Chế độ làm việc của cầu trục là gì

Chế độ làm việc của pa lăng là một thông số tổng hợp để xét đến điều kiện sử dụng, mức độ chịu tải theo thời gian của pa lăng hay của cầu trục.

Khi tính toán các cụm, các chi tiết máy trục về độ bền, độ bền mỏi, độ mòn, về an toàn phanh của bộ máy… đều phải chú ý đến chế độ làm việc của từng bộ máy hay toàn bộ cầu trục để chọn thông số tính toán cho phù hợp.

Mỗi bộ máy của máy trục có thể làm việc với chế độ khác nhau. Chế độ làm việc chung của máy trục lấy theo chế độ làm việc của bộ máy nâng hay còn gọi là pa lăng.

Chế độ làm việc nhẹ: có hệ số sử dụng tải trọng thấp Kq~0.5, cường độ làm việc nhỏ, trung bình, số lần mở máy trong một giờ ít [dưới 60 lần] và có nhiều quảng nghỉ lâu.

Chế độ làm việc trung bình: hệ số sử dụng tải trọng Kq~0.75, vận tốc làm việc trung bình, cường độ làm việc ED~25%, số giờ mở máy trong 1 giờ đến 120 lần. Trong nhóm này bao gồm các bộ cầu trục trong các xưởng cơ khí lắp rắp, bộ máy quay trong cần trục xây dựng, pa lăng điện…

Chế độ làm việc nặng: có hệ số sử dụng tải cao Kd=1, vận tốc làm việc lớn, cường độ ED~40%-60% số lần mở máy tới 360 lần. Trong nhóm này bao gồm cầu trục trong phân xưởng gia công và kho thuộc ngành luyện kim…

Các loại máy trục khác nhau sẽ có chế độ làm việc khác nhau; nói cách khác chúng sẽ có thờ gian làm việc, tốc độ làm việc, hệ số sử dụng tải trọng khác nhau dẫn đến tải trọng động[tải trọng quán tính] trong quá trình chuyển động có gia tốc [mở máy hoặc phanh] và sẽ gây ra mài mòn các chi tiết máy. làm ảnh hưởng đến tuổi thọ và độ tin cậy của máy trục cũng khác nhau.

Mối liên hệ giữa hệ số tải trọng động với chế độ làm việc như sau:

Chế độ dẫn động bằng tay: Kđ = 1.0

Chế độ làm việc nhẹ : Kđ = 1.1

Chế đọ làm việc trung bình: Kđ = 1.2

Chế đọ làm việc nặng: Kđ = 1.3

Chế đọ làm việc rất nặng: Kđ = 1.4

Chế đọ làm việc rất nặng và hoạt động liên tục: Kđ = 1.5.


Cùng chủ đề?


Cầu trục tiếng anh là overhead crane hay thường gọi ngắn gọn là crane. Đây là một thiết bị chuyên dụng, hữu ích đảm bảo các thao tác nâng-hạ-di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng, công trình xây dựng các toàn nhà cao tầng, cảng để bốc xếp hàng, công trình thủy điện. Thiết bị này có khả năng bốc xếp hàng hóa từ 1 đến 500 tấn, vận hành chủ yếu bằng các động cơ điện nên được dùng rộng rãi.

Các thiết bị nâng hạ như cẩu trục có nhiều cách phân loại khác nhau. Nhưng theo những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành và theo các tài liệu trong ngành xây dựng thì có thể phân loại theo các cách như: phân loại theo kết cấu, phân loại theo công dụng hay mục đích sử dụngtheo nguồn dẫn động, Theo cách tựa của dầm chính

Theo công dụng

Theo công dụng chia làm hai loại: loại có công dụng chungloại chuyên dùng.

  • Cẩu có công dụng chung về mặt kết cấu tương tự như các cẩu khác, điểm khác biệt cơ bản của loại này là thiết kế bị mang vật đa dạng, có thể nâng được nhiều loại hàng hóa khác nhau. Thiết bị mang vật chủ yếu của loại cẩu này là móc treo để xếp dỡ, lắp ráp và sửa chữa máy móc. Loại thiết bị nâng hạ này có tải trọng nâng không lớn và khi cần có thể dùng với gầu ngoạm, mâm từ, nam châm điện hoặc thiết bị cặp để xếp dỡ một loại hàng nhất định.

