Chạy âm giai như thế nào

Với bài viết về Cấu tạo của âm giai này, bạn sẽ biết được hết tất cả những hợp âm có trong các tông C D E F G A B và các tông thăng giáng của chúng, từ đó sẽ có phương pháp điền hợp âm thích hợp cho sau này, không phải “bơi” trong biển hợp âm nữa!

Chuyên mục trong bài viết

  1. Âm giai là gì
  2. Cấu tạo của âm giai trưởng
  3. Cấu tạo của âm giai thứ
  4. Âm giai tương đương

1. Âm giai là gì?

Trong âm nhạc, như chúng ta đã biết, gồm có 12 nốt nhạc: C C# D D# E F F# G G# A A# B.

Thế thì Âm giai (hay còn gọi là Thang âm, Scale, Gam) là tập hợp gồm 8 nốt từ thấp đến cao được chọn từ 12 nốt nhạc trên. Và chúng được “tuyển chọn” theo nhiều quy luật khác nhau tùy mục đích của người chơi. Trong bài viết này, Guitar Station sẽ hướng dẫn các bạn 2 loại cấu tạo phổ biến nhất của âm giai, đó là: Âm giai Trưởng và âm giai Thứ.

2. Cấu tạo của âm giai trưởng là gì và các hợp âm trong âm giai trưởng

Chạy âm giai như thế nào

Như trong hình trên, ta có thể thấy đó là một âm giai Đô trưởng (C). Quy tắc để hình thành nên âm giai này là:

Chủ âm + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 + 1 + ½ cung

  • Ở ví dụ trên, âm giai Đô trưởng(C) bắt đầu bằng chủ âm C. Theo quy tắc trên, ta có thể dễ dàng xác định được 8 nốt trong âm giai là: C – D – E – F – G – A – B – C
  • Tiếp theo, để xác định được bộ hợp âm trong âm giai này, ta dùng quy tắc 1,4,5. Tức là hợp âm thứ 1,4,5 sẽ là hợp âm Trưởng. Các hợp âm 2,3,6 sẽ là hợp âm Thứ. Hợp âm thứ 7 sẽ là hợp âm dim (ít khi sử dụng)
  • Theo ví dụ trên ta có bộ hợp âm của âm giai Đô trưởng(C): C – Dm – Em – F – G – Am – B – C

3. Cấu tạo của âm giai thứ là gì và các hợp âm trong âm giai thứ

Cách hình thành nên âm giai thứ cũng tương tự như âm giai trưởng, chỉ khác một chút ở thứ tự các nốt:

Chủ âm + 1 + ½ + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 cung

  • Ví dụ với âm giai La thứ (Am), ta có La sẽ là chủ âm. Theo quy tắc trên ta có các nốt trong âm giai:
    A – B – C – D – E – F – G – A
  • Hợp âm thứ 1, 4, 5 sẽ là hợp âm thứ. Hợp âm thứ 3, 6, 7 sẽ là hợp âm trưởng. Hợp âm thứ 2 sẽ là hợp âm dim, ít sử dụng.
  • Ta sẽ có nguyên bộ hợp âm của âm giai La thứ (Am): Am – B – C – Dm – Em – F – G – Am

Như vậy với 2 quy tắc trên ta đã có thể hình thành nên âm giai trưởng và âm giai thứ rồi!

Lưu ý:

  • Trong đó 1 cung = 2 ô trên cần đàn, như vậy thì 1/2 cung= 1 ô trên cần đàn. Từ đó các bạn có thể tự xác định một âm giai trưởng ngay trên cần đàn mà không cần phải viết ra giấy gì cả!
  • Âm giai bắt đầu bằng chủ âm và kết thúc cũng bằng chủ âm. Nếu bạn thấy nốt đầu tiên và nốt cuối cùng không giống nhau thì chứng tỏ bạn đã làm sai ở bước nào đó rồi đấy!
  • Nhìn vào 2 tông C và Am này ta có thể thấy hợp âm của chúng giống nhau hoàn toàn. Thế nên chúng ta gọi C và Am là 2 âm giai tương đương: C/Am. Vậy thì chúng ta có thể kết luận rằng Âm giai tương đương là 2 âm giai dùng chung bộ hợp âm.

Nói chung Âm giai giống như 1 gia đình vậy, phải có chồng (trưởng) và vợ (thứ), chúng có chung những đứa con với nhau (đó chính là những hợp âm), khi nhắc tới chồng ta lập tức nhớ ngay vợ thằng này là đứa nào ngay! Trong bài trên, chồng là C, còn vợ là Am, những đứa con là các hợp âm trong 2 âm giai này! Cứ làm theo cách này thì bạn sẽ biết được hết hợp âm của tất cả các tông rồi, kể cả các tông thăng giáng, và biết được âm giai nào tương đương nhau.

Rất nhiều các bạn chơi guitar chỉ loanh quanh phía đầu đàn mà chưa bao giờ đụng đến các ngăn dưới cần đàn. Thuộc các thế tay âm giai là việc đầu tiên mà mọi người học đàn guitar đều phải biết và đây là điều cơ bản. Bạn có chừng 20 ngăn phím và 6 dây hay đánh hết tất cả.

Chạy âm giai như thế nào
Nguyên nhân bạn phải thuộc âm giai (scale).

Nhiều bạn sẽ cho rằng đây là dạng nâng cao nhưng thật ra đó là điều căn bản nhất.

1. Âm giai áp dụng cho mọi phong cách, mọi loại nhạc

Âm giai không chỉ dành riêng cho người chơi lead, cũng chẳng dành riêng cho dòng nhạc nào. Âm giai thuộc về nhạc lý quy chuẩn và thực hành mà bắt buộc mọi người ai chơi guitar đều phải học. Guitar khó hơn piano ở điểm một âm giai có nhiều thế tay. Mỗi nghệ sĩ lại nghĩ ra thế tay cho riêng mình.

Tính đa dạng và phổ biến của âm giai trên guitar vừa giúp tạo ra màu sắc nhưng cùng lúc lại gây khó dễ cho người chơi. Bởi thế, thuộc âm giai và các nốt trên cần đàn nên là ưu tiên cho những bạn đang tập guitar.

2. Âm giai chứa hợp âm và hợp âm chứa âm giai

Hãy tưởng tượng: mỗi âm giai là một gia đình các nốt và các hợp âm. Như âm giai C trưởng nếu ta thiết lập hợp âm sẽ có đến 7 hợp âm (C – Dm – Em – F – G – Am – Bm7b5). Như vậy, không thể nói là “tôi chỉ chơi hợp âm thôi là đủ”. Tác dụng của âm giai vừa để phân tích bài hát, thiết kế giai điệu, đánh một câu solo để qua một vòng hoà âm, tạo màu sắc khác nhau.

Vậy bao nhiêu âm giai là đủ? Tất cả những gi bạn có thể thuộc. Nhưng phải đảm bảo là bạn phải thuộc tất cả âm giai cơ bản:

  • Trưởng và thứ
  • Ngũ cung
  • Thứ hoà âm
  • Thứ giai điệu
  • Âm giai diminished

Mỗi âm giai này lại có những cái tên khác nhau như Super Locrian chẳng hạn. Tuy thế, bạn phải hiểu vai trò của từng âm giai được sử dụng khi nào. Tay guitar Allan Holdsworth có đến 10 âm giai mà ông hay sử dụng. Mỗi âm giai đều được trải dài cần đàn theo các thế tay khác nhau.

3. Âm giai không đơn thuần chỉ để Lead

Nhiều bạn có tư tưởng rằng chỉ có ai chơi Lead mới tập âm giai thật nhiều còn đệm hát thì không cần. Đấy là quan niệm sai lầm bởi vì âm giai như đã nói ở trên có quan hệ với hợp âm và ngược lại. Âm giai giải thích ý tứ, màu sắc, sự thay đổi hoà âm, phân tích lí do tác giả sử dụng nó. Không đơn thuần chỉ để Lead bởi vì lý thuyết âm nhạc về âm giai đâu bị giới hạn. Cả âm giai và hợp âm đều có tính áp dụng hữu hạn và tuỳ vào khả năng khai thác của mỗi người mà bài hát sẽ hay hơn hoặc lạ hơn.

Vì những lí do trên, chúng tôi khuyên các bạn hãy thực hành và ghi nhớ các thế tay âm giai khi học đàn guitar. Tính thực tiễn của nó rất rộng lớn và mỗi ngày người ta lại tạo ra một thế âm giai mới. Nếu chúng ta không cập nhật thì sẽ dậm chân tại chỗ mà thôi.