Cách tính thu nhập Gojek

Năm 2020, dưới sự tác động nặng nề bởi dịch Covid-19, không ít người lao động chịu cảnh suy giảm thu nhập, thậm chí mất việc. Tuy nhiên, với một số tài xế xe công nghệ, đại dịch có thể không tác động quá nhiều đến nguồn thu của họ hàng tháng.

Mới đây, trên diễn đàn Techbike, một số tài xế công nghệ đã chia sẻ câu chuyện doanh thu của mình. Theo đó, trong khoảng 10 tháng vừa qua, các tài xế kiếm được 200 triệu đồng từ việc chạy xe hai bánh, nghĩa là trung bình một tháng họ kiếm 20 triệu đồng.

Cụ thể, với một tài xế Gojek chuyên chạy dịch vụ Gobike, tính từ đầu năm đến ngày 25/10, người này thu về hơn 200 triệu đồng sau khi đã trừ 20% phí dịch vụ và thưởng. Số thuế thu nhập cá nhân tạm tính trên khoản thu nhập trên là hơn 6 triệu đồng.

Tương tự, với tài xế của Baemin, mức doanh thu tính tới ngày 22/10 là 201,4 triệu đồng, trong đó 101 triệu là phí ship và hơn 99 triệu đồng tiền thưởng. Theo chia sẻ, tài xế chạy 8.750 đơn trong khoảng thời gian trên và thường chạy với tần suất liên tục, mỗi tháng chỉ nghỉ vài ngày. Như vậy trung bình mỗi ngày tài xế Baemin chạy gần 30 đơn hàng, tức là ngày nào cũng đạt mốc thưởng cuối cùng của hãng là 34 đơn cho 320.000 đồng, hoặc 28 đơn cho 250.000 đồng.

Theo đánh của ban quản trị diễn đàn Techbike, dựa trên mức giá trung bình cho mỗi cuốc xe cũng như cơ chế điểm thưởng hiện tại, để kiếm 700.000 đồng/ ngày [xấp xỉ mức 20 triệu đồng mỗi tháng], tài xế công nghệ nhìn chung phải chạy mỗi ngày 25-30 cuốc xe.Đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19, một số hãng gọi xe công nghệ buộc phải tạm ngưng hoạt động với dịch vụ gọi xe hai bánh. Như vậy muốn đạt mức thu nhập trên, các tài xế phải kéo dài thời gian làm việc hơn trước đây.

Techbike ước tính để chạy 25-30 cuốc xe trong mỗi ngày, tài xế có thể sẽ phải làm việc 15-16 tiếng. Đây là tần suất làm việc cực nặng, so ra có thể gấp đôi các công việc văn phòng khác.

"Mức thu nhập trên chính xác hơn không phải là cao, bởi thời gian, công sức bỏ ra gấp đôi và công việc cũng mang tính chất gian nan hơn", Techbike đánh giá.

Hồi đầu tháng 5, cộng đồng tài xế công nghệ xôn xao khi một tài xế chạy Grabbike khoe khéo rằng anh đã có thể mua ô tô với giá lăn bánh 2 tỉ đồng sau 4 năm làm xe ôm. Tuy nhiên, với việc các hãng gọi xe công nghệ chưa bao giờ công khai doanh thu từ mỗi tài xế, tính xác thực của thông tin này vẫn không cao.

“Thợ săn” tiền thưởng, cần mẫn mỗi ngày

Chuông báo thức lúc 6h30 phút, anh Thanh Tùng - đối tác tài xế Gojek tại Hà Nội tỉnh dậy, làm thủ tục buổi sáng rồi thong dong cùng chiếc Wave “thần thánh” ra đường. Ra đến đầu ngõ, điện thoại rung, đơn “nổ”, anh gọi điện cho khách xác nhận đơn hàng rồi vặn nhẹ tay ga.

Đơn hàng đầu tiên trong ngày của anh là đơn GoFood, đặt mua xôi ở phố Đê La Thành để giao tới cổng Bệnh viện Nhi Trung ương. Người nhận đơn là một phụ nữ lớn tuổi, mang đồ cho cháu nội đang điều trị trong viện. Giao hàng cho khách xong, anh Tùng từ tốn cảm ơn khách rồi quay ngược ra hướng Hào Nam. Đơn lại nổ, khách đặt 10 cốc cà phê tới một toà nhà trên phố Cát Linh. Chiếc xe Wave cùng bóng áo xanh hoà vào dòng người bắt đầu đông dần giờ cao điểm.

