Cách vượt qua áp lực gia đình

Có một sự thật rằng sau những mệt mỏi và căng thẳng, mọi người đều có cùng cảm giác: Không ngừng hồi tưởng lại những việc đã xảy ra trong quá khứ, và không thể gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi suy nghĩ. Vài lời khuyên của các chuyên gia tâm lý dưới đây sẽ giúp bạn không chỉ đương đầu với khủng hoảng tâm lý mà còn thoát khỏi những ám ảnh đang ngăn cản bạn đi đến thành công và sự an yên trong tâm trí.

Trong cuộc trò chuyện, nếu họ làm bạn quá xúc động, hãy cố gắng dừng lại. Bạn cần thời gian để “hạ nhiệt” và suy nghĩ về những gì bạn đã nói ra, vì khi xúc động rất khó kiểm soát được ngôn từ. Bằng cách này, bạn sẽ ít hối hận về sau. Và cuối cùng cơn giận dữ và những khó chịu sẽ tan biến.

Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp chúng ta luôn cảm thấy cần phải phản ứng ngay lập tức: trong các giao tiếp hằng ngày, trong cử chỉ hành động của ai đó... Nhưng khi làm vậy, chúng ta thường đưa ra quyết định vội vàng. Các nhà tâm lý cho rằng hãy cho bản thân thời gian suy nghĩ trước khi vội vã đưa ra một quyết định. Đừng cố gắng tự mình định hình tất cả mọi chuyện, hãy cứ thong thả và chờ xem điều gì sẽ diễn ra nhé!

Việc thường xuyên phân tích quá khứ để đổ lỗi thường hiếm khi dẫn đến kết quả tích cực, ngay cả khi tự đổ lỗi cho bản thân. Thật ra những gì bạn đang trải nghiệm đều do nhiều yếu tố tạo nên - như một chuỗi hiệu ứng domino: yếu tố này xảy ra sẽ dẫn đến yếu tố khác. Vì vậy hãy học cách chấp nhận: Bạn không thể thay đổi điều đã xảy ra. Việc đáng quan tâm hiện nay là tìm kiếm một giải pháp. Hãy luôn lạc quan bạn nhé!

Hãy tự hỏi bản thân: nếu ai đó cố gắng hiểu những gì bạn nói, thậm chí đọc được tâm tư của bạn, liệu người đó có nhận định đúng đắn về bạn hay không? Sự thật là họ chẳng thể hiểu được những gì đang diễn ra trong đầu bạn. Quy tắc này cũng được áp dụng trong các mối quan hệ với người khác: hầu hết là khi bản thân đã có định kiến thì sẽ nhìn nhận sai và khi đó, việc duy trì các mối quan hệ chỉ khiến bạn lãng phí thời gian của chính mình mà thôi.

Vấn đề lớn nhất hầu hết chúng ta gặp phải chính là sự giận dữ. Sự nóng giận sẽ lấn át các cảm xúc khác và làm cho chúng ta không sáng suốt khi giải quyết vấn đề. Hãy cố gắng dập tắt cơn giận bằng cách thiền, đi bộ đường dài hoặc tập thể dục; hoặc các bí quyết đánh tan cơn giận từ Prudential để giúp bạn bình tĩnh hơn.

Khi bộ não chuyển qua học một cái gì đó mới, lượng suy nghĩ tiêu cực sẽ dần dần giảm xuống bằng không. Khi não bộ tiến hành hoạt động cho một ý tưởng mới, những trải nghiệm mới, việc tập trung cho hoạt động này làm ta ít suy nghĩ lung tung hơn hẳn. Quy tắc này cũng được áp dụng khi chúng ta tham gia vào các hoạt động thể chất.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi viết tất cả những phiền não ra giấy và tiêu hủy chúng có thể giúp chúng ta giảm được mức độ căng thẳng, áp lực do suy nghĩ quá nhiều.  Quá trình viết ra cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc bản thân so với chỉ liệt kê chúng trong tâm trí.

Thực tế và những suy nghĩ trong đầu bạn là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Cảm xúc của chúng ta có hiệu ứng vật lý tạo nên sự căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và khiến cơ thể bạn thật sự cảm nhận được điều đó. Điều này làm chúng ta mặc định những lo lắng, suy nghĩ này sẽ trở thành sự thật. Hãy nghĩ về nó một cách khách quan, và bạn sẽ nhận ra lo lắng của mình và thực tế là hai thứ riêng biệt.

Hãy suy nghĩ về những bài học từ các mối quan hệ và xem chúng như những kinh nghiệm sống vô giá. Nếu ban đầu có thể xác định rõ mối quan hệ này ý nghĩa như thế nào, bạn có thể dễ dàng quyết định dừng lại nếu chúng không đáng. Mỗi thất bại là một cơ hội để sửa chữa và hãy chắc rằng bạn sẽ phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực trong tương lai.

Khi chúng ta nghĩ về quá khứ, chúng ta thường tưởng tượng những gì chúng ta có thể nói hoặc làm khác đi để tránh những điều xấu xảy ra. Nhưng điều này không khác gì bạn đang cố gắng thay đổi điều mà đã xảy ra cả ngàn năm trước – đó là điều hoàn toàn không thể

Hãy hành động khác đi: lấp đầy tâm trí bằng những suy nghĩ tích cực. Các nhà tâm lý cho rằng, những ý tưởng tích cực và tràn đầy năng lượng có thể giúp bạn thoát ra khỏi dòng suy nghĩ tiêu cực. Hãy hình dung bản thân mình sẽ làm một việc gì đó thật vui và phấn khích, hoặc bắt tay vào việc lên kế hoạch thật vui cho những ngày sắp tới.

Khi nghĩ về con người của chính mình quá khứ, chúng ta thường thở dài hối tiếc. Có lẽ chúng ta luôn nhớ về bản thân là ai trong các mối quan hệ phức tạp đã qua và giờ chỉ còn lại đau khổ. Nhưng đừng xem phiên bản quá khứ của chính mình là một hình ảnh xa lạ không bao giờ có thể quay trở lại. Bằng cách luôn nhớ bản thân mình là ai, bạn đã tự cho mình cơ hội để trở thành người đó thêm một lần nữa.

Nguồn và Hình ảnh: Theo BrightSide.

Trẻ em là đối tượng có tâm lý nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài đặc biệt từ chính những người thân trong gia đình. Bởi những áp lực đến từ gia đình mà người lớn không chú ý đến cảm xúc của trẻ nhỏ. Trẻ cũng có thể cảm thấy căng thẳng và đôi khi là có thể bị trầm cảm bởi những áp lực từ gia đình.

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến, đặc biệt trầm cảm tuổi học đường đang ngày một gia tăng. Trầm cảm là một loại rối loạn tâm trạng luôn khiến chúng ta có cảm giác buồn bực và mất hứng thú với mọi việc kể cả những việc trước đây rất thích và kéo dài dai dẳng. Người bệnh luôn cảm thấy buồn bực, thiếu năng lượng không rõ nguyên nhân do đâu, trường hợp nặng có thể có ý định tự tử.

Trầm cảm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm các yếu tố tâm lý, căng thẳng phát sinh trong cuộc sống hàng ngày hay liên quan tới yếu tố di truyền về khả năng giải quyết tâm trạng. Nói chung trầm cảm có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng độ tuổi thường thấy nhất là tuổi học đường do thời điểm này tâm lý của trẻ chưa thực sự ổn định, dễ gặp phải nhiều yếu tố tác động nên nguy cơ trầm cảm cao.

Trầm cảm tuổi học đường đang có dấu hiệu gia tăng ở trẻ nhỏ

Trầm cảm là vấn đề phổ biến trong giai đoạn phát triển trẻ vị thành niên bởi nhiều nguyên nhân gây ra trong đó thì những áp lực từ gia đình cũng là nguyên nhân thường thấy gây nên tình trạng trầm cảm ở trẻ. Từ những áp lực của gia đình không chỉ tác động đến người lớn chúng ta mà còn vô tình ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, trẻ cũng bị căng thẳng và nặng hơn là bị trầm cảm. Một số yếu tố làm từ gia đình làm trẻ bị trầm cảm như:

  • Bố mẹ của trẻ bị căng thẳng, stress do áp lực tài chính có thể thường xuyên cãi vã với người thân về vấn đề tiền nong. Họ thường dễ cáu giận, hay lo sợ, mệt mỏi và tâm tính thất thường nên có thể tác động những điều thiếu tích cực tới trẻ, trẻ cũng có thể bị căng thẳng hay lo sợ vì sự thay đổi tính tình của bố mẹ dẫn tới trầm cảm. Bởi bố mẹ có nhiều mối lo nên thường khó phát hiện được những dấu hiệu của trầm cảm ở giai đoạn sớm. Cho nên có thể nguy cơ bệnh trầm cảm diễn biến nặng, trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng như có ý định tự tử, thậm chí tự tử thành công bố mẹ mới biết thì đã quá muộn.
  • Khi gia đình gặp phải áp lực từ kinh tế, tiền bạc, công việc làm cho gia đình bố mẹ xảy ra những mâu thuẫn. Theo như nghiên cứu thì trẻ trong gia đình có những mâu thuẫn, thì tỷ lệ rối loạn tâm lý hay mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với các em trong gia đình có sự hòa hợp; tỷ lệ này tăng hơn ở những gia đình ở thành thị.
  • Một áp lực nữa đến từ gia đình đó là chuyện học hành thi cử của trẻ. Hiện này, mỗi gia đình đều chỉ có 1 đến 2 con nên việc kỳ vọng vào con cái có thể học hành giỏi giang là điều hầu hết bố mẹ mong muốn. Bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào con, không theo sát trẻ và quan tâm đến thành tích học tập của trẻ làm trẻ cảm thấy bị áp lực. Nhất là mỗi khi trải qua kỳ thì không được như mong muốn trẻ sẽ thấy thất vọng, lo lắng bố mẹ sẽ không vui, lâu dẫn những áp lực này nếu không được giải quyết hay được sự động viên của kịp thời của bố mẹ sẽ gây ra tình trạng trầm cảm và những hậu quả nguy hiểm khác nữa đều có thể xảy ra.

Theo số liệu của một vài nghiên cứu tại Việt nam cho thấy tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm chiếm tới là 26,3%, trẻ có những suy nghĩ về cái chết là 6,3%, tỷ lệ trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và số trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. Trong đó nguyên nhân áp lực từ gia đình là điều đáng nói đến mà chưa thực sự được bố mẹ quan tâm chú ý và có nguy cơ gây ra những hậu quả đáng buồn.

Việc bố mẹ nhận biết những dấu hiệu của bệnh sớm rất quan trọng giúp trẻ vượt qua được nỗi căng thẳng trong cuộc sống, điều trị với bác sĩ tâm lý sớm để tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm có thể gặp ở trẻ như:

  • Thường xuyên tức giận: Trẻ tuổi vị thành niên có thể có những cảm xúc lẫn lộn, nhất thời. Khi cảm thấy chán nản thì trẻ có thể khó kiểm soát cảm xúc của mình trở nên nóng tính, la hét hay thậm chí đập đồ là những cảm xúc thái quá.
  • Luôn cảm thấy mình rất vô dụng, lòng tự trọng thấp và tự ti: Trẻ bắt đầu cảm thấy cuộc sống của mình vô vị, thường tự cho mình vô dụng là một dấu hiệu của tình trạng trầm cảm.
  • Cảm thấy buồn chán mà không có lý do: Việc trẻ luôn giữ thái độ chán nản, trầm lắng trong mọi tình huống mà không có lý do thỏa đáng thì chính là sự phản ánh việc trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý. Phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và giúp đỡ con vượt qua.

Trẻ em dễ bị căng thẳng và dẫn tới trầm cảm vì áp lực gia đình

  • Thay đổi thói quen khi ngủ: Thường thì khi mắc bệnh trầm cảm trẻ có xu hướng mất ngủ, ngủ ít đi hoặc đôi khi có những trẻ lại ngủ nhiều quá. Nên khi trẻ có sự thay đổi trong giấc ngủ cần chú ý.
  • Thường xuyên cảm giác mệt mỏi: Dù trẻ không phải làm việc gì nặng nhọc hay học hành căng thẳng thì cũng luôn cảm giác mệt mỏi thì đừng vội trách mắng trẻ mà hãy tìm nguyên nhân.
  • Thích ở một mình: Tự động tách mình ra khỏi bạn bè và gia đình, ít chia sẻ, không thích đi chơi... thì đó là một dấu hiệu đáng báo động dành cho các bậc phụ huynh.
  • Trở nên thèm ăn: Khi có những dấu hiệu trầm cảm, một số trẻ niên tìm đến với đồ ăn như một cách để giải tỏa tâm lý. Tuy nhiên cách này có thể không hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.
  • Bắt đầu cảm thấy mất hứng thú về mọi việc cũng như sở thích: Trẻ mất hứng thú với mọi việc dù việc đó trẻ trước đây rất thích thú. Nhưng khi bị trầm cảm trẻ luôn cảm thấy chán và không còn hứng thú.
  • Có suy nghĩ và hành vi tự tử: Đây là một trong những dấu hiệu nguy hiểm nhất có thể xảy ra ở những trẻ mắc trầm cảm. Phụ huynh nên đặc biệt chú ý đến những lời nói và cử chỉ của trẻ nếu chúng liên tục nói về cái chết.

Khi trẻ vì một nguyên nhân nào đó hay cụ thể do những áp lực từ gia đình mà có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm thì nên cho trẻ đi khám ở những chuyên khoa tâm lý để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Ngoài ra, để tránh cho trẻ bị trầm cảm thì phụ huynh có thể làm những biện pháp sau:

  • Hãy tự kiểm soát tốt cảm xúc của mình, không nên vì những áp lực cuộc sống mà cáu gắt hay đánh mắng trẻ. Gia đình cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống để hiểu nhau hơn, tránh những tranh cãi không cần thiết. Tự kiểm soát tốt tài chính của mình để không phải quá áp lực về tài chính.
  • Chia sẻ những khó khăn của con khi học hành thi cử, đừng tạo áp lực cho trẻ lên điểm số hay những cuộc thi lớn. Kịp thời chia sẻ nếu trẻ không được như ý muốn, để tránh làm cho trẻ suy nghĩ quá tiêu cực.
  • Nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện tâm lý căng thẳng, stress, thì trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng của trẻ cả trong gia đình và ở nhà trường, để giúp trẻ giảm tải áp lực từ việc học tập và giúp trẻ thiết lập mối quan hệ tích cực từ môi trường gia đình cùng với bạn bè.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động từ đoàn đội, vui chơi tập thể, cùng chơi với gia đình hay bạn bè và luyện tập thể thao để giảm bớt căng thẳng.

Trầm cảm vì áp lực gia đình là một mối nguy cơ luôn hiện hữu trong mỗi gia đình mà chúng ta cần cảnh giác cao độ để tránh tình trạng trẻ bị trầm cảm gây ra những hậu quả như tự hủy hoại bản thân, hành vi tự tử hay nghiện ngập...

Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Times City là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu trong việc điều trị các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần. Đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám đều có chuyên môn cao, nhiều người là giảng viên bộ môn tâm thần tại trường Đại học Y Hà Nội, có khả năng triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu, hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị bệnh.

Phòng khám có hệ thống trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất hàng đầu cả nước sẽ mang đến dịch vụ tốt nhất cho bệnh nhân, tăng hiệu quả điều trị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề