Câu hỏi và bài tập 2 bài 36 sgk địa7

- Hệ thống Coóc-di-e cao, đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khung lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

Câu hỏi2

Quan sát hình 36.1 và 36.2, xác định độ cao trung bình, sự phân bố các dãy núi và các cao nguyên của hệ thông Coóc-đi-e.

Đáp Án Câu hỏi 2 bài 36 trang 113 sgk Địa 7

- Hệ thông Coóc-đi-e ở phía tây cao trung bình 3.000 - 4.000m.

- Các dãy núi và các cao nguyên của hệ thống Coóc-đi-e chạy đọc bờ phía tây của lục địa Bắc Mĩ.

» Xem tiếp Câu hỏi bài 36 trang 114 sgk Địa 7

----------

Tìm hiểu các dạng địa hình chủ yếu ở Châu Mĩ và hướng dẫn giải Địa 7: Chương 7: Châu Mĩ cùng đáp án các dạng bài tập SGK Địa lí lớp 7 khác tại doctailieu.com

Giải vở bài tập Địa Lý 7 bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Để có thể học tốt môn Địa lí 7, ngoài kiến thức trong SGK, các em học sinh cũng cần luyện tập các bài tập trong sách bài tập và vở bài tập Địa lí 7. Chuyên mục Giải vbt Địa lý 7 được giới thiệu trên VnDoc bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong vở bài tập môn Địa lý lớp 7, hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức bài học, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kỳ môn Địa lí lớp 7. Chúc các em học tốt.

Bài 1 trang 77 Vở bài tập Địa Lí 7

Khí hậu Bắc mỹ phân hóa đa dạng:

Lời giải:

  1. Theo chiều từ Bắc xuống Nam lần lượt là khí hậu: Khí hậu hàn đới, khí hậu ôn đới, khí hậu cận nhiệt đới, khí hậu nhiệt đới.

Nguyên nhân của sự phân hóa này là do: Lãnh thổ trải dài theo chiều Bắc – Nam, từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15oB

  1. Theo chiều từ Tây sang Đông [ở khoảng vĩ độ 40oB] lần lượt là khí hậu: Khí hậu nhiệt đới, khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc, khí hậu nhiệt đới

Nguyên nhân của sự phân hóa Đông – Tây là do: Sự phân hóa địa hình, ở phía Tây của Bắc Mỹ có hệ thống núi Cooc-đi-e cao đồ sộ, kéo dài theo chiều Bắc – Nam, ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào.

Bài 2 trang 77 VBT Địa Lí 7

Sử dụng các kí hiệu thông thường như ghi chú dưới đây, hãy điên vào lược đồ hình 24

  1. Địa bàn phân bố các khoáng sản chính ở Bắc Mỹ
  1. Tô màu 3 vùng địa hình: Đồng bằng [xanh], núi cao [đỏ], núi và sơn nguyên thấp [vàng cam]

Lời giải:

Bài 3 trang 78 VBT Địa Lí 7

Về mặt vị trí địa lý, Bắc Mỹ:

Lời giải:

  1. Nằm từ vòng cực Bắc đến Xích đạo

X

  1. Trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15oB
  1. Nằm từ vòng cực Bắc đến chí tuyến Bắc
  1. Nằm giữa hai đường chí tuyến Bắc và Nam

Bài 4 trang 78 vở bài tập Địa Lí 7

Những đặc điểm nào dưới đây không phải là của hệ thống núi Cóoc-đi-e:

Lời giải:

  1. Kéo dài trên 9000km
  1. Trải rộng trên 2000km

X

  1. Gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là đồng bằng thấp
  1. Có độ cao từ 3000m đến 4000m

Bài 5 trang 79 VBT Địa Lí 7

Địa hình lòng máng của đồng bằng Trung tâm tạo điều kiện cho:

Lời giải:

  1. Các khối khí lạnh từ Thái Bình Dương xâm nhập vào

X

  1. Các khối khí nóng ẩm từ phía Nam tiến lên
  1. Cả hai câu đều đúng
  1. Cả hai câu đều sai

Bài 6 trang 79 Vở bài tập Địa Lí 7

Hệ thống sông, hồ lớn ở đồng bằng Trung tâm, tạo thuận lợi cho:

Lời giải:

  1. Phát triển giao thông vận tải đường thủy Bắc – Nam
  1. Điều hòa khí hậu vùng Hồ Lớn
  1. Cung cấp nước tưới cho các vùng nông nghiệp

X

  1. Tất cả đều đúng

...............................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Giải vở bài tập Địa Lý 7 bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả.