“Phải đến 9h sáng mới vãn khách đặt đồ ăn đồ uống buổi sáng” - anh Tùng nói - “Sau đó đến giờ của GoSend [giao hàng]. Mà dân công sở đặt gửi đồ nhiều lắm, có những người đến chỗ làm nhớ ra quên đồ, lại gọi Gojek giao. Từ hơn 11h đến 13h và 18h đổ ra lại quay lại là giờ cao điểm của đơn GoFood [giao đồ ăn trực tuyến]”.

“Thợ săn” tiền thưởng Thanh Tùng

Do các quy định chặt chẽ về phòng dịch tại Hà Nội, dịch vụ GoRide [xe ôm công nghệ] vẫn chưa hoạt động trở lại. Do đó, theo anh Tùng, thu nhập của tài xế chủ yếu đến từ các đơn GoFood. Tuy nhiên, nếu “năng nhặt chặt bị”, chịu khó chạy không bỏ cuốc, họ vẫn kiếm được cả triệu đồng mỗi ngày. Anh vuốt chiếc smartphone minh chứng: “Ngày “căng” nhất tôi chạy 44 đơn, vượt cả mức điểm thưởng.

Thu nhập một ngày cực “căng” của tài xế Thanh Tùng

Hiện các đơn hàng GoFood trong giờ cao điểm được tính cao nhất 4,5 điểm, đơn GoSend thấp hơn 2,5 điểm. Các mức thưởng là 60 điểm, 90 điểm và cao nhất 120 điểm. Mỗi ngày tài xế chạy hơn 30 “cuốc” xe sẽ có 90 điểm, được thưởng 280 nghìn đồng.

Tài xế Thanh Tùng từng làm nhân viên bảo vệ, công nhân nhà máy may, rồi thế chấp cả nhà vay ngân hàng xuất khẩu lao động, nhưng mọi chuyện cuối cùng lại không thuận lợi.

Cuối năm 2019, anh về Hà Nội thuê nhà trọ và chạy xe cho Gojek [khi đó là thương hiệu GoViet]. Sau 1 năm rưỡi, Tùng đã thuộc đường Hà Nội như lòng bàn tay, luôn dẫn đầu danh sách những tài xế có điểm thưởng cao. Thu nhập hiện tại, Tùng dư sức chu cấp cho gia đình ở quê.

“Tôi là lao động chính nên chịu khó xa gia đình thôi. Mà thời dịch dã thế này có mấy nghề nào vẫn có thu nhập như chạy xe thế này đâu?” - Tùng bỏ dở câu chuyện, nhấc điện thoại xác nhận đơn hàng rồi lại hối hả lái xe.

Bí quyết “nổ” đơn

Anh Tiến Xuân, đối tác tài xế Gojek tại Hà Nội, là một ví dụ khác của sự “năng nhặt chặt bị”. Trọ ở khu vực hồ Vĩnh Hoàng [Quận Hoàng Mai - Hà Nội], anh chưa bao giờ nề hà giao đơn đến bất kỳ nơi nào trong thành phố.

Theo kinh nghiệm của anh Xuân, việc tài xế này nhận được nhiều đơn hơn tài xế khác không phải do app Gojek ưu ái cho tài xế này hay “bắn” ít đơn cho tài xế kia. App sử dụng công nghệ AI để tính toán, chứ hàng chục nghìn tài xế hoạt động một lúc, làm sao “thiên vị” được. Trên thực tế, tài xế càng chịu khó chạy, ít huỷ cuốc, hiệu suất cao thì càng nhận được nhiều cuốc. Giờ cao điểm buổi sáng và các giờ thấp điểm, Xuân luôn lái xe hoặc dừng gần khu đông dân cư, chung cư, văn phòng hay bệnh viện để gần điểm có nhiều khách, dễ nhận được đơn hơn.

Giờ cao điểm buổi trưa và buổi tối Xuân lại ở gần các con phố nhiều quán ăn có địa chỉ đã đăng ký trên app Gojek. Trời nắng thì gần các quán đồ uống, trời mưa thì gần quán ăn có các món nóng…

“Quan trọng nhất là mình đừng để khách đợi lâu. Nếu tắc đường hay quán làm đồ ăn không kịp thì phải gọi điện để khách chờ. Điểm đánh giá của khách cũng rất quan trọng” - Xuân chia sẻ.

Xuân cho biết thêm, kể từ ngày các dịch vụ Gojek được hoạt động trở lại sau giãn cách xã hội, thu nhập không cao như trước dịch vì khách hạn chế chi tiêu hơn và dịch vụ GoRide vẫn chưa được mở, bù lại nguồn thu đến từ các đơn GoFood chiếm tỷ trọng lớn.

