Cách tính chọn MCCB

Posted by admin at 22 Tháng tám, at 03 : 20 AM in

Ngày nay vấn đề sử dụng thiết bị điện gia dụng và công nghiệp với tỷ lệ phủ rộng trên 90%, trong đó hầu hết các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp đều phải được bảo vệ thông qua các thiết bị đóng cắt bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng. Một trong các thiết bị bảo vệ đó phải kể đến Aptomat, hay còn được gọi bằng các tên khác nhau như: Cầu dao tự động, CB, MCB [Miniature Circuit Breaker], MCCB [Molded Case Circuit Breaker], RCD [residual current device]…

Để lựa chọn và sử dụng các thiết bị trên, chúng ta nên tham khảo thông tin của từng loại sản phẩm:

MCB và MCCB:

Có nhiều nguyên cứu về việc phân biệt giữa MCB và MCCB. Tuy nhiên về khía cạnh dân dụng, kinh tế người ta phân biệt hai loại này dựa vào các yếu tố sau:

- MCB: dòng điện không vượt quá 100A, điện áp dưới 1.000V

- MCCB: dòng điện có thể lên tới 1.000A, điện áp dưới 1.000V

+ Công dụng: dùng để đóng, cắt mạch điện khi có sự cố quá tải, ngắn mạch, bảo vệ an toàn cho con người và cho thiết bị sử dụng điện.

+ Cách lựa chọn: có nhiều cách lựa chọn MCB, MCCB. Tuy nhiên, dù cách nào thì chúng cũng phải thỏa mãn điều kiện sau:

Ib  < In  < Iz và Iscb > Isc

[Trong đó: Ib là dòng điện tải lớn nhất;  In là dòng điện định mức của MCB, MCCB; Iz là dòng điện cho phép lớn nhất của dây dẫn điện [được cho bởi nhà sản xuất]; Iscb là dòng điện lớn nhất mà MCB, MCCB có thể cắt,  Isc là dòng điện ngắn mạch].

Ví dụ: một tải một pha sử dụng nguồn điện 220V có dòng điện lớn nhất là 14A và dòng điện ngắn mạch tính toán được là 5,5KA. Thì ta chọn MCB và dây dẫn như sau: MCB có dòng định mức là 16A, cường độ cắt lớn nhất là 6KA và dây dẫn tra bảng của Cadivi 2 x 2,5mm2 có dòng cho phép lớn nhất là 18A.

Chúng ta nên chọn MCB, MCCB của các nhà sản xuất có uy tín trên thị trường hiện nay như Schneider, Mitsubishi, ABB, Clipsal… vì những sản phẩm này được sản xuất và kiểm tra dưới những điều kiện, tiêu chuẩn khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế. Đối với trường hợp kém chất lượng thì nên thay cái mới, không nên sửa chữa.

RCD [residual current device] hoặc ELCB [Earth Leakage Circuit Breaker] hoặc RCCB [residual current circuit breaker]

+ Công dụng: Dùng để cắt mạch điện một cách tự động khi có hiện tượng dòng rò xảy ra giữa dây qua và dây trung tính hoặc dây nối đất.

+ Một số lưu ý khi kiểm tra và sử dụng RCD:

* RCD không bảo vệ quá tải, không bảo vệ khi có sự số ngắn mạch.  RCD là thiết bị bảo vệ, bản thân nó không phải là một thiết bị đóng cắt. Vì vậy,  RCD phải dùng kết hợp với thiết bị đóng cắt hạ áp khác… Nhưng có trường hợp các thiết bị đóng cắt hạ áp này bao gồm cả một bộ RCD ngay trong cấu tạo của nó và được gọi chung là RCD hoặc RCCB [residual current circuit breaker].

* Nên kiểm tra RCD hàng tháng, cách để kiểm tra RCD là nhấn vào nút “Test” hoặc là “T” trên thân RCD, động tác này là việc mô phỏng có xuất hiện dòng điện rò. Nếu RCD tác động tốt, thì mạch điện đã bị ngắt. Nếu ngược lại RCD không tác động thì chúng ta nên thay cái mới. Việc kiểm tra phải được lặp đi lặp lại nhiều lần để đảm bảo RCD hoạt động một cách tốt nhất.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công Ty TNHH Một Thành Viên Kỹ Thuật Khang Huân

Trụ sở chính: 12/5C KP Nhi Đồng 2, Phường Dĩ An, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Show room: 4A/34 St.1 – Trung Tâm Hành Chính Dĩ An, Dĩ An – Bình Dương

Điện Thoại: 0650 3736679

Fax: 0650 3796512

Email:

 MCCB Mitsubishi

Thảo luận MCCB Mitsubishi, MCCB Schneider

Các bác cho mình hỏi mình cần chọn MCCB cho dàn nóng 3 pha có công suất tiêu thụ điện là 39.9 KW và Dòng làm việc là 67.5 A nhân hệ số an toàn 1,5 mình có dòng là 67.5 x1.5 = 102A Vậy mình chọn MCCB là 110A .Mình chỉ biết tính đến đây các bác kiểm tra giúp mình có đúng không còn dòng cắt của nó là bao nhiêu KA mình không biết cách tính .Rồi mình chọn dây dẫn như thế nào mình tra bảng dây dẫn của Cadivi thì thấy hình như là chọn dây 16mm mà không biết đúng hay không .Các bác có thể chỉ mình cách tính và cách chọn cụ thể như thế nào không mình rất chân thành cảm ơn :laugh:

Trả lời: mình cần giúp đỡ về phần tính chọn dây dẫn và MCCB ai biết chỉ giúp

cứ 1mm2 tiết diện dây là 10 A, cứ thế mà phang!

Trả lời: mình cần giúp đỡ về phần tính chọn dây dẫn và MCCB ai biết chỉ giúp theo tui nếu công suất điện của dàn nóng là 39,9 KW thì dòng điện của nó thường =69-79A [tùy theo cách nhân hệ số cos phi] như vậy ở đây dòng là 80A [làm tròn]. Như vậy ta sẽ chọn MCCB lớn hơn 1 Cấp la MCCB-100A [không nên chọn cao quá]. Còn về dây dẫn theo catalog thì 1mm2 có thể tải từ 5-18A [tùy từng trường hợp lắp đặt-tham khảo catalogues của dây điện bạn nhé]. nhưng thông thường bạn nên chọn khoảng 1mm2 cho 4-8A------> chọn dây 16mm2 là OK nhất còn muốn tiết kiệm thì dây 10mm2.Còn dòng cắt thì theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo.

Bạn nào có cao kiến thì chỉ giáo thêm :laugh:

Trả lời: mình cần giúp đỡ về phần tính chọn dây dẫn và MCCB ai biết chỉ giúp

thanks các bạn rất nhiều :laugh:

Trả lời: mình cần giúp đỡ về phần tính chọn dây dẫn và MCCB ai biết chỉ giúp

như tôi được học thì khi tính toán không có hệ số an toàn 1,5 ơ đâu cả. còn như bạn đưa ra yêu cầu thì dàn nóng 39.9Kw từ công thức tính I=P/[U*cos[phi]bạn tính toán ra cos phi thì tư 0.85-0.95 tù tưng máy tùy từng nhà sản xuất mà tính ban được 71.4-63.8A.tư đây ban chon được áp = 75A, từ I của áp bạn tính toán để ra được I dây dẫn và chọn dây. trong chọn dây ban phải chia cho 1 số hệ số là hệ số lắp đặt, hệ số phát nóng [ dây đi trong máng hay đi ngoài không khí .v.v ]để chọn dây còn như bạn chọn cu/XLPE/PVC[3x16+1x10+1x10mm2]cũng được. còn tôi hiểu là cái hệ số 1.5 của bạn Mrben là hệ số an toàn do nhà sản xuất của Việt Nam thôi [ do nhà sx làm ăn kém quá ] mới có cái hệ số đó.như bạn thấy nhà sx người ta đã tính I cho bạn rồi bạn láy cái đấy chia ngược lại thì có cos [phi]. ko biêt mình tính toán thế có đúng không mong các ban góp ý.

