Cách trị bệnh chàm ở chân

Bị chàm ở chân, tay là hiện tượng gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Với những dấu hiệu điển hình là da xuất hiện màu đỏ hồng, có thể có mụn nước rỉ dịch gây ngứa ngáy khó chịu… Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng chàm chân, tay lại khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy mỗi người cần hiểu đúng về bệnh để có biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp.

Bị chàm ở chân, tay là như thế nào? Dấu hiệu ra sao?

Chàm chân, tay là tình trạng tổn thương da mãn tính có thể kèm theo các mụn nước nhỏ, khô, cảm giác ngứa ngáy. Nó còn được gọi là chàm tổ đỉa, eczema hay pompholyx,…

Cách trị bệnh chàm ở chân
Chàm chân, tay gây ra những tổn thương ở nhiều cấp độ

Theo các chuyên gia da liễu, chàm ở chân, tay xuất hiện tương đối đột ngột, nhất là khi người bệnh tiếp xúc với môi trường độc hại, ô nhiễm. Bệnh thường kèm theo những vết phồng rộp sâu hoặc mụn nước. Khi những mụn này xuất hiện người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát dữ dội.

Bệnh chàm ở chân, tay thường xuất hiện với những biểu hiện sau:

  • Da chân, tay có dấu hiệu bị phồng rộp, xuất hiện nhiều mụn nước li ti. Những khu vực dễ gặp tổn thương của bệnh nhất là lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ ngón tay,…
  • Những vùng da có mụn nước bị phát ban, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, đau đớn, nóng rát.
  • Mụn nước không có nhân nhưng chứa dịch màu trắng đục hoặc trong suốt. Những mụn nước này rất dễ vỡ nếu người bệnh cào gãi, từ đó làm gia tăng viêm nhiễm.
  • Khu vực lòng bàn tay, chân khu vực có mụn nước sẽ hay đổ mồ hôi.
  • Các mụn nước sẽ biến mất sau khoảng 2-3 tuần nếu có chế độ chăm sóc phù hợp. Khi các mụn nước hết, vùng da bị chàm ở chân sẽ khô, bong tróc và rất dễ bị sẹo.
  • Khi bệnh chàm da chân, da tay tái phát sẽ khiến vùng da bị dày lên, hình thành vảy và gây nên những vết nứt, thậm chí gây chảy máu và đau đớn.

Bệnh chàm ở tay, chân gây không ít phiền toái cho sinh hoạt của người bệnh. Những nốt phồng rộp, đau ngứa vùng chân sẽ khiến cho việc đi lại, cầm nắm gặp rất nhiều khó khăn. Trong suốt quá trình này, các triệu chứng của bệnh có thể nặng hơn nếu như vùng da tổn thương tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường.

Nguyên nhân gây bệnh chàm ở chân, ở tay

Theo chuyên gia của Vietmec, cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm ở chân, tay vẫn chưa thể xác định. Căn cứ vào các thông tin dịch tễ học, mô bệnh học và các xét nghiệm lâm sàng bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh.

Các nguyên nhân khiến nhiều người bị chàm ở chân, ở tay có thể kể đến là:

Yếu tố di truyền

Đa số các bệnh nhân bị chàm chân, chàm tay, chàm sữa,… có liên quan đến những yếu tố di truyền. Nếu trong một gia đình có bố hoặc mẹ từng bị viêm da cơ địa, tổ đỉa hoặc những vấn đề da liễu mãn tính khác thì khả năng con cái của họ bị chàm ở tay, ở chân cũng rất cao.

Cách trị bệnh chàm ở chân
Bị chàm ở tay, chân có liên quan nhiều đến yếu tố di truyền

Tiếp xúc với tác nhân gây hại cho da

Vùng da chân, da tay thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, dung môi công nghiệp, chất kích thích,… do vậy những vùng da này thường xuyên bị kích ứng. Khi đó, cơ thể sẽ tăng lượng kháng nguyên, kích thích sản sinh histamin và gây lên những tổn thương lâm sàng trên da.

Yếu tố cơ địa

Các yếu tố liên quan đến cơ địa cũng có thể là nguyên nhân khiến chân bị chàm, nhất là khi lớp sừng ở chân xuất hiện do sự thiếu hụt filaggrin. Hoạt chất này được xem là một loại protein đảm nhận nhiệm vụ giữ ẩm, ngăn chặn tình trạng thô ráp, khô do thiếu nước trên da.