“Tôi chỉ nằm trong nhóm thu nhập “bình bình” thôi! Nhưng nói chung nếu chạy đều thì “trộm vía" mỗi tháng cũng để dành được gần chục triệu đồng. Công việc này không hề nhàn, tiếp xúc nhiều, lắm nguy vơ lây bệnh nhưng với tôi, cứ duy trì được mức thu nhập như thế này là tốt lắm rồi.”

Tài xế Tiến Xuân chia sẻ “bí quyết” nổ đơn

Trước khi làm lái xe “công nghệ” Xuân từng làm công nhân của một công ty dịch vụ môi trường. Thu nhập chỉ khoảng 6 triệu đồng mỗi tháng, không đủ sống ở Hà Nội và chu cấp cho vợ con.

Anh tranh thủ giờ nghỉ để chạy xe cho Gojek [trước đây là GoViet]. Được một thời gian, anh “thuê” người làm thêm ca của mình để đi chạy xe.

“Ngày công chạy xe cao hơn, mình sẵn sàng trả tiền cho người khác làm công việc thay mình” - anh Xuân giải thích. Sau một thời gian, anh tích cóp được ít tiền, mua xe máy mới rồi nghỉ hẳn việc ở công ty cũ, chuyển sang làm tài xế công nghệ.

Anh Thanh Tùng và anh Tiến Xuân cho biết, cánh tài xế đang mong từng ngày dịch vụ xe ôm chở khách được hoạt động trở lại để các anh duy trì nguồn thu nhập ổn định nuôi gia đình.

Chúng tôi đều đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng dịch, sẵn sàng tuân thủ mọi quy định 5K và các quy định khác. Thực tế, cho xe ôm công nghệ giao hàng cũng giúp người dân hạn chế, tụ tập ăn uống ở hàng quán. Chúng tôi cũng thấy công việc của mình có ích cho xã hội, lại nuôi được gia đình, anh Tùng tâm sự.

Nên chạy Grab hay Gojek là câu hỏi mà Muaban.net nhận được nhiều nhất. Bởi tài xế công nghệ đang là lựa chọn việc làm hàng đầu trong thời kỳ Covid hiện nay. Tuy nhiên, giữa các công ty cung cấp tài xế công nghệ lớn như Grab và Gojek thì chắc chắn các tài xế sẽ đều bối rối khi lựa chọn. Trong bài viết này, hãy để Muaban.net giúp bạn trả lời các thắc mắc như:

– Lương ở Grab hay Gojek cao hơn?– Chế độ phúc lợi của bên nào chiếm ưu thế?

– Đăng ký chạy Grab hay Gojek thuận tiện hơn?

Cùng bắt đầu tìm hiểu nhé!

Nên chạy Grab hay Gojek?

Grab và Gojek đều là hai công ty công nghệ lớn. Tuy quy mô hoạt động tương đương nhau nhưng mỗi công ty sẽ có các chính sách và phương thức hoạt động riêng.

Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nên đăng ký chạy xe ôm công nghệ nào giữa Grab và Gojek bằng những thông tin dưới đây.

Ưu nhược điểm về khu vực hoạt động của Grab và Gojek

Khu vực hoạt động của Grab

Grab sở hữu quy mô hoạt động lớn, trên các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt, Hải Phòng,….

Bởi vậy mà Grab là công ty mà nhiều tài xế hướng đến bởi có độ bao phủ rộng hơn Gojek.
Tuy có độ bao phủ rộng nhưng đối với các tài xế ở khu vực xa trung tâm thì tỷ lệ nhận cuốc vẫn thấp hơn so với trong nội thành.

Nên chạy grab hay gojek?

Bù lại, với khu vực hoạt động phủ rộng thì anh em sẽ có nhiều cơ hội làm việc hơn. Với hai thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, Grab có những giới hạn trong khu vực hoạt động như sau:

Tại Hà Nội:Phần ranh giới phía Bắc: Đến xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.Phần ranh giới phía Nam: Đến xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.Phần ranh giới phía Đông: Đến xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Phần ranh giới phía Tây: Đến huyện Ba Vì.

Tại Hồ Chí Minh:Phần ranh giới phía Bắc: Đến ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.Phần ranh giới phía Nam: Đến xã Long Hoà, huyện Cần Giờ.Phần ranh giới phía Đông: Đến xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ.

Phần ranh giới phía Tây: Đến xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.

