Cầu thủy tinh contact juggling đường kính bao nhiêu

TTO - Có duyên biết đến Contact Juggling qua những video biểu diễn của nước ngoài từ năm 13 tuổi, ngay lập tức Trần Nhật Hoàng, chàng trai sinh năm 2000, đã bị những quả cầu ảo giác mê hoặc. Anh tự tìm cách tập luyện, theo đuổi bộ môn này...

Có duyên biết đến Contact Juggling qua những video biểu diễn của nước ngoài từ năm 13 tuổi, ngay lập tức Trần Nhật Hoàng, chàng trai sinh năm 2000, đã bị những quả cầu ảo giác mê hoặc. Anh tự tìm cách tập luyện, theo đuổi bộ môn này và dần khẳng định tên tuổi của mình trong giới chơi Contact Juggling tại Việt Nam với nghệ danh Hoàng CJ.

Contact Juggling còn gọi là múa cầu ảo giác, là một trong những môn nghệ thuật đường phố khá phổ biến ở nước ngoài.

Contact Juggling bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2011, được giới trẻ Sài Gòn, Đà Nẵng và Hà Nội hào hứng đón nhận. Vì là bộ môn nghệ thuật mới, và đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì trong tập luyện nên Contact Juggling cũng khá kén người chơi.

Nhớ lại quãng thời gian của 7 năm về trước, Hoàng CJ cho biết khi đó anh vẫn đang là học sinh cấp 2 tại Lạng Sơn. Việc tìm mua được những quả cầu thủy tinh như trong video để tập luyện thực sự là rất khó khăn. Anh đành tập với các trái bóng, hay bất cứ đồ vật gì phù hợp mà mình kiếm được.

Ít lâu sau khi Contact Juggling được giới trẻ quan tâm hơn, tại Hà Nội bắt đầu có những cơ sở nhập bán cầu thủy tinh, Hoàng CJ dành dụm tiền tiết kiệm và tìm mua được.

Niềm vui chưa được bao lâu, những quả cầu nặng khi tập luyện rơi vào chân trầy xước khiến gia đình vô cùng lo lắng. Dù bị người thân ngăn cản, nhưng anh vẫn âm thầm và kiên trì tìm cách tập luyện.

Sau đó, anh đã hoàn toàn làm chủ được quả cầu và tự tin trình diễn trước bạn bè, thuyết phục được gia đình ủng hộ trên con đường chinh phục đam mê.

Với các quả cầu thủy tinh trên tay, người nghệ sĩ sẽ điều khiển chúng chuyển động quanh bàn tay, cánh tay, rồi tung hứng… đến nhiều vị trí khác nhau khiến cho người xem có cảm giác như quả cầu có ma thuật, đang treo lơ lửng tại một vị trí, trong khi người chơi vẫn chuyển động tay.

Đó là bộ môn Contact juggling [CJ], môn nghệ thuật mà người biểu diễn dùng một hay nhiều trái cầu pha lê kết hợp với những động tác trên cơ thể làm cho trái cầu chuyển động trên người hoặc lơ lửng trên không trung, tạo ảo giác cho người xem. Loại hình nghệ thuật này xuất hiện từ những năm 80 tại Mỹ nhưng cho đến tận năm 2000 khi đài BBC đưa tin thì nó mới thực sự được biết đến và trở nên thịnh hành. Có những cộng đồng riêng biệt từ khắp nơi trên thế giới và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng về nghệ thuật này, trong đó đặc biệt là Okotanpe, một chàng trai người Nhật với niềm đam mê và mong muốn đưa môn nghệ thuật này đến với mọi người.

Nhóm CJ Việt luyện tập tại công viên Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: nhóm CJ Việt cung cấp

“Nếu vô tình bắt gặp các nghệ sĩ CJ biểu diễn qua các đoạn video clip trên Youtube hay tại các công viên thì có thể chắc rằng bạn không thể đi ngay được”, đó là lời chia sẻ của Nguyễn Phi Anh Quốc, học sinh lớp 9 trường THCS Võ Thành Trang TP.HCM. Quốc cho biết chiêu xoay cầu lơ lửng trên không trung mất thời gian luyện khoảng 1 ngày và để biểu diễn được những chiêu cơ bản bạn chỉ cần 1 tuần tập luyện siêng năng. Những chiêu nâng cao như như lăn quả cầu từ bàn tay phải qua ngực rồi sang bàn tay trái; lăn cầu trên đỉnh cùi chỏ, đầu gối… thì thời gian tập luyện khoảng 1 đến 2 tháng.

Người sáng lập và là thủ lĩnh của CLB CJ Việt đầu tiên ở VN là Trần Đình Tùng- sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trường ĐH FPT. Tùng cho biết: “Dù luyện tập cũng khá vất vả vì đều phải tự học trên mạng nhưng không thể cản được sự đam mê và hăng say tập luyện. Điều thú vị nhất là tôi luôn nhận được sự ngạc nhiên cùng những câu hỏi đại loại như tại sao trái cầu nặng vậy nó lại bay được, có dùng dây hay thứ gì nữa không… “.

Đến nay, câu lạc bộ có 50 thành viên nòng cốt và rất nhiều người chơi khác. Ngoài CLB của Tùng tại TP.HCM thì tại Hà Nội, Bình Định, Bến Tre và Cà Mau cũng có các thành viên của CLB CJ Việt. Bộ môn này không kén người chơi, từ người già cho đến trẻ em đều có thể chơi được.

Những quả cầu trong suốt được thiết kế dành riêng cho môn nghệ thuật này thường được làm bằng thủy tinh nhưng nhóm sử dụng cầu làm bằng pha lê để hạn chế trầy, khó vỡ và bắt ánh sáng nhìn đẹp mắt hơn. Cầu nặng 1,5 - 1,6 kg, đường kính 10 cm dành cho nam và 6 cm - 8 cm dành cho nữ. Theo Trần Duy Cường, Phó nhóm CLB CJ Việt, người bình thường cầm đã thấy nặng, khó di chuyển nhưng người chơi phải tập đến độ không còn thấy sức nặng mà cảm giác như bong bóng xà phòng lướt nhẹ trên bàn tay. Để đạt trình độ trên đòi hỏi người chơi phải có sức khỏe và sự kiên trì tập luyện.

Với quả cầu nhỏ, dễ dàng bỏ túi, người chơi có thể chơi ở bất cứ đâu như ngoài trời, trong nhà, ở công viên, ở trường. Trang phục đơn giản, tạo cảm giác thoải mái, không cần phụ kiện đi kèm, giá một quả cầu từ 200.000 - 300.000 đồng, phù hợp túi tiền của học sinh, sinh viên.

Chủ Đề