Ngoài các bài Giải Vở BT Địa Lí 7 trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu Địa lý lớp 7, Giải bài tập Địa lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, Giải bài tập SGK Địa lý 7 [ngắn gọn] được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Địa lý hơn.

Với bộ tài liệu giải Địa lớp 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ được biên soạn bởi ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập trong sách giáo khoa và tổng hợp lý thuyết bài học. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.

Trả lời câu hỏi SGK Địa Lý 7 Bài 36 trang 113, 114, 115

Câu 1 [trang 113 SGK Địa Lí 7]:

- Quan sát hình 36.1 và 36.2, nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ

Trả lời:

Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Hệ thống Coóc-di-e cao, đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khung lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

Câu 2 [trang 113 SGK Địa Lí 7]:

- Quan sát hình 36.1 và 36.2, xác định độ cao trung bình, sự phân bố các dãy núi và các cao nguyên của hệ thông Coóc-đi-e.

Trả lời:

- Hệ thông Coóc-đi-e ở phía tây cao trung bình 3.000 - 4.000m.

- Các dãy núi và các cao nguyên của hệ thống Coóc-đi-e chạy đọc bờ phía tây của lục địa Bắc Mĩ.

Câu 3 [trang 114 SGK Địa Lí 7]:

- Dựa vào hình 36.3, cho biết kiểu khí hậu nào ở Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất?

Trả lời:

Kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ

Câu 4 [trang 115 SGK Địa Lí 7]:

- Quan sát các hình 36.2và 36.3, giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kì?

Trả lời:

Khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kì có sự khác biết là vì:

- Phía tây kinh tuyến 100oT là hệ thông Coóc-đi-e cao, đồ sộ, có các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa.

- Phía đông kinh tuyến 100oT là miền đồng bằng trung tâm , dãy núi già A – pa – lát và đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh ở phía Bắc và không khí nóng pử phía nam dễ dàng xâm nhập vào nội địa

Giải bài tập SGK Bài 36 Địa 7 trang 115

Bài 1 [trang 115 SGK Địa Lí 7]:

Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ.

Lời giải:

Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc-tây nam.

Bài 2 [trang 115 SGK Địa Lí 7]:

Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó.

Lời giải:

- Theo chiều bắc xuống nam, Bắc Mĩ có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. [Quy luật địa đới]

- Tuy nhiên, khi đi từ bắc xuống nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hóa theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu: bờ tây lục địa, lục địa, bờ đông lục địa tùy theo vị trí gần hay xa đại dương [quy luật phi địa đới – chủ yếu là quy luật địa ô và quy luật đai cao].

Lý thuyết Địa Lý lớp 7 Bài 36

1. Các khu vực địa hình

Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận:

- Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây: Hệ thống núi trẻ cao, đồ sộ dài 9.000 km, cao trung bình 3.000 – 4.000 m.

- Miền đồng bằng ở giữa: Là đồng bằng rộng lớn, trong miền có hệ thống Hồ Lớn và hệ thống sông Mit-xu-ri-Mi-xi-xi-pi.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: Gồm các sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo, núi già A-pa-lat.

2. Sự phân hóa khí hậu

- Sự phân hóa khí hậu:

+ Sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam và Tây – Đông.

+ Trong mỗi đới khí hậu đều có sự phân hóa theo chiều Tây - Đông.

+ Sự phân hóa khí hậu theo độ cao.

- Các vành đai khí hậu ở Bắc Mĩ: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Địa 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ, chi tiết, đầy đủ nhất file pdf hoàn toàn miễn phí!

Chủ Đề