Tại sao ăn sữa chua lại tốt cho đường ruột

Sữa chua không chỉ giữ lại tất cả những lợi ích của sữa, mà một số đặc điểm dinh dưỡng đã được điều chỉnh cho phù hợp và dễ hấp thu với cơ thể con người.

Sữa chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi [Lactobacillus acidophilus và Bifido bacterium], giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Một số vi khuẩn trong sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột. Vì vậy, có thể xem sữa chua là một “vắc-xin tự nhiên” giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của một số bệnh dạ dày, đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày... Với một số người sợ uống sữa [do cơ thể thiếu men lactose nên không chuyển hóa được đường lactoza trong sữa dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa] thì sữa chua ăn có thể giúp họ ngon miệng, vì hầu như không gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.

Tuyệt đối không ăn sữa chua khi đang uống kháng sinh.

Trong sữa chua có nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Bên cạnh công dụng tốt cho tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, axit lactic trong sữa chua còn hỗ trợ ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại cho da, giúp da mịn màng, tươi trẻ.

Khi ăn sữa chua cần lưu ý các điều sau đây:

Nên sử dụng khoảng 2 hộp sữa chua hàng ngày, sau bữa ăn từ 1 - 2 giờ.

Không ăn sữa chua lúc đói bụng vì khi đó độ chua của dịch dạ dày cao sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua. Để tránh tác hại này, trước khi ăn sữa chua ta nên làm giảm độ chua của dịch dạ dày có thể ăn tạm ít hoa quả hoặc bánh quy... sau đó mới ăn sữa chua. Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc: các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Tốt nhất sau khi uống thuốc từ 2 - 3 giờ mới nên ăn sữa chua.

Người bị viêm họng nên lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh 10 phút rồi mới ăn. Tuyệt đối không được đun nóng sữa chua sẽ chết các vi khuẩn có ích trong sữa.

Người tiểu đường, người dư cân chỉ ăn sữa chua không đường. Sau khi ăn sữa chua cần súc miệng và đánh răng thật sạch để tránh các vi khuẩn lactic trong sữa chua còn sót lại, làm hỏng men răng.

Đối với người bị viêm loét dạ dày [đau dạ dày] thường phải dùng thuốc kháng axít nên làm cho vi khuẩn sinh hơi dồn lên, làm bụng trở nên ấm ách rất khó chịu. Nếu ăn sữa chua trong trường hợp này giúp cho bụng hết sình hơi, ấm ách là nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi.

Với trẻ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, cho ăn sữa chua sẽ khỏi tiêu chảy là nhờ sữa chua lập lại cân bằng vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy. Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn. Cơ thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần sữa tươi.

Khi lạm dụng kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột nên cơ thể rất dễ nhiễm bệnh. Trong trường hợp này, sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột. Nhưng việc bổ sung cần được tiến hành ngay sau đợt sử dụng kháng sinh chứ không phải trong khi dùng kháng sinh, vì kháng sinh và men vi sinh hoặc sữa chua sẽ đối nhau. Trong khi kháng sinh đang tìm cách tiêu diệt vi khuẩn, thì men vi sinh lại làm việc ngược lại là cung cấp thêm lợi khuẩn cho đường ruột, làm cản trở quá trình tiêu diệt vi khuẩn của kháng sinh.    


Dưới đây là một vài lý do tại sao chúng ta nên ăn sữa chua, theo boldsky.

Thúc đẩy giảm cân

Các vi khuẩn tốt được tìm thấy trong sữa chua sẽ giúp tiêu hóa và tăng quá trình trao đổi chất nên giúp giảm cân nhanh.

Giúp cơ thể mạnh mẽ hơn

Sữa chua có đặc tính tăng cường miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể trở nên mạnh mẽ hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy những người dùng sữa chua có sức khỏe và ít bị bệnh hơn.

Bí quyết để trẻ mãi nằm ở đường ruột?

Một số loại vi khuẩn đường ruột có thể làm người ta trẻ lâu, theo nghiên cứu mới.

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột

Sữa chua giúp ích cho quá trình chữa bệnh và giúp ruột hồi phục. Nó cũng có thể được sử dụng để chống tiêu chảy và nhiễm trùng đường ruột. Đây là một trong những lợi ích sức khỏe hàng đầu của sữa chua. Đó là lý do tại sao bạn nên ăn sữa chua hàng ngày hoặc một lần/tuần.

Tốt cho xương

Sữa chua cung cấp cho cơ thể đủ lượng canxi và giữ xương chắc khỏe. Khi so sánh với sữa, sữa chua có thể cho bạn đủ lượng canxi.

Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn bị cholesterol cao

Cholesterol cao có thể gây tắc nghẽn các mạch máu ở tim. Không chỉ dừng lại ở đó, cholesterol cao cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến chân, gây ra bệnh động mạch ngoại biên hay còn gọi là PAD.  

Hạ cholesterol

Các vi khuẩn tốt trong sữa chua giúp hạ thấp mức cholesterol. Thực phẩm béo, chiên và ngọt là những lý do chính làm tăng mức cholesterol. Tiêu thụ sữa chua giúp chống lại cholesterol xấu.

Tốt cho răng

Sữa chua có thể hoạt động như một chất bảo vệ răng, chống sâu răng do tiêu thụ đồ ngọt dư thừa. A xít lactic có trong sữa chua giúp bảo vệ không chỉ răng mà còn cả lợi.

Tin liên quan

Chào bác sĩ. Tôi thường xuyên có cảm giác đau bụng và bị đi ngoài. Khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán tôi mắc bệnh đường ruột. Được biết chế độ ăn có ảnh hưởng nhiều tới bệnh này. Tôi rất thích ăn sữa chua nhưng không biết bị bệnh đường ruột có nên ăn sữa chua hay không? Xin bác sĩ cho lời giải đáp. [lê Thu Hiền – Thanh Hóa].

XEM THÊM:

>> Triệu chứng ruột kích thích
>> Khám và điều trị viêm ruột thừa
>> Phẫu thuật cắt ruột thừa

Nhiều người rất thích ăn sữa chua nhưng không biết bị bệnh đường ruột có nên ăn sữa chua hay không?

Trả lời:

Bạn Lê Thu Hiền thân mến! Trước hết xin cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn sức khỏe của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ giải đáp. Về thắc mắc của bạn: Không biết bị bệnh đường ruột có nên ăn sữa chua hay không?, chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn như sau:

Sữa chua được xem là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa, và vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Không chỉ là loại thực phẩm ngon và bổ, có tác dụng làm đẹp, loại sữa lên men này còn mang lại hiệu quả trong việc chữa trị bệnh đường ruột.

Bệnh đường ruột có nên ăn sữa chua?

Để giải đáp điều này cần xem xét thành phần của sữa chu. Đây là sản phẩm thu được khi lên men lactic sữa động vật, có nhiều ích lợi đối với sức khỏe. Nhờ quá trình lên men lactic, một phần protein trong sữa phân giải thành các axit amin, các chất đường bột chuyển hóa thành đường lactoza dễ tiêu hóa. Vì lẽ đó, sữa chua có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Nhờ chứa các thành phần carbohydrate, protein cao, sữa chua được coi là đồ ăn nhẹ rất lành mạnh. Sữa chua không chỉ tốt cho những người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh khi bảo vệ, củng cố cơ quan này. Mà nó cũng rất tốt đối với những người mắc bệnh đường ruột hay rối loạn tiêu hóa. Sữa chua giúp tiêu hóa thức ăn nhanh chóng, ngăn ngừa được chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ chua…

Sữa chua rất thích hợp với những đối tượng có hệ tiêu hóa nhạy cảm, dễ tổn thương. Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh dạ dày đường ruột, ăn sữa chua rất tốt bởi vi khuẩn lactic trong sữa chua thúc đẩy việc tăng số vi khuẩn tốt [lợi khuẩn] trong đường ruột. Từ đó giúp khử độc tính của một số hóa chất gây hại khi chúng xâm nhập vào đường ruột.

Các bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn cần thiết khi mắc bệnh đường ruột

Ăn sữa chua đúng cách

Đã biết rõ bệnh đường ruột có nên ăn sữa chua, tuy nhiên bạn nhớ ăn đúng cách để đảm bảo hiệu quả, tránh những điều bất lợi. Cụ thể như sau:

– Không nên ăn khi bụng đang rất đói. Vì việc này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.– Để có tác dụng tốt nhất từ sữa chua, bạn nên ăn thực phẩm này sau các bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn, việc tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.

– Dù đã ăn sữa chua đều đặn, bạn vẫn luôn cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ tốt nhất cho hệ tiêu hóa.

Chế độ ăn tốt nhất cho người bị bệnh đường ruột

– Nên ăn uống điều độ, không quá no hoặc quá đói, không ăn quá muộn trước giờ đi ngủ tối.– Ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, không nên ăn quá nhiều thịt.– Uống nhiều nước, chia ra uống vào lúc đói hoặc buổi sáng sớm. Nên uống nước khoáng có nhiều kali hoặc magiê sẽ càng tốt cho đường ruột.– Bổ sung vitamin D vì loại vitamin này có tác dụng kháng viêm đường ruột. Vitamin D có trong trứng hoặc cá biển.– Hạn chế ăn thịt đỏ mà nên dùng các loại thịt trắng như thịt gà, gia cầm hoặc đậu phụ.

– Bạn nên thay thế sữa tươi bằng sữa chua để kích thích tiêu hóa.

>> Tìm hiểu thêm: Bệnh đường ruột nên ăn gì?

Những thông tin trên đã giải thích rõ bị bệnh đường ruột có nên ăn sữa chua hay không. Hy vọng bạn hài lòng với câu trả lời và chúc bạn luôn mạnh khỏe.

Video liên quan

Chủ Đề