Trả lời: mình cần giúp đỡ về phần tính chọn dây dẫn và MCCB ai biết chỉ giúp Mình cũng xin đóng góp ít kinh nghiệm với các bác với công suất P=39.9 Kw, điện áp U=380V, tần số 50Hz. Dòng điện định mức là Iđm=P/U*1.73*cos[phi] = 39900/[1.73*380*0.68]= 89[A] Có lẽ các bác nghĩ cos[phi] = 0.68 là rất thấp có phải ko? Nhưng mà ko thấp đâu, vì đây là động cơ không đồng bộ 3 pha. khi nó khởi động thì dòng của nó lên rất lớn, nhưng mà chỉ trong giây lát thôi, nên ko ảnh hưởng gì đến dây dẫn và MCCB. Với giá trị cos[phi]= 0.68 thì bạn chỉ cần chọn MCCB lớn hơn nó là được. bạn chọn MCCB = 100A/3pha là quá OK rồi. Còn về vấn đề dây dẫn thì cứ lấy dòng định mưc chia 5

bạn chọn dây 3x16mm2 là hợp lý rồi. nhưng đó chỉ đối với dây dẫn của bạn

Trả lời: mình cần giúp đỡ về phần tính chọn dây dẫn và MCCB ai biết chỉ giúp Chào bạn! Vấn đề bạn thắc mắc là vấn đề rất nhiều người gặp phải. Đầu tiên là phải xem tải của bạn là gì thì việc chọn CB, dây dẫn điện mới có thể thực hiện được. Theo như bạn nói thì là dàn nóng máy lạnh có tổng dòng chạy là 67,5A. Bạn cần phải tra thêm thông số locked current tức là dòng khởi động của mô tơ bơm của máy nén. Nếu không tra cứu được thì coi dòng điện này bằng 8 lần dòng điện chạy, giá trị của nó là: 67.5x8 = 540A. - Tôi nêu ra dòng điện này để bạn phải hiểu rằng CB mà bạn chọn phải chịu đựng dòng điện 540A trong vòng 6-10 giây khởi động. - CB của bạn được nối với dây cáp dẫn tới dàn nóng, nhiệt độ làm việc của tiếp điềm động lực của CB phải chọn sao cho không vượt quá nhiệt độ giới hạn của dây dẫn [Ví dụ bạn chọn dây XLPE thì nhiệt độ là 90 độ, dây PVC thì nhiệt độ là 70 độ]. Tôi xin chọn nhiệt độ là 70 độ. Khi đó bạn phải tra bảng tải dòng của CB theo nhiệt độ. Ở điều kiện 70 độ, CB chỉ có thể tải được 85% dòng danh định, bạn có thể chỉ chọn 80% dòng danh định để tính. Khi đó CB bạn chọn có giá trị danh định là: 67.5/0.8 = 77.5 và do đó bạn có thể chọn giá trị 80A cho dòng danh định CB của bạn. - Đến dây cần phải chọn characteristic cuver tức là đặc tuyến làm việc. Mỗi CB có một đặc tuyến riêng, và đặc tuyến CB của bạn phải nằm trên điểm 540A/8sec [Nói chung con số tôi đưa ra ở dây chỉ là phỏng đoán]. Nếu CB 80A có đặ tuyến không thoả thì bạn thì bạn phải chọn cấp dòng tiếp theo để so sánh. Còn về việc chọn cáp điện, bạn cần lưu ý là dòng điện chỉ tồn tại thực sự ở vòng tròn biên ngoài của lỗi dây điện. Ý tôi nói là dòng điện tải gần như tỷ lệ thuận với chu vi vòng tròn biên của dây dẫn điện. Do đó không nên tính dòng điện tải theo mật độ dòng điện. Bạn phải tra bảng theo Quy Phạm Trang Bị Điện mới do Bộ Công Thương ban hành. Nếu hãng cáp bạn chọn có bảng tra dòng thì cũng có thể chọn dòng điện trên bảng để tính tóan. Thường thì với dòng 67.5A thì cáp điện chọn có tiết diện nhỏ nhất là 14 sqmm. Cần lưu ý đến chiều dài tuyến cáp nối đến thiết bị của bạn, nếu quá dài [thường là từ 70 mét trở lên] thì cần phải tính độ sụt áp sao cho dây tải bảo đảm. Ý tôi là sụt áp khi khởi động không vượt quá 20% điện áp, sụt áp khi tải không vượt quá 10% điện áp, lúc đó thiết bị của bạn mới vận hành được tốt.

Chào thân ái!

Trả lời: mình cần giúp đỡ về phần tính chọn dây dẫn và MCCB ai biết chỉ giúp Chào bạn, Trên thực tế lời khuyên đầu tiên là đọc cuốn hướng dẫn của nhà sản xuất xem nó khuyến cáo thế nào. Nếu không rõ thì phải xem lại chủng loại motor được sử dụng có đường tải đặc trưng như thế nào. [Bạn có thể hỏi rõ là dòng khởi động nó bao nhiêu]. Rồi tính như các bạn chỉ dẫn. Cách thứ ba đơn giản hơn: Merlin Gerin, ABB đều có chủng loại CB có đường cắt K [đường cắt có độ trễ] thích hợp cho các Motor. Lấy chủng loại đó là phù hợp. Ngắn mạch thì dựa vào ứng suất kA của CB mạch tổng mà nội suy ngược lại. Thực tế dòng ngắn mạch sẽ truyền từ bên ngoài nguồn vào tải chứ không đi ngược, do vậy bạn có thể yên tâm chọn dòng ngắn mạch tiêu chuẩn nhỏ hơn CB tổng. Theo kinh nghiệm trừ khi lưới rất đặc biệt tôi luôn chọn dòng ngắn mạch 25kA cho trường hợp này. Dây dẫn: về nguyên tắc dây 1mm2 vẫn có thể chịu được dòng 7000A mà không đứt nếu như giải quyết được vấn đề giải nhiệt cho nó. Bạn tra bảng của nhà sản xuất cáp là khá chính xác, với dòng điện nhỏ hơn 500A bạn không cần quan tâm nhiều lắm về các quy chuẩn vì sự ảnh hưởng là rất nhỏ. Chỉ có điều nếu dây nhỏ hơn 4mm2 thì nó hơi yếu dễ bị đứt với việc dẫn đi xa. Bạn có thể phải cân nhắc vấn đề kết cấu hỗ trợ [ống thép luồn, ống nhựa]... và chọn dây dẫn lớn hơn để có thể chịu lực lúc kéo. Đi ở bên ngoài nên bọc giáp để chống ăn mòn, đứt ... Dây dài hơn 100mét thì nên xem xét lại vấn đề MCCB bảo vệ, đôi khi phải chỉnh lại một chút cho thích hợp với việc bảo vệ dây dài. Dây đi vào khu vực nóng quá như đi vào ống gió nóng trên 40oC thường xuyên thì phải tính dây lớn hơn một chút. Tôi nghĩ rằng: MCCB 100A, 25kA [3 cực hoặc 4 cực tuỳ loại] đường cắt K.

Dây dẫn chọn mức 100A. Nhỏ hơn khi thiết bị quá tải dây sẽ dễ bị hỏng trước khi MCCB cắt [đặc biệt là dây dài]. Dây 16mm2 Cu là được rồi.

Video liên quan

Chủ Đề