>>> Xem thêm: Cách tìm việc làm nhanh uy tín hiệu quả bạn nên biết

Với khu vực hoạt động của Gojek

So với khu vực hoạt động của Grab, các tài xế Gojek sẽ chỉ có cơ hội hoạt động tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đây là hai khu vực có mật độ các tài xế công nghệ vô cùng lớn.

Nên chạy grab hay gojek? Khu vực hoạt động của Gojek trong 2 thành phố lớn

Tuy nhiên, Gojek đang thu hút được rất nhiều khách hàng, đánh bật nhiều đối thủ bởi mức giá vô cùng cạnh tranh.

Nếu bạn chỉ dựa vào khu vực hoạt động để lựa chọn nên chạy Gojek hay Grab thì đừng quá vội vã. Hãy xem tiếp thông tin bên dưới đây để đưa ra quyết định đúng đắn.

Ưu nhược điểm về giao diện hỗ trợ để chạy giữa Grab và Gojek

Về giao diện của Grab

Giao diện của Grab được nhận xét là đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên, đây cũng là một điểm yếu vì nó gây ra nhiều bất tiện cho người dùng và tài xế bởi khó nhìn và có chút hơi rối.

Đặc biệt là phần hóa đơn điện tử trong các cuốc chạy giao hàng. Việc điền đầy đủ thông tin bao gồm có chữ ký đầy đủ của bên giao và bên nhận. Khi đó tài xế Grab mới được thực hiện cuốc xe.

Nên chạy grab hay gojek? Sự khác biệt về giao diện hoạt động của Grab và Gojek

Ngược lại, nhiều tính năng hơi rắc rối lại rất hữu ích đối với các tài xế. Grab trang bị một bản đồ nhiệt hỗ trợ tìm địa điểm nhu cầu vận chuyển cao.

Vị trí màu đỏ là nơi có nhiều đơn hàng, nhờ vậy mà các tài xế sẽ không rơi vào tình trạng chờ đơn lâu. Thay vào đó là việc chủ động di chuyển để có đơn.

Một tính năng đặc biệt mà Grab dành cho các tài xế đó là điểm yêu thích. Mỗi ngày các tài xế sẽ có 2 điểm yêu thích, điểm này thể hiện địa điểm bạn muốn giao hàng đến. Nó hữu ích cho các tài xế trong trường hợp muốn giao hàng, chở hàng, chở khách trên đường về nhà.

Thay vì về không thì có thể giao thêm một đơn gần vị trí nhà mình để tăng thu nhập. Đương nhiên điều này không được hỗ trợ trong giao diện của Gojek.

>> Có thể bạn quan tâm: Phiếu giao hàng điện tử Grab là gì? Cách sửa dụng như thế nào?

Về giao diện của Gojek

Ngược lại với Grab, Gojek có một giao diện tối giản, dễ dùng. Điều tiện lợi nhất trong giao diện và hoạt động của app đó là không cần chữ ký của các bên là đã có thể giao hàng.

Thời gian được tiết kiệm và thao tác cũng trở nên nhanh hơn. Chắc chắn rồi, đi cùng với đó cũng chính là việc làm quen với giao diện sẽ trở nên đơn giản và thuận tiện hơn.

Giá cước, chiết khấu và thuế của Grab và Gojek

Nên chạy Grab hay Gojek? So sánh giá cước chạy của Grab và Gojek

Giá cước và chiết khấu của Grab đều cao hơn so với Gojek. Vì vậy mà thu nhập của các tài xế Grab sẽ tốt hơn so với Gojek.

Chưa kể đến nhóm khách hàng thường đi Grab là những người có thu nhập ổn. Nhóm khách hàng này thường có thu nhập cao hơn so với khách hàng chọn đi Gojek.

Ngoài ra, vào giờ cao điểm, ngày lễ hoặc thời tiết mưa nắng quá thì Grab còn có chế độ nhận tiền cước xe.

Cụ thể hơn về chiết khấu, Grab và Gojek đều có mức chiết khấu giống nhau dành cho các tài xế xe ôm công nghệ là 20%.

Ví dụ các tài xế nhận cuốc xe có giá 60.000 VND thì giá trị thực mà các bác tài xế nhận được sẽ là 48.000 VND.

Về thuế thu nhập cá nhân, các bác tài xế đều phải đóng mức thuế là 4.5%. Mức thuế này áp dụng trong trường hợp các tài xế có mức thu nhập trên 100 triệu một năm từ việc chạy Grab, Gojek hoặc bất kỳ mô hình nào khác.

Ưu nhược điểm về lượng khách và tiền tips của khách

Lượng khách và tiền tips của khách phụ thuộc rất lớn vào nhóm khách hàng mà công ty hướng đến.

Lượng khách cho các tài xế Grab và Gojek tương đối giống nhau vậy nên chạy Grab hay Gojek?

Về lượng khách

Grab và Gojek thường có lượng khách tương đối giống nhau. Trong trường hợp Gojek có các voucher khuyến mãi cho khách hàng thì lượng khách sẽ đổ về Gojek nhiều hơn. Một thông tin từ kinh nghiệm của các bác tài Grab. Grab sẽ giao cuốc đều hơn cho các tài xế hơn là Gojek. Do đó đây chính là yếu tố giúp bạn cân nhắc nên đăng ký chạy grab hay gojek trong thời gian tới.

Tiền tips của khách

Tiền tips của khách không phụ thuộc vào công ty, mà phụ thuộc vào phân khúc khách hàng mà bạn đón. Khách hàng có điều kiện thì chắc hẳn cơ hội nhận được tiền tips sẽ lớn hơn so với khách hàng phổ thông.

Trong trường hợp này, Grab có thể mang lại cho bạn nguồn khách hàng có điều kiện hơn. Tuy nhiên không phải vì thế mà Gojek không làm được. Theo kinh nghiệm của đa số các bác tài xế thì khi chạy Grab thường nhận được tiền tips hơn so với các công ty khác.

Về hình thức đăng ký chạy Grab và Gojek

Grab và Gojek là hai ông lớn công nghệ. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ trong đăng ký làm tài xế là điều hiển nhiên.

Có hai cách để bạn đăng ký. Một là đăng ký tại trụ sở của Grab và Gojek. Hai là tải app, điền thông tin và đợi nhân viên liên hệ với bạn.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, bạn nên mang theo giấy tờ và đến ngay trụ sở của Grab hoặc Gojek để đăng ký. Vừa nhanh mà vừa có thể nhận phụ kiện kèm theo.

Trụ sở của Grab:

Nên chạy Grab hay Gojek? Văn phòng hỗ trợ Grab tại các tỉnh thành

Văn phòng của Grab tại Hà Nội

Trụ sở của Gojek:

– Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Địa điểm: Chung cư Khánh Hội 2, số 360A Bến Vân Đồn, Phường 1, Quận 4, Hồ Chí Minh.
Thời gian làm việc: Từ thứ Hai đến thứ Bảy, từ 08h00 – 17h00.

– Tại Hà Nội:

Địa điểm: Tầng G, toà nhà Richy, số 35 Mạc Thái Tổ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Thời gian làm việc: Từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 08h00 – 17h00.

Kết luận nên đăng ký chạy Grab hay Gojek

Gojek hay Grab thì đều là những công ty lớn, luôn có nguồn khách hàng đảm bảo cho các tài xế có mức thu nhập ổn. Tuy nhiên, nếu đồng thời chạy xe cho cả Grab và Gojek thì mức thu nhập của bạn sẽ ổn hơn rất nhiều.

Theo kinh nghiệm của nhiều tài xế công nghệ, đăng ký làm tài xế cho Grab sẽ giúp bạn nhanh có thu nhập hơn.

Nói tóm lại, nếu bạn đã từng, hoặc chưa từng chạy xe công nghệ. Hay nếu bạn băn khoăn không biết nên chạy Grab hay Gojek thì hãy lựa chọn Grab. Bởi những lý do sau:

Grab gần như là app chạy xe công nghệ quen thuộc với toàn dân. Bởi vậy mà tập khách hàng của Grab sẽ cao hơn Gojek nhiều.

Phí đăng ký không quá cao và bạn sẽ được trang bị đầy đủ phụ kiện đi kèm như áo khoác, mũ bảo hiểm,…

Độ phủ của Grab lớn, xuất hiện ở nhiều tỉnh thành hơn Gojek.

Nếu bạn còn e ngại về việc sử dụng công nghệ thì có thể bắt đầu với Gojek. Bởi giao diện của Gojek thân thiện hơn và đơn giản hơn nhiều so với Grab.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Muaban.net về việc lựa chọn đăng ký chạy Grab hay Gojek. Nếu bạn đang đứng giữa lựa chọn nên chạy Grab hay Gojek thì mong rằng bài viết này hữu ích với bạn. Ngoài ra, để có thể có nhiều hơn các lựa chọn nghề nghiệp thì Muaban.net sẽ đồng hành với bạn. Bởi mỗi ngày chúng tôi đều cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.

>>> Xem thêm:

Tác giả: Hải Anh.

Video liên quan

Chủ Đề