Chi phí thường xuyên trong kinh tê là gì năm 2024

Thí điểm sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN thực hiện dự án dưới 15 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp công trình

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có; lập, phân bổ dự toán, quản lý, thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Theo đó, dự thảo Nghị quyết đề xuất chính sách: Cho phép thí điểm sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước thực hiện các dự án có tổng mức kinh phí dưới 15 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có. Kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, công trình trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý, sử dụng ngân sách đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Mục tiêu của chính sách nhằm tạo điều kiện cho các Bộ, cơ quan ở trung ương và các địa phương có thể kịp thời, linh hoạt và tính chủ động trong điều hành chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là ngân sách địa phương để bố trí kinh phí thực hiện các dự án có giá trị không lớn phát sinh thường xuyên, hoặc phát sinh đột xuất, cấp bách để xây dựng mới các hạng mục, cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất, công trình đã có nhưng chưa nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Bộ Tài chính lý giải, về mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng dưới 15 tỷ đồng: Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, thì dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng) gồm:

  1. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
  1. Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức kinh phí dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất);
  1. Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư).

Như vậy, theo quy định pháp luật chuyên ngành về xây dựng thì dự án sửa chữa và dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đều là dự án đầu tư xây dựng. Đặc biệt đối với những dự án có quy mô nhỏ (dưới 15 tỷ đồng như phân loại tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP) thì chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Mức 15 tỷ đồng này hiện nay cũng được áp dụng tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 15/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án công nghệ thông tin từ chi thường xuyên ngân sách nhà nước (cụ thể, khoản 2 Điều 51 quy định: Đối với các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên có mức kinh phí trên 200 triệu đồng đến 15 tỷ đồng để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về lập đề cương và dự toán chi tiết).

Qua thực tế công tác quản lý, trên cơ sở ý kiến tham gia của các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương; ý kiến của Hội đồng thẩm định Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cũng đồng thuận với mức đề xuất là 15 tỷ đồng.

Bảo đảm chặt chẽ trong quản lý, thanh toán, quyết toán

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị quyết cũng đề xuất chính sách: Lập, phân bổ dự toán, quản lý và thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước với mục tiêu bảo đảm công tác lập, phân bổ dự toán, quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng nguồn chi thường xuyên được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định.

Nội dung chính sách là giao Chính phủ ban hành quy định về lập, phân bổ dự toán, quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước; Bộ Tài chính ban hành quy định về thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Nghị quyết được thực hiện kể từ ngày có hiệu lực thi hành và được thực hiện trong 05 năm - dự kiến từ 01 tháng 06 năm 2023 đến 1 tháng 6 năm 2028.

Nguồn tài chính chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 145/2017/TT-BTC ' onclick="vbclick('5194E', '288174');" target='_blank'>Điều 5 Thông tư 145/2017/TT-BTC về hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, gồm:

- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao: Dịch vụ tư vấn, thiết kế, quy hoạch, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, giao thông, công thương, xây dựng, tài nguyên môi trường, lao động, việc làm, bảo trợ xã hội, dịch vụ sự nghiệp khác; các nguồn thu hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật (bao gồm hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ nếu có);

- Nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí hoặc chưa tính đủ chi phí theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12, Điểm b Khoản 1 Điều 13 và Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ;

- Ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên trên cơ sở số lượng người làm việc và định mức phân bổ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Nguồn thu phí được để lại chi thường xuyên theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí (sau đây gọi là Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ);

- Nguồn thu từ hoạt động khác (nếu có), gồm: Tiền lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi ngân hàng; nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn về nguồn tài chính chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 145/2017/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Chi phí thường xuyên là gì?

Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Các khoản chi thường xuyên bao gồm những gì?

  1. Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên tài ...

Kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ là gì?

“12- Kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Là kinh phí của cơ quan nhà nước không thực hiện chế độ tự chủ; kinh phí không thực hiện tự chủ của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định; không bao gồm các khoản kinh phí được chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí từ 14 đến 29.

Chi thường xuyên và chi đầu tư là gì?

– Chi thường xuyên: Cấp phát không hoàn lại, chủ yếu chi theo dự toán. – Chi đầu tư phát triển: Bao gồm nguồn thu ngân sách từ thuế, phí lệ phí thu trong cân đối ngân sách và từ nguồn vốn vay của nhà nước. – Chi thường xuyên: Chỉ chi từ thu ngân sách từ thuế, phí lệ phí thu trong cân đối ngân sách.