Cẩu trục dầm đơn sử dụng Palang cáp điện trong nhà xưởng

  • Cẩu chuyên dùng là loại mà thiết bị mang vật của nó chuyên để nâng một loại hàng nhất định. Loại chuyên dùng được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp luyện kim với các thiết bị mang vật chuyên dùng và có chế độ làm việc rất nặng.

Cẩu  trục dầm đôi ứng dụng trong xây dựng

Theo kết cấu dầm

Theo kết cấu dầm có các loại cầu trục một dầmcầu trục hai dầm.

  • Cầu trục một dầm là loại máy trục kiểu kết cầu thường chỉ có một dầm chạy chữ I hoặc tổ hợp với các giàn thép tăng cứng cho dầm cầu, xe con treo palăng di chuyển phía trên dầm chữ I, toàn bộ cầu có thể di chuyển dọc theo nhà xưởng trên đường ray chuyên dùng ở trên cao. Tất cả các thiết bị nâng hạ loại này đều dùng palăng đã được chế tạo sẵn theo tiêu chuẩn để làm cơ cấu nâng hạ hàng. Nếu nó được trang bị palăng kéo tay thì gọi là cầu trục một dầm dẫn động bằng tay, nếu được trang bị palăng điện thì gọi là cầu trục một dầm dẫn động bằng điện. Cẩu một dầm dẫn động bằng tay có kết cấu đơn giản và rẻ tiền nhất, chúng được sử dụng trong công việc phục vị sửa chữa, lắp đặt thiết bị với khối lượng công việc ít, sức nâng của thiết bị loại này thường ở khoảng 0,5÷ 5 tấn, tốc độ làm việc chậm. Cẩu một dầm dẫn động bằng điện được trang bị palăng điện, sức nâng có thể lên tới 10 tấn, khẩu độ đến 30m, gồm có bộ phận cấp điện lưới ba pha.

Cẩu dầm đơn

  • Cầu trục hai dầm kết cấu tổng thể của thiết bị loại này gồm có: dầm hoặc dàn chủ, hai dầm chủ liên kết với hai dầm đầu, trên dầm đầu lắp các cụm bánh bánh xe di chuyển cầu trục, bộ máy dẫn động, bộ máu di chuyển hoạt động sẽ làm cho các bánh xe quay và cẩu chuyển động theo đường ray chuyên dùng đặt trên cao dọc nhà xưởng, hướng chuyển động của thiết bị chiều quay của động cơ điện. Xe con mang hàng di chuyển dọc theo đường ray lắp trên hai dầm [dàn] chủ ; trên xe con đặt các bộ máy của tời chính, tời phụ và bộ máy di chuyển xe con, các dây cáp điện có thể co giãn phù hợp với vị trí của xe con và cấp điện cho thiết bị nhờ hệ thanh dẫn điện đặt dọc theo tường nhà xưởng, các quẹt điện pha tỳ sát trên các thanh này, lồng thép làm công tác kiểm tra treo dưới dầm cầu trục. Các bộ máy của thiết bị thực hiện 3 chức năng: nâng hạ hàng, di chuyển xe con và di chuyển cầu trục. Sức nâng của cẩu 2 dầm thường trong khoảng 5÷30 tấn, khi có yêu cầu riêng có thể đến 500 tấn. Ở cầu trục có sức nâng trên 10 tấn, thường được trang bị hai tời nâng cùng với hai móc câu chính và phụ, tời phụ có sức nâng thường bằng một phần tư [0,25] sức nâng của tời chính, nhưng tốc độ nâng thì lớn hơn. Dầm chính của thiết bị nâng hạ hai dầm được chế tạo dưới dạng hộp hoặc dàn không gian. Dầm giàn không gian tuy có nhẹ hơn dầm hộp song khó chế tạo và thường chỉ dùng cho thiết bị có tải trọng nâng và khẩu độ lớn. Dầm cuối của cẩu dầm đôi thường được làm dưới dạng hộp và liên kết với các dầm chính bằng bu lông hoặc hàn.

Cẩu dầm đôi

Theo cách tựa của dầm chính

Loại cầu trục tựa có kết cấu đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được độ tin cậy cao nên được sử dụng phổ biến. Phần kết cấu thép của gồm dầm cầu có hai đầu tựa lên các dầm cuối với các bánh xe di chuyển dọc theo nhà xưởng. Loại thiết bị này thường dùng phương án dẫn động chung. Phía trên dầm chữ I là khung giàn thép để đảm bảo độ cứng vững theo phương ngang của dầm cầu. Palăng điện có thể chạy dọc theo cánh thép phía dưới của dầm I nhờ cơ cấu di chuyển palăng. Cabin điều khiển được treo vào phần kết cấu chịu lực của thiết bị nâng hạ. 

Cầu trục treo là loại thiết bị công trình mà toàn bộ phần kết cấu thép có thể chạy dọc theo nhà xưởng nhờ hai ray treo hoặc nhờ nhiều ray treo. Do liên kết treo của các ray phức tạp nên loại thiết bị công trình này thường chỉ dùng trong các trường hợp đặc biệt cần thiết. So với cẩu tựa, cẩu treo có ưu điểm là có thể làm dầm cầu dài hơn do đó nó có thể phục vụ cả phần rìa mép cảu nhà xưởng, thậm chí có thể chuyển hàng giữa hai nhà xưởng song song đồng thời kết cấu thép của cẩu treo nhẹ hơn so với cẩu tựa. Tuy nhiên, cẩu treo có chiều cao nâng thấp hơn cẩu tựa.

Theo nguồn dẫn động

Theo nguồn dẫn động có các loại cầu trục dẫn động taycầu trục dẫn động máy.

Cẩu dẫn động bằng tay được dùng chủ yếu trong sửa chữa, lắp ráp nhỏ và các công việc nâng – chuyển hàng không yêu cầu tốc độ cao. Cơ cấu nâng của loại thiết bị công trình này thường là palăng xích kéo tay. Cơ cấu di chuyển palăng xích và thiết bị cũng được dẫn động bằng cách kéo xích từ dưới lên. Tuy là thiết bị nâng hạ thô sơ song do giá thành rẻ và dễ sử dụng mà cầu trục dẫn động bằng tay vẫn được sử dụng có hiệu quả trong các phân xưởng nhỏ.

Cẩu dẫn động bằng động cơ được dùng chủ yếu trong các xưởng sửa chữa, lắp ráp lớn và công việc nâng – chuyển hàng theo yêu cầu có tốc độ và khối lớn. Cơ cấu nâng của loại này là palăng điện. Cơ cấu di chuyển palăng điện. Cơ cấu di chuyển palăng điện, xe con và cầu trục được dẫn động từ động cơ điện. Loại cầu trục này được dùng phổ biến nhất do có nhiều ưu điểm nổi bật là khả năng tự động hóa, thuận tiện cho người sử dụng và có thể sử dụng trong việc vận chuyển các loại hàng có khối lượng lớn.

8 Lợi ích của cầu trục

Phải đầu tư một khoản chi phí lớn cho một thiết bị nâng hạ? Lợi ích của cẩu trục là gì? Tại sao bạn cần phải lắp đặt ngay cẩu trục cho nhà xưởng của mình?

Theo đánh giá của những đơn vị xử dụng thiết bị nâng hạ trong nhà xưởng cho thấy, việc đưa cẩu nhà xưởng vào sử dụng đem lại 8 lợi ích sau đây.

Sử dụng linh hoạt, khả năng thích ứng cao

Là loại thiết bị nâng hạ có khả năng hoạt động trên bất kì bề mặt, địa hình sàn nhà xưởng nào. Đặc biệt, cẩu trong nhà xưởng có thể linh hoạt sửa đổi để đáp ứng nhu cầu thay theo nhu cầu sử dụng. Thiết bị còn được tùy chỉnh với các chương trình đính kèm, có thể nâng vật ở nhiều độ cao với nhiều tải trọng khác nhau.

Đặc tính kĩ thuật

Cầu trục thực hiện hầu hết các công việc nặng nhọc như bốc xếp, di chuyển, tháo dỡ. Đồng thời, thiết bị giúp giảm áp lực điều hành, giảm mệt mỏi và nguy cơ chấn thương cho công nhân; giảm thiểu tối đa rủi do hư hại hàng hóa do quá trình vận chuyện bốc xếp gây ra.

