Cách vẽ nước

Vẽ tranh màu nước là một nghệ thuật vô cùng đặc biệt được nhiều người yêu thích. Cùng tìm hiểu cách vẽ tranh màu nước đơn giản và cách pha màu nước cơ bản qua bài viết dưới đây.

Màu nước là gì?

Màu nước là một trong những chất liệu hội họa khá tiện ích được sử dụng để vẽ lên giấy hoặc vải lụa, có thuộc tính cơ bản nhẹ nhàng và trong suốt, hình thành do các sắc tố được hòa tan vào nước tạo nên một dung dịch có màu.

Lợi ích của việc vẽ tranh màu nước

Tranh màu nước giúp bạn rèn luyện tâm hồn

Xem ngay: Vẽ tranh bảo vệ môi trường để biết thêm về cách vẽ này

  • Giúp bạn tăng khả năng tập trung, bạn sẽ tập trung hoàn toàn khi ngồi trước mặt giấy vẽ. Tất cả những gì bạn quan sát được trước đó sẽ hiện ra, qua các nét vẽ bạn sẽ thể hiện được hết những gì bạn đã quan sát được.
  • Kích thích tư duy trừu tượng, tăng khả năng ghi nhớ.
  • Rèn luyện suy nghĩ, tư duy đa chiều.
  • Những nét vẽ thể hiện cảm xúc của chính bạn. Những tình cảm, suy tư buồn vui hay khó diễn tả nhất bạn đều có thể biểu hiện trên những trang vẽ của mình.

Để học cách vẽ tranh màu nước, bạn cần có

  • Màu nước: ở Việt Nam đang được sử dụng phổ biến nhất là Leningra với bảng màu phong phú, màu sắc tươi tắn. Có thể sử dụng màu loại khác như là Holbein Artists’ Watrecolor [Nga],…
  • Giấy dùng để vẽ màu nước chuyện dụng: Đối với nhu cầu và mục đích sử dụng thì bạn có thể lựa chọn khác nhau. Bạn có thể lựa chọn các loại giấy như Smooth, cold – press, giấy mặt nhám.
  • Bút lông: bút vẽ thường làm bằng lông tự nhiên, mềm, rất bền và không bị biến dạng do hóa chất hay tác động vật lý khi vẽ. Trường hợp bút bị biến dạng thì chỉ cần nhúng đầu bút vào hồ nếp, vuốt lại cho đúng form, sau đó để khô và ngâm vào nước là sẽ trở về như ban đầu.
  • Cọ, khăn giấy
  • Nước

Cách Pha Màu Nước Cơ Bản

Nhiều tin tức cho rằng, không nên sử dụng quá nhiều chất màu trong quá trình pha màu của mình, tạo bằng ba màu trở xuống. Khi muốn có một màu sắc mạnh, hãy lựa chọn những màu sắc mạnh để pha. Còn khi cần những màu không bão hòa, Bạn nên sử dụng những chất màu hỗn hợp có độ bão hòa yếu hơn.

Chú ý khi pha trộn màu

Một màu trong suốt với một màu không trong suốt khi được trộn với nhau sẽ tạo ra một màu tái nhợt sau khi khô.

Ta thu được một màu trong suốt nếu được trộn các màu trong suốt với nhau.

Trộn lẫn các màu không trong suốt sẽ cho ra màu cùng loại.

Các bước vẽ tranh màu nước

Thực hiện các bước để có được bức vẽ đẹp

Bước 1

Dựng hình nhẹ bằng chì, chú ý dựng hình lớn. Tiểu tiết thì vẽ bằng màu tránh bị nát mặt giấy. Khái quá tổng thể bằng màu đơn tông. Bạn sẽ chọn màu phù hợp đối với tổng thể mình lựa chọn.

Bước 2

Làm ẩm và lên lớp lót tổng thể màu. Chú ý với màu nước bạn nên vẽ từ sáng đến tối, nhạt tới đậm, từ xa đến gần.

Bước 3

Lên màu từng vùng chi tiết, áp dụng kỹ thuật ướt trên ướt để xử lý các đường giáp ranh cho mềm mại. Không nên vẽ quá sắc nét.

Bước 4

Hoàn thiện phông nền, lên sắc độ nhẹ nhàng. Kéo màu của vật thể phía trước vào những phần tiếp giáp với nền để tạo sự liên kết không gian nhé.

Trên đây là cách vẽ tranh màu nước đơn giản và cách pha màu nước cơ bản. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Thủy tinh là vật liệu trong suốt, chính vì vậy mà khi vẽ chúng ta không biết vẽ nó như thế nào. Một vật thể trong suốt thì tức là nó không có màu sắc, khi đưa vào tranh nó như một vật thể “vô hình”, “vô hình” thì làm sao mà vẽ được. Thực ra không phải vậy đâu!!! Tuy là nó trong suốt nhưng với kiến thức vật lý về quang học, chúng ta biết rằng thủy tinh có khả năng phản xạ lại ánh sáng. Lợi dụng khả năng đó, các họa sĩ thường vẽ thủy tinh bằng các kĩ thuật mà sau đây mình sẽ chỉ các bạn cách vẽ chất liệu thủy tinh thông qua bài học cách vẽ ly nước thủy tinh bằng chì

-Bút chì

-Tẩy

-Giấy croki xám

-Bút hoặc phấn trắng

-Ly thủy tinh, có ít nước khỏng ½ ly

Sau khi đã đầy đủ dụng cụ, chúng ta sẽ tiến hành vẽ thôi!!!

Hướng dẫn vẽ ly nước bằng chì [nguồn: internet]

Chú ý quan sát miệng ly để vẽ chính xác. Do phối cảnh nên miệng ly có hình elip. Phần đáy ly cũng như vậy nhưng chỉ vẽ một nửa. Tùy vào mẫu bạn chọn mà đáy ly và miệng ly có bằng nhau hay không nhé

Hướng dẫn vẽ ly nước bằng chì [nguồn internet]

Giống như miệng ly, do phối cảnh nên nước cũng có bề mặt hình elip. Bạn tạo độ dày cho miệng ly luôn nhé. Do là thủy tinh nên miệng ly có chỗ sáng chỗ tối không đồng đều nhau, tùy vào vị trí và cường độ sáng mà nó tạo ra độ sáng tối khác mhau.

Hướng dẫn vẽ ly nước bằng chì [nguồn internet]

Nước cũng giống như thủy tinh, nhưng chúng ta không nhất thiết phải vẽ chính xác các chi tiết phản quang trên bề mặt, chỉ đơn giản là gợi tả đơn giản thôi. Cứ vẽ nhũng gì mà bạn thấy

Bạn vẽ bống ở miệng ly, tương tự như khi bạn vẽ miệng bình nhưng có điều là nhẹ hơn, sắc độ tải nhẹ khi gần vè phía đáy ly.

Hướng dẫn vẽ ly nước bằng chì [nguồn internet]

Đáy ly có độ dày hơn so với miệng ly, nhưng do nó là thủy tinh nên lúc này ta không thể thấy nó như hình elip được. Tùy vào chiếc ly mà bạn chọn làm mẫu mà vẽ theo nhé, nó cũng giống như cách bạn vẽ nước thôi.

Hướng dẫn vẽ ly nước bằng chì [nguồn internet]

Khác với chất liệu gốm sứ, thủy tinh cho phép ánh sáng truyền qua nó. Do đó bóng bổ của ly có một chút phần sáng hơn. Nó sáng mạnh ở một điểm gần ly nhất và tải đều ra xa những chỗ còn lại. Bạn nhấn đậm bóng ở mép đáy ly để tạo cảm giác sức nặng của ly đang đè xuống mặt bàn.

Hướng dẫn vẽ ly nước bằng chì [nguồn internet]

Lúc này chiếc ly của bạn tương đối hoàn thiện rồi đó, nhưng có điều nó chưa giống với thủy tinh lắm đúng không. Đừng lo! Lúc này bạn sẽ cần đến phấn tiên hoặc bút màu trắng nhé. Qan sát mẫu của bạ xem điểm nào trên mẫu sáng nhất. Đó là những chỗ mà bạn càn vẽ để chi chiếc ly của mình giống hơn đó.

Cuối cùng bạn có thể vẽ thêm mặt bàn hoặc gợi tả không gian cho chiếc của mình.

Trên đây là bải hướng dẫn cách vẽ ly bằng chì. Hy vọng nó sẽ giúp các bạn dễ dàng vẽ một chiếc ly hay vẽ những vật liệu làm từ thủy tinh. Chúc các bạn  vẽ thành công và sớm trở thành một họa sĩ tài ba nhé.

Bài Viết Liên Quan :

  • LỚP DẠY VẼ CHO NGƯỜI LỚN QUẬN 10
  • KHÓA HỌC VẼ KÝ HỌA

Video liên quan

Chủ Đề