mẹ

Suốt quá trình phát triển thị giác của bé và đặc biệt trong giai đoạn mới chào đời, khuôn mặt của những người chăm sóc bé chính là yếu tố kích thích thị giác tốt nhất cho bé. Các em bé có sự yêu thích tự nhiên đối với khuôn mặt con người.

Thời điểm này mới chào đời, bé chỉ có thể nhìn thấy sự vật trong phạm vi 20-30cm trước mặt. Và dễ thấy nhất là khuôn mặt, ánh mắt và màu tóc của mẹ. Vì thế, khi mẹ ôm bé vào lòng cho bú, hay cưng nựng, đừng ngại áp sát vào bé và biểu cảm nhiều nét mặt như làm mặt hề cho bé xem. Điều này sẽ là phương cách tốt giúp kích thích hình thành sự tập trung cho bé.

3/ Giao tiếp bằng mắt với bé

Việc giao tiếp bằng mắt rất quan trọng cho sự phát triển thị giác của bé. Bé có thể bắt chước được những cử động đơn giản trên khuôn mặt mẹ, đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự tư duy và các giải quyết vấn đề của trẻ.

4/ Từ 2 tháng tuổi bắt đầu cho bé tiếp xúc với đồ chơi và sách ảnh có màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng, xanh dương

Từ 2 tháng tuổi, thị giác của bé sẽ phát triển đủ để phân biệt các màu sắc tươi sáng, sặc sỡ. Thời điểm này là rất tốt để bé tiếp xúc với những đồ chơi và sách ảnh có màu sắc rực rỡ cho bé. Mẹ có thể thấy rằng bé cưng nhà mình sẽ bị thu hút bởi màu cơ bản như đỏ, vàng và xanh dương và cũng rất thích nhìn vào hình dạng và kiểu dáng, hoa văn khác nhau.

5/ Từ 3 tháng tuổi: cho trẻ nhìn vào gương

Dù trong nhà có gương lớn hay nhỏ, bạn đều có thể đặt bé trong lòng và ngồi trước gương ở khoảng cách vừa đủ gần giúp bé có thể nhìn rõ. Tiếp đến, mẹ chỉ vào gương và nói cho bé biết gương mặt bé đáng yêu như thế nào. Chỉ từng bộ phận trên mặt bé để bé cảm nhận được sự thú vị mẹ đang làm với gương mặt mình trong gương. Dù bé không thể nào hiểu 100% điều mẹ nói, nhưng ít ra bé sẽ cảm thấy thú vị và hào hứng.

Trò chơi này thực tế là  bài học về sự tập trung, khám phá và theo dõi. Thêm vào đó, nó thúc đẩy sự phát triển của bé trong khả năng tương tác cảm xúc với mẹ và cả chính mình.

6/ Từ 4 tháng tuổi:  kích thích phối hợp mắt- tay

Tại thời điểm 4 tháng tuổi bé đã bắt đầu hiểu được khoảng cách. Đây là lúc thích hợp để giới thiệu đồ chơi treo lủng lẳng trên nôi, xe đẩy cho bé. Bé sẽ rất thích nhìn các vật thể chuyển động trước mắt mình, bé có thể với tay để nắm, bắt, kéo đẩy. Đây là nền tảng quan trọng cho sự phối hợp tay – mắt của bé đấy!

7/ Từ  5 tháng tuổi: chơi trốn tìm

Mẹ đừng nghĩ rằng bé 5 tháng tuổi còn quá sớm để chơi trò trốn tìm. Bởi vì trung tâm thị lực ở não bé phát triển đáng kể từ thời điểm 5 tháng tuổi trở đi, cho phép bé nhìn rõ nét hơn, chuyển động mắt nhanh hơn và chính xác hơn để theo dõi đồ vật di chuyển. 

Mẹ hãy đặt món đồ chơi yêu thích của bé trên một kệ thấp hoặc địa điểm nào đó bé dễ thấy, chắc chắn bé sẽ rất thích thú khi định vị được vị trí, tập trung nhìn và bò đến nhặt món đồ chơi lên.  Mẹ cũng có thể cho bé chú ý đến món đồ mẹ cầm trên tay, rồi từ từ di chuyển nó từ phải sang trái, từ trên xuống dưới ở phía trước mặt bé, sao cho bé dõi mắt nhìn theo.

Tham khảo đồ chơi giúp kích thích thị giác cho bé tại đây:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mắt là bộ phận quan trọng của cơ thể con người. Nhưng có bao giờ bố mẹ tò mò xem quá trình phát triển thị giác trẻ sơ sinh như thế nào không? Rất thú vị!

4 giai đoạn phát triển thị giác trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết

Mắt con người là tập hợp những dây thần kinh, thấu kính và rất nhiều giác quan khác. Để có thể nhìn được, con người phải trải qua sự phát triển để hoàn thiện đôi mắt.

Giai đoạn 1

Từ 0 – 2 tháng tuổi

Ban đầu, trẻ sơ sinh có thể chỉ phân biệt được một số màu sắc cơ bản, đôi khi bị "đơ" vì não chưa kịp xử lý hết dữ liêu. Đồng tử của bé co lại ở 2 tuần đầu vì còn nhạy cảm và sau đó sẽ giãn ra nhiều hơn. Bé sẽ phát triển tầm nhìn, màu sắc, cũng như gương mặt của mẹ ở những giai đoạn sau.

Cách phát triển thị giác trẻ sơ sinh trong giai đoạn này

Thời điểm này, bé chỉ có thể nhìn thấy sự vật trong phạm vi 20-30cm trước mặt. Dễ thấy nhất là khuôn mặt, ánh mắt và màu tóc của mẹ.

Chính vì thế, mỗi khi mẹ ôm bé vào lòng cho bú, hay cưng nựng, đừng ngại áp sát vào bé và biểu cảm nhiều nét mặt như làm mặt hề cho con xem. Đây sẽ là một phương pháp tốt giúp kích thích hình thành sự tập trung cho bé.

Trò chơi giúp phát triển thị giác trẻ sơ sinh: Treo đồ chơi, tranh ảnh có độ tương phản màu sắc cao và đậm như đen, trắng trong cũi của bé.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Giai đoạn 2

Từ 2 – 4 tháng tuổi

Bé giai đoạn này đã mở rộng phạm vi thi giác và ghi nhận sự chuyển động cũng như xuất hiện của các vật thể xuất hiện. Không chỉ nhìn xa và rõ hơn mà còn nhận rõ nhiều màu sắc hơn.

Cách phát triển thị giác trẻ sơ sinh giai đoạn này

 Mẹ nên giới thiệu những đồ chơi và sách ảnh có màu sắc rực rỡ cho bé. Mẹ có thể thấy rằng bé cưng sẽ bị thu hút bởi màu cơ bản như đỏ, vàng và xanh dương và cũng rất thích nhìn vào hình dạng và kiểu dáng, hoa văn khác nhau.

Trò chơi gợi ý: Treo lủng lẳng đồ chơi trên nôi, xe đẩy cho bé. Bé sẽ rất thích nhìn các vật thể chuyển động trước mắt mình, thậm chí với tay để nắm, bắt, kéo đẩy. Đây là nền tảng quan trọng cho sự phối hợp tay – mắt của bé đấy!

Giai đoạn 3

Từ 4- 8 tháng tuổi

Bé đã giỏi hơn bằng việc ghi nhớ khuôn mặt thân quen, thị giác màu sắc phát triển mạnh mẽ. Bé sẽ nhận định được vật thể một cách rõ ràng hơn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Cách phát triển thị giác cho bé:

 Thời điểm này, trung tâm thị lực ở não đã phát triển đáng kể, cho phép bé nhìn rõ nét hơn, chuyển động mắt nhanh hơn và chính xác hơn để theo dõi đồ vật di chuyển.

Mẹ hãy đặt món đồ chơi yêu thích của bé trên một kệ thấp hoặc địa điểm nào đó bé dễ thấy, chắc chắn nhà thám hiểm tí hon sẽ rất hứng thú khi định vị được vị trí, tập trung nhìn và bò đến nhặt món đồ chơi lên.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Hoặc mẹ có thể cho bé chú ý đến món đồ mẹ cầm trên tay, rồi từ từ di chuyển nó từ phải sang trái, từ trên xuống dưới ở phía trước mặt bé, sao cho trẻ dõi mắt nhìn theo.

Trò chơi gợi ý: Trốn tìm, thám tử tìm vật

Giai đoạn 4

Từ 8 -12 tháng tuổi

Thị giác bé đã dần hoàn thiện, bé nhận thức được gần và xa hỏi hơn. Ngoài ra là bé bắt đầu có sự phối hợp giữa mắt và cơ. Đặc biệt, màu mắt của bé lúc này sẽ theo bé đến suốt cuộc đời.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Cách phát triển thị giác cho trẻ

Mẹ hãy đặt một số ảnh ông bà, bố mẹ, những người quen thuộc trong gia đình lên sàn nhà và để bé tìm ảnh của từng người. Trò chơi này giúp bé sớm nhận diện được mọi người xung quanh.

Trò chơi gợi ý: Nếu có 1 chiếc gương lớn, mẹ đặt bé trong lòng, ngồi đối diện với gương ở khoảng cách vừa đủ gần giúp bé có thể nhìn rõ. Hơn nữa, nếu gương nhỏ, bạn có thể đứng bế bé đối diện trước gương. Tiếp đến, mẹ chỉ vào gương và nói từng bộ phận trên mặt bé. Đương nhiên bé sẽ chẳng thể nào hiểu 100% điều mẹ nói, nhưng ít ra bé sẽ cảm thấy thú vị và hào hứng.

Theo The Asianparent 

Xem thêm:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Con bị rối loạn xử lý thính giác thì sẽ khó khăn trong việc học tập và phát triển thế nào?

Kích thích trí thông minh đa giác quan cho bé 0 -3 tháng tuổi với 3 phút hằng ngày

Hướng dẫn bố mẹ cách làm đồ chơi cho bé kích thích sự sáng tạo

Video liên quan

Chủ Đề