Tính nhanh gọn rút ngắn thời gian làm việc

So với phương pháp nâng truyền thống như sử dụng sức người hay thậm chí dùng xe cầu, cẩu nhà xưởng đưa sản phẩm lên và qua các chương ngại vật thay vì điều hướng trở lại và ra thông qua các lối đi khác.

Dễ vận hành, thao tác

Buồng điều khiển từ xa và độc lập cho phép người vận hành có cái nhìn bao quát tốt hơn. Trong khi đó, vẫn giữ cho công việc vận hành một cách tốt nhất, giảm thiểu tai nạn có thể xảy ra. Người vận hành thiết bị có thể sử dụng loại điều khiển như bộ điều khiển juuko, Điều khiển từ xa có số lượng nút bấm ít nên hầu như không phải đào tạo nhiều cho người lao động.

Chi phí bảo trì thấp

Cẩu nhà xưởng đòi hỏi ít chi phí bảo dưỡng hơn so với các thiết bị nâng hạ khác. Nguyên nhân là do kết hợp các công nghệ mới nhất và được cung cấp một loạt các sử dụng và khả năng xếp hạng. Các thiết bị được đúc bằng các loại vật liệu chất lượng, bền, chắc.

Định vị chính xác vị trí

Khả năng định vị của cầu trục rất tốt. Thiết bị có thể di chuyển vật thể từ vị trí này sang vị trí khác với sai số rất nhỏ, khoảng 1/1000. Chính vì vây, việc di dời hàng hóa là rất đơn giản, thuận tiện.

Giảm chi phí nhân công lao động, hư hại hàng hóa 

Trong cùng một phân xưởng làm việc, việc sử dụng một chiếc cần cẩu duy nhất có thể thay thế vài chiếc xe nâng hàng và bao trọn một khu làm việc lớn. Sản phẩm khi được vận chuyển trực tiếp bằng các xe nâng hàng có thể bị hư hao do một số lỗi vận chuyển qua chướng ngại vật. Nhưng với các tính năng khởi động mềm, nhiều lựa chọn tốc độ tối đa và một loạt các hoạt động xử lý khác, cầu trục đảm bảo việc tải các sản phẩm được xử lý nhẹ nhàng. Từ đó, giúp giảm thiểu thiệt hại cho hàng hóa, Giúp phần giảm chi phí sản xuất.

An toàn, tiết kiệm diện tích xếp hàng

Cẩu công nghiệp hoạt động trên không và không làm việc ở một không gian cụ thể nên thiết bị ít có khả năng gây ra tai nạn so như xe nâng.  Trong khi đó, Xe nâng xe phooc phụ thuộc nhiều vào người lái xe và đòi hỏi người lái cần có kĩ thuật cao, sự tập trung và thái độ làm việc tuân thủ an toàn lao động. Việc xe nâng có thể va chạm với nhân viên, vách tường, máy móc hoặc những trở ngại khác, bởi trong nhà xưởng có nhiều thiết bị, máy móc và lối đi không thuận tiện. Thêm vào đó,  cẩu nhà xưởng cho phép chiều cao nâng lớn hơn xe nâng hàng, cho phép lưu trữ được nhiều hàng hóa cao hơn và sử dụng không gian hiệu quả hơn, tiết kiệm diện tích kho bãi.

Phương án chọn cầu trục nhà xưởng

Cẩu trục có nhiều ưu điểm, tuy nhiên đây là thiết bị chuyên dụng. Chính vì lẽ đó, việc đưa ra phương án lựa chọn cầu trục, đặc biệt là kết cấu dầm là điều hết sức quan trọng. Nhằm tránh lãng phí, tận dụng tối đa công năng của thiết bị nâng hạ. Sau đây chúng tôi đưa ra một vài phương án lựa chọn.

Phương án 1 cầu trục treo

Đối với những nhà xưởng mà có chiều cao hạn chế, mà không thể lựa chọn loại thông thường thì cẩu trục treo là phương án tối ưu nhất cho nhà xưởng của bạn.