Da chân, tay bị nhiễm nấm men

Chân và tay không chỉ là vùng da thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại mà còn có nguy cơ cao bị nấm men xâm nhập và gây bệnh. Bởi đây là vùng da thường xuyên có hoạt động tiết dầu, mật độ tiếp xúc lại cao. Khi đó, nấm men thường xuyên xuất hiện ở lớp thượng bì, chúng sinh ra các chất chuyển hóa và kích thích phản ứng viêm, dẫn đến tổn thương.

Khi xâm nhập vào da, các nấm men liên tục hoạt động, thúc đẩy sự quá mẫn trong hệ miễn dịch của người bệnh. Điều này không chỉ khiến người bệnh tay bị chàm, chân mà còn tạo điều kiện cho bệnh lý da liễu có cơ hội bùng phát mạnh mẽ hơn.

Tâm lý căng thẳng

Lo âu, căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra không ít bệnh lý da liễu, trong đó không thể không nhắc đến bệnh chàm ở chân, tay. Nếu một người thường xuyên lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Cách trị bệnh chàm ở chân
Căng thẳng kéo dài khiến bệnh bùng phát trầm trọng hơn

Một số yếu tố khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh chàm tay, chàm chân cũng có thể bùng phát do những yếu tố sau:

  • Tác động của thời tiết: Nhất là trong giai đoạn chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng.
  • Rối loạn nội tiết: Những thay đổi về nội tiết tố có thể khiến bệnh khởi phát.
  • Vệ sinh da sai cách, không sạch sẽ: Làm tăng nguy cơ bội nhiễm, gây nên các bệnh lý viêm da trong đó có chàm ở chân.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm: Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Bị chàm ở chân, tay có nguy hiểm không?

Tình trạng chàm chân, chàm tay thường chỉ gây ra những tổn thương bên ngoài, ít khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, đây là bệnh lý mãn tính, luôn kéo dài dai dẳng, rất khó để điều trị dứt điểm.

Do thường xuyên gây cảm giác ngứa ngáy, phồng rát trên da nên bệnh lý da liễu này gây ra không ít phiền toái cho sinh hoạt của bệnh nhân. Không chỉ vậy, tình trạng này còn làm cho làn da sần sùi kém thẩm mỹ, khiến bệnh nhân luôn cảm thấy tự ti trong giao tiếp, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến công việc, nhất là những người thường xuyên phải gặp gỡ khách hàng.

Bên cạnh đó, khi bị chàm ở chân, tay người bệnh còn có thể phải đối mặt với hàng loạt vấn đề sau:

  • Lichen hóa: Xuất hiện khi chàm bị thâm nhiễm, các vùng da bị bệnh có nhiều vết nứt, gây ngứa ngáy kéo dài, các khu vực tổn thương phân chia ranh giới rõ ràng. So với những tổn thương ở giai đoạn khởi phát thì lichen hóa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngoại hình, chức năng thẩm mỹ của da.
  • Biến dạng móng: Tình trạng tổn thương do chàm ở chân, tay có thể lan rộng sang vùng móng khiến cho móng dễ gãy, bị đổi màu,… từ đó khiến cho nấm móng dễ dàng xuất hiện.
  • Bội nhiễm: Khi nấm, vi khuẩn phát triển lan rộng rất khó điều trị và gây nên chàm bội nhiễm. So với những vùng da khác thì khu vực da tay, da chân luôn là vị trí dễ nhiễm trùng hơn cả.
Cách trị bệnh chàm ở chân
Nếu không được chữa trị, bệnh có thể gây bội nhiễm

Cách chữa bệnh chàm ở chân, tay hiệu quả

Khi không may bị chàm ở chân, tay bệnh nhân cần sớm thăm khám và có biện pháp can thiệp cho phù hợp. Điều này vừa giúp bảo vệ làn da, vừa giúp tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Trị bệnh chàm da tay, da chân bằng mẹo dân gian

Để loại bỏ tình trạng da tay, da chân bị bong tróc, đối mặt với viêm nhiễm khi bị bệnh chàm, bệnh nhân có thể tham khảo một số cách trị chàm theo dân gian sau:

  • Sử dụng lá trầu không: Đây là loại lá có tác dụng kháng viêm, thường được sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh viêm da của dân gian. Người bệnh có thể sử dụng trầu không vò nát sau đó đắp lên vùng da bệnh hoặc đun nước lá trầu không rồi ngâm rửa vùng da chân, tay.
  • Các loại tinh dầu thiên nhiên: Ví dụ như dầu ô liu, dầu dừa, dầu mù u,… Có chứa các loại acid béo, chất chống oxy hóa, polyphenol… Chúng có tác dụng dưỡng ẩm, loại bỏ tình trạng nứt nẻ, khô ráp, dày sừng,…
  • Bột yến mạch: Đây là nguyên liệu chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, điển hình là axit ferulic, avenanthramide. Những chất này có tác dụng ức chế các gốc tự do, giảm tình trạng viêm da, cải thiện những cơn ngứa ngáy vô cùng hiệu quả. Bệnh nhân có thể sử dụng khoảng 2 thìa yến mạch pha với nước ấm, sau đó dùng hỗn hợp để ngâm rửa vùng da tổn thương.
Cách trị bệnh chàm ở chân
Bột yến mạch giúp hàn gắn những tổn thương trên da

Tuy những mẹo dân gian đơn giản, dễ làm nhưng đôi khi hiệu quả không cao. Những bài thuốc này chỉ phù hợp với người bệnh ở giai đoạn khởi phát, các triệu chứng chưa quá nghiêm trọng và chưa bội nhiễm.

CLICK ĐỌC NGAY:

  • Bệnh chàm có lây không và khả năng chữa khỏi [Chuyên gia giải đáp]

Điều trị bệnh bằng phương pháp Tây y

Chàm ở chân, tay là bệnh lý mãn tính, khó có thể chữa khỏi tận gốc. Các biện pháp Tây y có tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng bệnh, từ đó giúp bệnh nhân cải thiện đời sống sinh hoạt.

Sử dụng thuốc điều trị nội khoa

Khi bị chàm ở chân, tay không ít bệnh nhân lựa chọn thuốc Tây vì tính hiệu quả. Căn cứ vào chẩn đoán ban đầu mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng loại thuốc phù hợp. Những loại thuốc trị bệnh chàm thường được chỉ định cho bệnh nhân gồm:

  • Thuốc bôi corticoid: Là nhóm thuốc có tác dụng giảm viêm, kháng dị ứng và ức chế hoạt động miễn dịch tại vùng da được sử dụng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ nên dùng dưới 15 ngày, không nên lạm dụng vì có thể khiến teo da, nổi mụn…
  • Nhóm thuốc Histamin H1: Giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh chàm ở chân. Điển hình là Chlorpheniramine, Loratadin,…
  • Thuốc ức chế calcineurin: Thường là thuốc Tây dạng kem bôi, có tác dụng làm giảm các khu vực viêm nhiễm do bệnh chàm.
  • Nhóm thuốc kháng nấm: Trường hợp bệnh nhân bị chàm ở chân, tay do nhiễm nấm sẽ được chỉ định dùng nhóm thuốc này. Các loại thuốc điển hình gồm: Clotrimazole, Griseofulvin, Ketoconazole…

Các loại thuốc Tây được sử dụng trong điều trị bệnh chàm ở chân và tay chỉ có tác dụng làm giảm tổn thương tạm thời, bệnh vẫn có thể tái phát khi ngừng thuốc. Người bệnh không được lạm dụng thuốc, với những bệnh nhân không đáp ứng thuốc, phương pháp quang trị liệu có thể được áp dụng.

Phương pháp quang trị liệu

Quang trị liệu là biện pháp sử dụng tia UV nhân tạo chiếu lên da để tiêu diệt, ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào sừng. Điều này giúp kìm hãm hoạt động của các chất gây viêm, nhờ vậy mà triệu chứng bệnh được cải thiện đáng kể.

Cách trị bệnh chàm ở chân
Liệu pháp ánh sáng giúp kìm hãm sự phát triển của tế bào sừng

Tuy nhiên, trong một số trường hợp phương pháp này có thể gây bỏng da, mỏng da, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư da. Do vậy, cần tuyệt đối thận trọng và tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng phương pháp điều trị này.

Cách chữa bệnh chàm ở tay, chân bằng Đông y

Theo quan điểm của y học cổ truyền, bệnh chàm ở tay, chân còn được gọi là thấp cước, nga chưởng phong. Nguyên nhân khiến nhiều người bị chàm ở chân là do phong thấp, tà độc, nhiệt tà tại bì phù bàn chân, bàn tay. Theo đó, các bài thuốc Đông y sẽ tác động vào chính căn nguyên của bệnh, giúp khu phong, thanh nhiệt, loại bỏ triệu chứng, đồng thời cải thiện hiệu quả sức đề kháng.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y giúp loại bỏ các triệu chứng bệnh chàm ở chân, tay hiệu quả:

An bì dưỡng can thang

Là sự kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ: Bài thuốc uống, bài thuốc bôi ngoài và bài thuốc ngâm rửa. Cụ thể như sau:

  • Thuốc uống: Gồm bạch linh, dạ dao đằng, thổ phục linh, kê huyết đằng, sa sâm,… Với công dụng là giải độc, chống dị ứng, tiêu viêm, ổn định cơ địa. Người bệnh sử dụng mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần dùng vào sáng và tối trước khi ăn 30 phút.
  • Thuốc ngâm rửa: Gồm hoàng liên, đơn đỏ, xuyên tâm liên, khổ sâm,… Tác dụng chính là tiêu viêm, sát khuẩn, ngăn chặn các vết thương ngoài da lan rộng. Bệnh nhân chỉ cần sử dụng bài thuốc đun với nước để ngâm rửa vùng da bị tổn thương hằng ngày, mỗi ngày 1 lần.
  • Thuốc bôi ngoài: Thành phần chủ yếu là đương quy, hồng hoa, hoa kim ngân,… bài thuốc giúp làm lành tổn thương, tác động vào sâu bên trong lớp biểu bì,… Bệnh nhân dùng mỗi ngày 2 lần, trước khi dùng cần vệ sinh sạch sẽ vùng da.

Bài thuốc từ bạch tiễn bì, mã đề, bạc hà

  • Tác dụng: Tiêu viêm, kháng khuẩn, loại bỏ các triệu chứng bệnh chàm.
  • Dược liệu: Cây mã đề, thương truật, bạch phục linh, bạc hà, bạch tiễn bì.
  • Cách sử dụng: Các dược liệu sơ chế rồi cho vào ấm sắc, đến khi nước trong ấm cô đặc còn 200ml thì tắt bếp. Lượng nước thuốc thu được đem uống làm 2 lần sáng và tối, ngày dùng 1 thang như vậy.

Bài thuốc Viêm da Quân dân 102

Bài thuốc uống theo thang với các dược liệu chủ yếu là kim ngân, sài đất, hạ khô thảo, hoàng kỳ, nhân sâm,… Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà các dược liệu sẽ được gia giảm cho phù hợp. Để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh chàm ở chân, ở tay, người bệnh nên sử dụng theo liệu trình được thầy thuốc Đông y khuyến cáo.

An bì thang

Bài thuốc được nghiên cứu độc quyền bởi đội ngũ chuyên gia của Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam. An bì thang cũng được chia thành những bài thuốc nhỏ là thuốc uống, thuốc ngâm rửa, thuốc bôi được bào chế 100% từ dược liệu tự nhiên như bồ công anh, mật ong, kim ngân hoa, bí đao, sài đất, trầu không… Để tăng cường hiệu quả, bệnh nhân nên sử dụng kết hợp cả 3 bài thuốc theo liệu trình từ 2-3 tháng.

Cách trị bệnh chàm ở chân
Các bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả sau liệu trình điều trị

Bị chàm ở chân, tay nên làm gì để nhanh khỏi?

Bị chàm ở tay, chân là điều không ai mong muốn. Nếu đang gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt do các triệu chứng bệnh “làm phiền” người bệnh nên thực hiện một số điều sau:

Về chế độ ăn uống:

  • Luôn ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày. Những loại rau xanh, trái cây tươi, là thực phẩm bệnh nhân nên tăng cường.
  • Tránh xa những món ăn dầu mỡ, thực phẩm có thể gây kích ứng da như hải sản, đồ ăn giàu tính acid, đồ ăn chứa nhiều protein.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,…

Về chế độ sinh hoạt:

  • Tránh cào gãi vào vùng da bị tổn thương.
  • Lựa chọn tất, găng tay có chất liệu cotton 100%. Nên thay tất vài lần trong ngày để đảm bảo chân luôn được thông thoáng, tránh để mồ hôi có cơ hội tích tụ.
  • Luôn đeo găng tay, đi dép có thể bảo vệ da chân khi làm việc nhà nhằm tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng, tinh dầu tự nhiên để chăm sóc cho vùng da nứt nẻ hằng ngày. Mỗi ngày nên dành ra 5-10 ngâm vùng da bị bệnh với nước ấm trước khi thoa kem dưỡng.
  • Hạn chế sử dụng các loại xà bông tắm có chứa chất tạo mùi, hóa chất độc hại. Thay vào đó nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn cho làn da.
Cách trị bệnh chàm ở chân
Những loại xà bông thiên nhiên sẽ an toàn hơn cho vùng da bị bệnh

Biện pháp phòng tránh bệnh chàm ở chân, tay

Sau quá trình điều trị đẩy lùi triệu chứng, bệnh nhân bị chàm ở tay, chân nên chủ động thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là những vấn đề mà người bệnh cần lưu tâm:

  • Ăn uống khoa học, tránh xa những thực phẩm có thể gây kích ứng, hình thành ổ viêm trên da như hải sản, đồ ăn giàu tính acid…
  • Luôn dưỡng ẩm cho da chân và da tay. Tuyệt đối không được sử dụng các loại mỹ phẩm một cách bừa bãi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những sản phẩm kem dưỡng ẩm có tác dụng cân bằng ẩm, giảm khô da, ngứa da sẽ là lựa chọn tốt cho bệnh nhân.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, luôn có biện pháp bảo vệ da tay, da chân khi phải làm việc trong môi trường độc hại.
  • Ngay sau khi tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, bệnh nhân nên chủ động vệ sinh tay chân sau đó thoa kem dưỡng ẩm.
  • Luôn xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh xa những loại thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, rượu bia,…
  • Có tinh thần thoải mái, hạn chế những căng thẳng lo âu.
Cách trị bệnh chàm ở chân
Giữ tâm lý thoải mái cũng là cách ngăn ngừa bệnh tái phát

Địa chỉ khám, chữa chàm ở chân, tay uy tín

Để nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng khi bị chàm ở tay, chân người bệnh cần chủ động thăm khám tại các cơ sở uy tín. Dưới đây là một số gợi ý cho bệnh nhân bị chàm chân, tay:

  • CTCP Bệnh viện YHCT Quân dân 102: Đây là địa chỉ khám chữa bệnh bằng Đông y có biện chứng, tiền thân là Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông Y Việt Nam. Phác đồ điều trị chàm ở chân tại bệnh viện là lấy các bài thuốc y học cổ truyền đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia Đông y, dưới sự kiểm nghiệm của khoa học hiện đại. Viện hiện có địa chỉ tại số 7, ngõ 8/11 Lê Quang Đạo, Nam Từ Liêm, Hà Nội – Điện thoại 0888 598 102.
  • Bệnh viện Da Liễu Trung ương: Bệnh viện là một trong những địa chỉ chuyên thăm khám và điều trị bệnh chàm ở chân, tay. Với đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm, thiết bị hiện đại, Da Liễu Trung ương luôn là lựa chọn của đông đảo người bệnh. Địa chỉ bệnh viện: Số 15A, Phương Mai, thuộc TP. Hà Nội – Điện thoại 1900 6951.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc: Đơn vị uy tín hàng đầu trong thăm khám và chữa trị các bệnh da liễu như chàm ở chân, mề đay, dị ứng,… Thuốc Dân Tộc hiện có địa chỉ tại biệt thự số 31 ngõ 70 đường Nguyễn Thị Định, thuộc phường Trung Hoà, Thanh Xuân, Hà Nội – Điện thoại 024 7109 6699.
  • Bệnh viện Da liễu Hà Nội: Đơn vị công lập trong tiếp nhận các ca bệnh da liễu liên quan đến viêm da cơ địa, chàm, mề đay,… Sở hữu đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, Bệnh viện Da liễu Hà Nội luôn là địa chỉ tin cậy cho mọi bệnh nhân. Địa chỉ bệnh viện: Số 79B, Nguyễn Khuyến, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội – Điện thoại 090 347 96 19.
  • Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện được nhiều bệnh nhân tin tưởng tới khám và điều trị bệnh chàm, viêm da cơ địa, nổi mề đay… Địa chỉ bệnh viện: Số 2 thuộc đường Nguyễn Thông, P. 6, Quận 3, Hồ Chí Minh – Hotline 028 3930 8131.
  • Viện Da Liễu Hà Nội – Sài Gòn: Đây là đơn vị sở hữu đội ngũ các y bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, có nhiều kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh chàm, trong đó có chàm ở chân, tay. Viện hiện có địa chỉ: Tại Hà Nội – Số 123 thuộc đường Hoàng Ngân (Điện thoại 024 62 605 666) và tại Hồ Chí Minh – Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh (Điện thoại 028 710 99 838).

Khi bị chàm ở chân, tay nếu người bệnh có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, mỗi người nên chủ động thăm khám, đồng thời thực hiện các biện pháp chăm sóc phù hợp. Trong quá trình điều trị tại nhà cần theo dõi kỹ các biểu hiện, nếu phát hiện bất thường cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.