Cán cân dịch vụ là gì

Khái niệm cán cân thương mại là gì? Chắc không còn xa lạ với những người quan tâm đến kinh tế nói chung và các bạn theo học các khối ngành về kinh tế nói riêng. Tuy nhiên biết thôi là chưa đủ mà chúng ta cần nắm vững các kiến thức nền tảng để có thể vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống.

Cán cân thương mại là gì? Vai trò của cán cân thương mại

Bài viết dưới đây của luận văn 24 sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức cơ bản về cán cân thương mại. Cùng theo dõi nhé.

Xem thêm:

  • Cán cân thương mại tiếng anh là Balance of trade, hay còn được gọi với tên khác là Xuất khẩu ròng.
  • Theo wikipedia: Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia, trong một khoảng thời gian nhất định [ là quý hoặc năm] cũng như mức chênh lệch giữa chúng [xuất khẩu trừ đi nhập khẩu].
  • Cán cân thương mại là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và vô cùng quen thuộc, nó xuất hiện thường xuyên trên các báo đài, các chuyên mục kinh tế. Bởi lẽ cán cân thương mại là một số liệu quan trọng đánh giá sức khỏe và trình độ phát triển của một quốc gia.
  • Cán cân thương mại được tạo nên từ hai thành phần là giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu. Bạn có thể tưởng tượng cán cân thương mại giống như chiếc cân công lý, một bên để cân giá trị xuất khẩu, một bên cân giá trị nhập khẩu.

Không phải tự nhiên mà cán cân thương mại là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong các chuyên mục kinh tế, mà là bởi những vai trò to lớn của nó đối với nền kinh tế quốc gia.

Vậy các vai trò của cán cân thương mại là gì? Chúng ta hãy cùng nhau phân tích ngay sau đây.

2.1. Thứ nhất, cán cân thương mại giúp xác định nhu cầu tiền tệ của quốc gia. 

Nếu cán cân thương mại dương

  • Xuất khẩu hàng hóa lớn, dòng tiền ngoại tệ chảy vào quốc gia nhiều sẽ làm cho nhu cầu chuyển đổi tiền nội địa tăng lên. Bởi các giao dịch với nhà cung cấp và tiền lương của nhân viên không thể được thanh toán bằng đồng ngoại tệ.
  • Lúc này cầu đồng nội tệ tăng lên, làm tăng tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng nội tệ trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, thực tế việc tăng giảm tỷ giá hối đoái còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Ngược lại, nếu cán cân thương mại âm

  • Nhập khẩu hàng hóa lớn hơn xuất khẩu, dòng tiền ngoại tệ cần để giao dịch lớn, sẽ làm nhu cầu đồng nội tệ giảm. Và đây là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm.
  • Chính phủ sẽ dựa trên những số liệu cụ thể này để đưa ra các chính sách điều chỉnh phù hợp nhằm khắc phục những điểm yếu, phát huy ưu điểm, đưa quốc gia phát triển bền vững và cạnh tranh với các nước khác trên thế giới.

Như vậy, cán cân thương mại hay còn gọi là xuất khẩu ròng, liên quan trực tiếp đến vòng xoay tiền tệ của một quốc gia.

2.2. Thứ hai, cán cân thương mại là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế vĩ mô của một quốc gia. 

  • Nếu cán cân thương mại dương cho thấy toàn bộ nền kinh tế đang trên đà phát triển, thu hút FDI lớn, giúp quốc gia tăng vị thế trên thị trường quốc tế.
  • Còn nếu quốc gia đó đang gặp tình trạng thâm hụt thương mại hay cán cân thương mại âm cho thấy trình độ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cần được cải thiện để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Cán cân thương mại ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô của một quốc gia

  • Nếu cán cân thương mại dương hay quốc gia đang thặng dư thương mại là tín hiệu cho thấy mức độ đầu tư chiếm tỷ lệ lớn hơn so với tỷ lệ tiết kiệm. Đồng thời thu nhập của người lao động tăng lên cho thấy mức sống của người dân tại quốc gia đó đang ngày càng được cải thiện và nâng cao.
  • Ngược lại, nếu cán cân thương mại âm hay thâm hụt thương mại, cho thấy tỷ lệ tiết kiệm của quốc gia đó đang lớn, nhu cầu mua sắm hàng hóa đang có xu hướng giảm, mọi người dân tỏ ra vô cùng thận trọng. Trong khi đó tỷ lệ đầu tư lại nhỏ cho thấy việc sản xuất, kinh doanh không được phát triển mở rộng.
  • Thu nhập của người lao động theo đó giảm theo làm mức sống của người dân nói chung trên toàn lãnh thổ giảm. Mà mức sống của người dân là một yếu tố quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia.
  • Nghiêm trọng hơn, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thoái kinh tế. Đây là điều mà không có bất cứ một quốc gia nào mong muốn gặp phải. Để có thể vực dậy nền kinh tế cần có có các chính sách tài chính, kích cầu, ngoại giao đúng đắn từ chính phủ dựa trên các số liệu từ cán cân thương mại.

Có thể bạn quan tâm:

Cán cân thương mại của một quốc gia bằng giá trị hàng xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu.

Công thức tính cán cân thương mại là:

Cán cân thương mại = Xuất khẩu – nhập khẩu

Trong đó:

  • Xuất khẩu là hàng hoá hoặc dịch vụ được sản xuất trong nước và bán cho người nước ngoài.
  • Nhập khẩu là hàng hoá và dịch vụ được mua bởi cư dân của một quốc gia nhưng được thực hiện ở nước ngoài.
  • Khi xuất khẩu của một quốc gia lớn hơn nhập khẩu [ xuất khẩu > nhập khẩu], quốc gia đó có thặng dư thương mại. Hầu hết các quốc gia thích sự cân bằng thương mại thuận lợi này.
  • Khi xuất khẩu ít hơn nhập khẩu [ Xuất khẩu < nhập khẩu] , nó tạo ra  thâm hụt thương mại. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng tránh một cán cân thương mại bất lợi như vậy. Đôi khi cán cân thương mại thuận lợi hoặc thặng dư không mang lại lợi ích tốt nhất cho đất nước.

Cán cân thương mại bằng giá trị hàng xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu

Dựa theo công thức tính cán cân thương mại ở trên, chúng ta có thể dễ dàng biết được, có ba trường hợp có thể xảy ra với giá trị của cán cân thương mại: dương, âm hoặc bằng 0.

4.1. Trường hợp 1: Giá trị cán cân thương mại dương

  • Trường hợp này còn được gọi là thặng dư thương mại, lúc này, giá trị xuất khẩu của một quốc gia đang lớn hơn giá trị nhập khẩu của quốc gia đó, hay nói cách khác là cán cân thương mại nghiêng về phía nhập khẩu. 
  • Cán cân thương mại mang đến rất nhiều lợi ích cho quốc gia như gia tăng nhu cầu việc làm, tăng giá trị đồng nội tệ, tăng vị thế quốc gia trên trường quốc tế,..
  • Tuy nhiên nó cũng không hẳn là hoàn toàn có lợi nếu nhà nước không có chính sách phát triển hợp lý. Thậm chí rất có thể sẽ xảy ra tình trạng lạm phát hoặc ảo tưởng sức mạnh của nền kinh tế, nhất là trong trường hợp các nước nhỏ nhận đầu tư FDI lớn từ ngoài, tài sản và sản lượng xuất khẩu chủ yếu rơi vào tay của các nhà đầu tư ngoại quốc.

4.2. Trường hợp 2: Cán cân thương mại âm

  • Trường hợp này còn được gọi với cái tên khác đó là thâm hụt thương mại. Là trường hợp đối ngược với thặng dư thương mại, lúc này cán cân thương mại sẽ nghiêng về phía nhập khẩu. Hay giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia.
  • Thay vì mang đến nhiều lợi ích như thặng dư thương mại, thâm hụt thương mại lại dẫn đến nhiều điều tiêu cực như vấn đề thất nghiệp, tỷ giá hối đoái giảm, đầu tư FDI thấp,…
  • Nhưng đó cũng là tín hiệu tốt cho thấy quốc gia đang đẩy mạnh sản xuất nếu như tỷ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị lớn. Tạo cơ hội để các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển sản xuất kinh doanh.

4.3. Trường hợp 3: Cán cân thương mại bằng 0

  • Trường hợp này còn được gọi là cán cân thương mại cân bằng. Trường hợp này xảy ra khi và chỉ khi giá trị xuất khẩu bằng với giá trị nhập khẩu. 
  • Tuy nhiên trường hợp này rất khó xảy ra, thực tế cho thấy, chưa có một quốc gia, vùng lãnh thổ nào đạt được trạng thái này nên việc ghi nhận những tác động thực tế từ nó cho nền kinh tế quốc gia cũng không có số liệu cụ thể để đánh giá.

Cán cân thương mại cân bằng

  • Nhập khẩu sẽ tăng khi GDP tăng lên
  • Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng lên sẽ phụ thuộc vào xu hướng nhập khẩu biên
  • Xu hướng Nhập khẩu biên là MPA là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho việc nhập khẩu
  • Xuất khẩu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào những gì đang diễn ra tại các quốc gia khác, vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của các nước khác.
  • Xuất khẩu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng và thu nhập của quốc gia mà bạn xuất hàng đi. Chính vì vậy mà nó được coi là yếu tố tự định!
  • Tỷ giá hối đoái là yếu tố rất quan trọng với các quốc gia, vì nó ảnh hưởng đến mức giá tương đôi của hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa trên thị trường quốc tế.
  • Khi tỷ giá hối đoái tăng, giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn, còn giá hàng xuất khẩu sẽ đắt đỏ hơn.
  • Từ đó, sẽ có 2 trường hợp xảy ra

a] Tỷ giá hối đoái tăng

  • Sản xuất gặp bất lợi
  • Nhập khẩu thuận lợi
  • Xuất khẩu ròng giảm

b] Tỷ giá hối đoái giảm

  • Xuất khẩu có lợi
  • Nhập khẩu bất lợi
  • Xuất khẩu ròng tăng

Trên đây là tổng hợp kiến thức về khái niệm cán cân thương mại là gì? Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc nào, hoặc cần tìm người viết luận văn thuê ngành tài chính xin hãy liên hệ với chúng tôi qua SĐT 0988 55 2424 hoặc email để được tư vấn và hỗ trợ.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: //luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.

Video liên quan

Chủ Đề