Loại cẩu này được thiết kế linh hoạt cho các nhà xưởng có trần thấp, hoặc có nhiều vật cản trên đường di chuyển của thiết bị nâng hạ khi di chuyển bên trên dầm đỡ ray, tức là cần ít nhất khoảng không từ 0.4m đến 0.5m so với các loại cẩu dầm đơn và ít nhất 0.8m – 1.5m với các loại cẩu dầm đôi. Cẩu treo thì ngược lại, không cần khoảng không phía trên dầm đỡ ray do nó di chuyển bằng bộ chạy bám [treo] bên dưới dầm đỡ ray. Bộ phận dầm đỡ ray đôi khi được treo trực tiếp lên kết cấu khung nhà thép nếu đảm bảo rằng khung nhà thép đủ khả năng chịu lực. Như vậy chúng ta đã tiết kiệm được một khối lượng lớn hệ cột và khung đỡ thiết bị.

Mô hình cẩu trục treo

Phương án 2 Cẩu trục dầm đơn

Đối với nhưng nhà xưởng có nhu cầu nâng hạ hàng hóa có trọng tải không quá lớn khoảng 10 tấn trở xuống, việc lựa chọn giải pháp cẩu trục dầm đơn là phương án tối ưu và tiết kiệm. Đặc điểm của thiết bị nâng hạ loại này là chế độ làm việc nhẹ trong không gian xưởng lớn. Dầm chính chỉ có một dầm dạng hình chữ I, các nhánh thép bên dưới sử dụng palăng điện. Dầm cuối có kế cấu hạng hộp, có bánh xe di chuyển dọc theo ray đặt theo vai cột của nhà xưởng.

Cầu trục dầm đơn Hải Phòng

Phương án 3 cẩu trục dầm đôi

Lắp cẩu trục dầm đôi là phương án đối với những nhà xưởng có nhu cầu nâng hạ hàng hóa có tải trọng vừa và nặng. Loại này có kết cấu dạng hộp nên việc chế tạo tương đối đơn giản, lắp ráp có thể dùng phương pháp hàn tự động, việc sửa chữa bảo dưỡng cầu trục này cũng khá đơn giản.

Đặc điểm của thiết bị nâng hạ loại này là kết cấu dạng hộp: Dầm chính có hai dầm, trên dầm chính có hai thanh ray để xe lăn di chuyển. Dầm chính và dầm cuối được liên kết với nhau bởi bulông hoặc bằng liên kết hàn. Trên dầm cuối có lắp bánh xe, di chuyển trên ray đặt dọc theo nhà xưởng trên các cột.

Cầu trục dầm đôi tại Hà Nội

Phương án 4 lắp cẩu trục kiểu giàn

Phương án này đòi hỏi đơn vị thi công có nhiều kinh nghiệm trong việc thi công lắp đặt cầu trục, cổng trục. Đặc điểm của thiết bị loại này là một hệ không gian phức tạp, được chế tạo bằng phương pháp hàn các thanh dằn lại với nhau. Hai dầm chính là hệ thống khung gian được liên kết bởi mối hàn. Có xe con di chuyển trên hai thanh ray.

Loại này có giá thành cao, đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật tỉ mỉ. Không được áp dụng phương pháp hàn tự động, bảo trì, bảo dưỡng khó khăn. Loại cầu trục này có khối lượng nhỏ tuy nhiên có thể nâng tải trọng nặng và rất nặng. 

Kết Luận

Vậy là ta đã hiểu cầu trục là thế nào?

Hy vọng rằng bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn khái quát về cầu trục, qua đó sẽ có những lựa chọn các thiết bị nâng hạ phù hợp cho nhà xưởng, công trình của mình.

Nếu có bất kì thắc mắc, hay cần tư vấn thiết kế, lắp đặt cẩu trục cổng trục, báo giá xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi rất vui lòng khi nhận được liên lạc từ các bạn, hy vọng chúng ta sẽ được gặp mặt thảo luận thêm nhiều hơn để cùng nhau phát triển.
Miễn phí tư vấn lắp đặt, Báo giá cẩu nhà xưởng, cổng trục nhanh chóng 

 

Thông tin liên hệ:

Hotline: 098.535.8896 - 098.508.3458

 Địa chỉ VP: Tầng 12, toà nhà Nam Cường, La Khê, Hà Đông, Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề