Chính sách đối ngoại của chính quyền hitler là

82và người Đức “Một dân tộc! Một quốc gia! Một lãnh tụ!” [23,212]. Hitler cho rằngmột cường quốc trên thế giới không chấp nhận việc có những đồng chí cùng chủngtộc thường xuyên chịu khổ sở vì họ muốn hợp nhất vào Đức. Đấy là lời tuyên cáo,công khai rằng từ đây về sau Hitler xem tương lai của 7 triệu người Áo như làchuyện nội bộ của Đế chế thứ ba. Kế hoạch Anschluss (sáp nhập Áo) là bước đầutiên trong kế hoạch xây dựng một Đế quốc Đại Đức. Do đó cuối năm 1937, khi đãthu hồi tất cả những gì mà Hitler cho rằng Hòa ước Versailles đã tước của Đức, ôngquyết định thúc đẩy tiến trình Anschluss.Đến năm 1938, tình hình châu Âu rất thuận lợi cho Đức thi hành chính sáchxâm lăng. Ý hợp tác chặt chẽ với Đức trong việc viện trợ cho tướng Franco chốngcộng sản ở Tây Ban Nha. Trục Roma - Berlin - Tokyo khiến cho lời cam kết bảo vệlãnh thổ Áo quốc trở nên vô hiệu. Đồng thời, Áo đang trong thời kỳ đình đốn sâusắc cả về kinh tế lẫn chính trị - xã hội. Do vậy, Áo dễ dàng trở thành miếng mồingon cho Đức.3.1.2. Kế hoạch AnschlussNgay sau khi cầm quyền, Hitler đã phái nhiều cán bộ sang Áo để xây dựngphong trào Quốc xã gây ảnh hưởng ở nhiều nơi. Nhận thấy Mussolini đang e ngạichính sách đối ngoại của Đức Quốc xã, Hitler lập tức sửa đổi thái độ trong quan hệvới Áo. Từ lâu, Hitler muốn thôn tính một cách êm đềm bằng đường lối chính trịnhưng mưu toan thất bại vì Ý luôn ủng hộ Áo. Vào năm 1934, Thủ tướng ÁoDolfuss bị nhóm người Quốc xã Áo mưu sát nhưng sự kiện này không thay đổiđược chính sách của Áo. Chính phủ Áo vẫn hi vọng nước Áo được độc lập hoàntoàn khi Hitler lên nắm quyền tại Đức. Mussolini tán thành và ủng hộ vì có mộtbiên giới chung với một đế quốc hùng mạnh như Đức.Muốn tranh thủ cảm tình với Ý, Hitler đã tạm áp dụng chính sách ôn hòa cùngvới Áo. Ngày 11/7/1936, Đức thừa nhận nền độc lập của Áo. Hiệp ước Áo - Đứccho thấy, Hitler đã tỏ thái độ rộng lượng và khoan dung một cách bất thường. Đứctái xác nhận nền tự chủ của Áo và cam kết không can thiệp vào công việc nội bộcủa Áo, còn Áo cam kết hành xử theo nguyên tắc như một bang của Đức. Tuy vậy, 83hiệp ước này lưu ý đến một thực tế rằng, Áo là một “Quốc gia Đức” [29,94]. Sauhiệp ước này, nhiều tên Quốc xã đã được ân xá, còn Đảng Quốc xã Áo được tự dohoạt động. Người Áo dường như muốn thông qua hiệp ước này để tránh sáp nhậpÁo vào Đức. Nhưng Duroselle chỉ ra rằng, hiệp ước này “trên thực tế lại là một giaiđoạn quan trọng trong quá trình đi đến sáp nhập” [16,164]. Về phía Đức, ngay trongngày Ý tham gia Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản (6/11/1937), Đức đã đạt đượcsự chấp thuận của Ý về việc không can thiệp. Mussolini sau chuyến thăm Đức ngày23/9/1937, ông bảo với Ribbentrop: “Nước Áo là Đức quốc thứ hai, không có Đức,Áo chẳng là gì cả. Bây giờ Ý thấy việc đưa Áo về với Đức là hợp lý. Ý hết quyềnlợi ở Áo vì lúc này Ý đang bận tâm với các vấn đề Địa Trung Hải và thuộc địa mới.Tốt hơn hết là hãy để cho tình hình tự nó biến chuyển đừng làm chi ép buộc thái quágây căng thẳng vô ích” [23,237]. Nói như vậy, Mussolini đã bật đèn xanh cho Đứcsáp nhập Áo. Đây là một thắng lợi lớn của Hitler, bởi vì năm 1934 Ý đã chuẩn bịmột cuộc chiến tranh chống Đức một khi Áo sáp nhập vào Đức. Số phận của Áotrên bình diện quốc tế càng trở nên mong manh hơn khi cả Anh, Pháp đều theo đuổichính sách thỏa hiệp với Hitler nhằm hướng Đức sang cuộc chiến tranh chống LiênXô. Riêng Bỉ từ 14/10/1936 đã tuyên bố trung lập.Trong hoàn cảnh bị cô lập về mặt ngoại giao, Thủ tướng Áo Schuschnigg xétthấy không thể làm gì khác hơn là tiếp nhận lời yêu cầu của von Papen, vị đại sứvừa mới bị Berlin triệu hồi về nước vào ngày 4/2/1938. Cuộc tiếp xúc vào ngày 122-1938 hội giữa Schuschnigg (Thủ tướng Áo) với Hitler (Lãnh tụ Đức Quốc xã) tạiBerchtergaden đã quyết định số phận của Áo. Hitler là người chủ động trong mọitình huống, sau vài lời xã giao, Hitler tuôn ra những lời lẽ khủng bố áp đảo tinh thầncủa thủ tướng trẻ này. Hitler tuyên bố:Cả một lịch sử của Áo chỉ là những hành vi phản bội không ngừng. Trongquá khứ là như thế và hiện tại không khá hơn. Đã đến lúc phải chấm dứt điềunghịch lý lịch sử này. Và tôi có thể nói cho ông biết, ông Schuschnigg, rằng tôi đãdứt khoát chấm dứt mọi chuyện. Đế chế Đức là một trong những cường quốc vĩ đạinhất, và sẽ không ai lên tiếng nếu đế chế này giải quyết vấn đề biên giới của mình, 84ai chống tôi sẽ bị nghiền nát. Tôi sẽ giải quyết cái gọi vấn đề Áo bằng cách nàyhoặc cách khác. Tôi chỉ cần ra lệnh, và chỉ trong một đêm duy nhất mọi cơ cấuphòng thủ nực cười của ông sẽ bị bắn tan tác [34,375-376].Đừng lúc nào nghĩ rằng có ai trên quả đất này sẽ lay chuyển quyết định củatôi. Nước Ý? Tôi và Mussolini thân thiết với nhau… Anh quốc? Anh sẽ không độngmột ngón tay nào vì Áo… Còn Pháp? Hitler nói Pháp đáng lẽ có thể chặn đứng Đứctrong vùng Rhineland và lúc ấy chúng tôi hẳn đã phải rút lui nhưng bây giờ thì đãquá muộn đối với Pháp [34,376]. Nước Áo đang ở thế đơn độc, Ý, Anh, Pháp sẽkhông có cam đảm dù chỉ giơ một ngón tay để bênh vực Áo.Kết thúc lời diễn thuyết gần như độc thoại là một tối hậu thư: “Một lần nữa, tôicho ngài cơ hội và đây là cơ hội cuối cùng, đi đến một thỏa thuận. Hoặc là chúng tasẽ tìm ngay ra một giải pháp, hoặc là mọi sự sẽ đi theo tiến trình của chúng, suynghĩ đi ngài Schuschnigg, nghĩ cho kĩ vào. Tôi không thể đợi quá trưa hôm nay”[12,164]. Chờ trả lời gì? Hitler không hề nói với Schuschnigg. Mãi sau bữa cơmtrưa, Schuschnigg nói ông cảm thấy nhẹ nhõm vì ít nhất biết được cụ thể Hitlermuốn gì. Nhưng khi đọc qua, sự nhẹ nhõm của ông tiêu tan. Vì trên thực tế, tối hậuthư này đòi ông phải chuyển giao chính phủ Áo cho Đảng Quốc xã Áo trong vòngmột tuần. Áo phải bỏ lệnh cấm Đảng Quốc xã Áo, ân xá mọi đảng viên Quốc xãđang ngồi tù, chỉ định luật gia thân Quốc xã TS. Seyss Inquart làm Bộ trưởng Nộivụ với quyền chỉ huy các lực lượng cảnh sát và an ninh. Một người thân Quốc xãkhác, Glaise Horstenau, sẽ là Bộ trưởng bộ Chiến tranh đảm bảo sự cộng tác chặtchẽ giữa quân đội hai nước sẽ có sự trao đổi thường xuyên các sĩ quan. Cuối cùng,Fischbok cán bộ cao cấp Quốc xã làm Bộ trưởng Tài chính với trách nhiệm kết hợpnền kinh tế Áo vào nền kinh tế Đức. Shuschnigg xin sửa đổi vài điểm nhưngRibbentrop không chịu, đòi thủ tướng Áo nhận mọi điều kiện hoặc gánh lấy mọihậu quả gây nên sự từ chối. Trong thời khắc khó khăn và có tính quyết định này, vịthủ tướng Áo không những đã nhụt chí mà còn tỏ ra quá ngây thơ.Schuschnigg lạnh lùng nói: “Riêng tôi, tôi sẵn sàng kí nhưng Hiến pháp Áokhông cho phép và tôi không bảo đảm hiến pháp sẽ phê chuẩn hành động áp bức 85này, chỉ tổng thống Áo mới có quyền hạn theo luật định để kí kết và thi hành mộthiệp định như thế. Vì vậy, trong khi ông sẵn lòng kêu gọi tổng thống nên chấp nhận,ông không thể đảm bảo gì hơn” [34,378].Với lời lẽ đó, Hitler tỏ ra bực tức, mở cửa phòng và nói với thủ tướng Áo: “Tôisẽ cho gọi ngài sau”. Nửa tiếng đồng hồ sau đó, Hitler tuyên bố: “Tôi đã quyết địnhthay đổi ý kiến, lần đầu tiên trong đời. Nhưng tôi cảnh cáo ngài, đây là cơ hội chót.Tôi cho ngài thêm ba ngày nữa để đưa thỏa thuận ra thực hiện”. Vậy là văn kiện“kéo theo sự xóa bỏ hoàn toàn quyền độc lập của chính phủ Áo” [12,165] đã đượckí vào buổi tối ngày 12/2/1938.Tối hậu thư đó chính là giấy báo tử cho nước Áo, kéo theo là sự xóa bỏ toànquyền độc lập của chính phủ Áo. Các đảng viên Quốc xã đã được ân xá kể cả nhữngngười dính líu đến vụ sát hại Dolfuss và chỉ định Seyss Inquart làm Bộ trưởng Nộivụ hành xử không cần đến mệnh lệnh Thủ tướng Schuschnigg. Tình cảnh của Áolúc này chẳng khác gì Đức hôm trước Đảng Quốc xã nắm quyền. Đứng trước nguycơ đó, ngày 9/3, Schuschnigg thông báo sẽ tổ chức trưng cầu dân ý ngày chủ nhật13/3/1938. Ông sẽ hỏi dân Áo liệu họ có muốn “một nước Áo tự do, độc lập, xã hội,Cơ đốc và thống nhất - Có hay không?” [34,383]. Ông hi vọng sẽ ngăn cản được âmmưu sáp nhập Áo vào Đức.Nghe tin này, Hitler tức giận vì quá bất ngờ chẳng ai tính đến việcSchuschnigg sẽ làm như vậy để chống lại Hitler. Do vậy, muốn ngăn chặn cuộctrưng cầu dân ý của Schuschnigg vào chủ nhật thì quân đội phải tiến quân vào Áovới phương án “Otto” đã được soạn thảo để can thiệp quân sự vào Áo phải đượckhởi động ngay lập tức vào đêm 11 rạng sáng ngày 12/3/1938 do đích thân Hitlerchỉ huy. Trước hành động của Đức, Tổng thống Áo Wilhelm Miklas đã chùn bước,Thủ tướng Schuschnigg phải từ chức, bổ nhiệm Seyss Inquart làm thủ tướng.Sau đó, vào lúc 20 giờ 48 phút tối ngày 12/3/1938, Göring thay mặt Hitler gửibức điện tín yêu cầu Seyss Inquart: “Sau khi Thủ tướng Schuschnigg từ chức, chínhphủ lâm thời Áo xem nhiệm vụ hàng đầu của mình là tái lập trật tự và hòa bình ởÁo, do vậy khẩn thiết yêu cầu chính phủ Đức ủng hộ Áo trong công việc này và 86giúp đỡ Áo tránh mọi sự đổ máu. Vì lẽ này, chính phủ Áo yêu cầu chính phủ Đứcgửi quân sang càng sớm càng tốt” [12,166].Tưởng thế là xong khỏi cần quân Đức tràn vào Áo, nhưng Hitler ra lệnh choquân đội Đức vượt qua biên giới Áo như thường chỉ cần 3 ngày đã chiếm xong toànbộ nước Áo mà không gặp phải phản ứng đáng kể nào của Áo cũng như các cườngquốc tư bản phương Tây. Ước mơ sáp nhập Áo vào Đế chế Đức đã trở thành hiệnthực. Hiển nhiên, Hitler vô cùng sung sướng. Bỗng nhiên, Hitler trở thành tổngthống Áo, và Áo trở thành một tỉnh của Đế chế Đức. Nhưng việc sáp nhập Áo là thứyếu đối với tâm lý Hitler lúc này. Ông muốn trở về Áo quốc cùng với ánh vinhquang chói lọi, với quyền lực tột đỉnh để nhìn cả kinh đô Wien phải cúi đầu, kinh đôtrước kia đã khinh rẻ, hắt hủi ông. Hitler chẳng bao giờ quên được những người DoThái sống ở Wien, những kẻ có lỗi vì đã hủy hoại sự nghiệp nghệ thuật của ông.Ngay trong những ngày đầu tiên vào Áo, Hitler đã mang theo lực lượng hành độngcảnh sát SS và Gestapo. Tất cả những người đàn ông và phụ nữ Do Thái bị quaytròn lại và bị bắt đi cọ rửa nhà vệ sinh công cộng bằng tay, lau chùi tất cả các khuphố bằng tay và bằng đầu gối. Những người Do Thái giàu có hơn bị trục xuất khỏinước Áo và giao lại toàn bộ công việc và tài sản cho Đảng Quốc xã Đức. Có khoảng100 nghìn người bị trục xuất, trong đó có một nửa là người Do Thái. Mặc dù mấthết tài sản và tiền bạc, những người đó là những người may mắn vì những người ởlại nhanh chóng bị tống hết vào Holocaust.Sau đó, ngày 10/4, một luật mới quy định “trưng cầu dân ý tự do và kín” đểngười Áo có thể quyết định vấn đề thống nhất với Đế chế Đức, còn người Đức cũngtham gia trưng cầu dân ý về việc thống nhất cùng với việc bầu Nghị viện mới. Dướichiến dịch tuyên truyền và khủng bố, 99,08% ở Đức và 99,95% ở Áo bỏ phiếuthuận cho Áo sáp nhập vào Đức, trở thành một tỉnh của Đức như các tỉnh khác.Nước Áo hoàn toàn bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Không ai biết được rằng thảmhọa đang bắt đầu gieo rắc lên nước Áo cũng như nền hòa bình chung của châu Âu. 873.1.3. Phản ứng của Ý và thái độ của Anh, PhápCó thực sự cần thiết phải nhượng bộ không? Có chọn lựa nào khác không?Những nhà nghiên cứu và sử gia có nhiều tranh luận về vấn đề này. Xét theo thái độcủa Anh và Pháp khi đối mặt với Hitler, sẽ là hấp tấp nếu nghĩ rằng hai nước này cóthể đến hỗ trợ Áo khi Hitller tấn công. Nhưng cho đến lúc này, Hitler chưa xâmphạm biên giới Áo, và cũng chưa chuẩn bị dư luận trong nước và thế giới cho hànhvi hiếu chiến như thế. Quân đội Đức cũng chưa đủ sẵn sàng cho chiến tranh nếuPháp và Anh can thiệp. Thế nhưng trước hành động gây chiến của Đức, bất chấp lợiích dân tộc của Áo, các nước phương Tây lại phản ứng hết sức nhẹ nhàng. Thậm chíhọ sẵn sàng hi sinh Áo để đổi lấy hòa bình cho nước mình, nhưng chính họ khôngbiết rằng những gì họ nhận chỉ là những lời hứa ảo, không có giá trị.Trong số các đại cường châu Âu, Hitler ngại nhất là phản ứng của Ý. Khôngphải vì đây là nước mạnh nhất mà vì Mussolini không chỉ nói suông mà còn hànhđộng. Chắc hẳn Hitler chưa quên vụ sát hại Thủ tướng Áo Dolfuss, khi nhận đượctin Duce điều 4 sư đoàn đến đèo Brenner nối liền hai nước. Do vậy, ngay trong ngày11/3, Hitler cử hoàng thân Philip xứ Hesse, con rể vua Ý, bay sang Roma gặpMussolini, ông tỏ thái độ thân thiện trước toàn bộ sự việc và tuyên bố chẳng thể làmđược gì cho Áo. Sở dĩ “mối quan tâm của Ý về vấn đề này không còn mạnh mẽ nhưcách đây mấy năm, vì Ý đang hướng mọi cố gắng về phía Địa Trung Hải và cácthuộc địa”. Mussolini chỉ khuyên là “nên để cho tình hình diễn biến một cách tựnhiên” [16,172-173], để tránh các cuộc khủng hoảng thế giới. Trong trường hợp cókhủng hoảng ở Áo, Ý sẽ không can thiệp và cần tránh hành động mà không cóthông báo tình hình cho nhau. Như vậy, trên thực tế, Ý chấp nhận sự sáp nhập đó.Hitler cảm ơn Mussolini không phản ứng chống lại ông. Hitler cảm thấy nhẹ nhõmvà vui mừng. Hitler nhấn mạnh thêm: “Một khi vụ việc Áo được giải quyết xong,tôi sẵn sàng đi với ông ấy đến tận cùng, bất kì chuyện gì xảy đến với tôi” [12,167]Cũng trong thời kì này chính sách của Anh thiên về hướng xoa dịu, NevilleChamberlain đã trở thành thủ tướng Anh tháng 5/1937 tách xa Eden, người chốnglại mọi sự nhượng bộ của Ý và thay ông ta bằng Huân tước Halifax ngày 20/2/1938. 88Đại sứ Anh ở Berlin, Neville Henderson được coi là người thân Đức. Tất cả họ đềumuốn cải thiện quan hệ với Đức, mặc dù biết rõ Đức cố tình gây sức ép lên Áo buộcchính phủ Schuschnigg phải trao chính quyền cho Quốc xã Áo, cách mà Hitler dùngđể chiếm lấy nước Áo, nhưng vẫn xem như đó không phải là chuyện của mình, màđó là cách giải quyết nội bộ giữa hai nước Đức - Áo với nhau. Có lẽ, do Anh ở quáxa Áo nên không hiểu hết địa chiến lược của Áo và cho rằng người Áo hoan nghênhviệc sáp nhập thì thật là ngớ ngẩn để bảo vệ nền độc lập đó. Sự bỏ mặt của Anh đốivới chủ quyền của Áo thật sự đã tạo điều kiện thúc đẩy Hitler phải chiếm được Áocàng nhanh càng tốt. Vì họ cho rằng “dù sao đi nữa, người Áo không phải là ngườiĐức sao” [12,169]. Đến khi Đức đánh chiếm Áo chính phủ Anh lên tiếng phản đốinhưng một động thái ngoại giao muộn màng như thế không làm cho Hitler phải lolắng.Còn Pháp lúc này đang trong tình trạng rối loạn, vô chính phủ. Thủ tướngPháp Chautemps và nội các của ông từ chức vào ngày 10/3/1938 và sau khi Đức đãsáp nhập Áo thì chính phủ mới được thành lập do Léon Blum đứng đầu, vẫn giữDelbos làm Bộ trưởng Ngoại giao. Nhưng Bộ trưởng Tài chính, Georges Bonnetvốn có ảnh hưởng lớn, là một người chủ trưởng xoa dịu, tán thành mối quan hệ kinhtế và văn hóa chặt chẽ hơn giữa Đức và Áo. Tất nhiên, vẫn chưa quá trễ để đưa ramột phản ứng quyết liệt. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ chính phủ mới không đi chệchhướng ra ngoài đường lối đối ngoại mà chính phủ tiền nhiệm đã theo. Với tâm lý antâm phòng thủ kiên cố với phòng tuyến Maginot. Từ sau cuộc đại khủng hoảng kinhtế, Paris chẳng dám thực hiện một động thái ngoại giao nào nếu không nhận đượcsự ủng hộ từ London. Theo tinh thần của hòa ước Saint - Germain ký năm 1920,nền độc lập của Áo đặt dưới sự “bảo trợ” của các đế quốc thắng trận, trước hết làAnh, Pháp. Đức thôn tính Áo có nghĩa là tấn công vào quyền lợi của Anh, Pháp ởđó. Thế nhưng, xuất phát từ mưu đồ chiến lược chống Liên Xô, Anh, Pháp đã thỏahiệp với hành động xâm lược của Đức.Tiệp Khắc, người bạn láng giềng của Áo, cũng không có hành động nào giúpđỡ. Trong lúc tiếp xúc với đại sứ Tiệp Khắc tại Berlin là Mastny ở buổi dạ tiệc tối 89ngày 11/3/1938, Göring đã đưa ra lời hứa danh dự rằng Tiệp Khắc chẳng có gì để lolắng từ phía Đức: việc lính Đức xâm nhập lãnh thổ Áo “chỉ là công việc gia đình”[12,169]. Hitler mong muốn cải thiện quan hệ với Tiệp Khắc, đồng thời mong TiệpKhắc đảm bảo sẽ không động binh. Tin vào lời hứa đó, Tiệp Khắc đã xem quân Đứcvào Áo chỉ là “chuyện gia đình”. Bản thân Tiệp Khắc không hiểu rằng, sau bản cáochung của nước Áo, chính họ sẽ là miếng mồi tiếp theo trong kế hoạch chinh phụcchâu Âu của Hitler. Có lẽ Tiệp Khắc đã bỏ qua bài diễn văn của Hitler ngày20/2/1938: “Hơn 10 triệu người Đức đang sống cạnh hai quốc gia có chung biêngiới với chúng ta. Đây là điều mà tôi không muốn có bất kì sự nghi vấn nào: sựphân tích về chính trị không được bao hàm sự tước đoạt các quyền, tức là các quyềntự quyết nói chung. Đối với một cường quốc thế giới, không thể nào dung thứchuyện những người anh em cùng chủng tộc đang sống bên cạnh lại hằng giờ hằngphút chịu đựng những nỗi khổ ải quá mức chỉ vì họ muốn gắn bó và thống nhất vớicả dân tộc. Đế chế Đức có nghĩa vụ bảo vệ các dân tộc German không đủ sức duytrì, dọc theo biên giới chúng ta, quyền tự do chính trị và tinh thần của mình”[12,169-170]. Ý tứ của bài diễn văn rất rõ ràng: hai quốc gia được đề cập là Áo vàTiệp Khắc và đó chính là nhiệm vụ của Đế quốc Đức Quốc xã. Cùng với Tây BanNha, phát xít sẽ làm thay đổi sự cân bằng về lực lượng ở Tây Âu và Địa Trung Hảicó lợi cho phe Trục Rome - Berlin, cũng như cuộc xâm lấn nước Áo làm đảo lộn thếcân bằng ấy ở Trung Âu.Trong khi đó, chính phủ Liên Xô đã đề xuất hội nghị các cường quốc, tronghoặc ngoài Hội Quốc liên để xem xét những biện pháp nhằm ngăn chặn sự hiếuchiến của Đức. Chamberlain tỏ ra thờ ơ với một hội nghị như thế, vị thủ tướng nàykhông muốn sử dụng vũ lực và cũng không muốn phối hợp cùng với những cườngquốc khác trong việc ngăn chặn động thái của Đức trong tương lai. Hiển nhiên làông đã bỏ qua và xem nhẹ trục Roma - Berlin hoặc Hiệp ước Quốc tế Cộng sảnĐức - Ý - Nhật. Thất bại của hội nghị đó, Liên Xô đã không làm gì hơn.Có thể nói rằng sự “bình thản” của phương Tây, đặc biệt Anh, Pháp đã tiếp taycho Hitler thực hiện đánh chiếm Áo. Nếu trong bối cảnh lịch sử đó, Anh, Pháp, Tiệp 90Khắc, thậm chí cả Liên Xô cùng có một tiếng nói cứng rắn phản đối hành động củaHitler thì Áo đã không phải mất chủ quyền, nhân dân thế giới cũng có thể đẩy lùibước tiến kế hoạch gây chiến tranh của Hitler, và biết đâu sẽ không phải hứng chịuthảm cảnh khốc liệt của Chiến tranh thế giới thứ hai.Như vậy, không cần bắn một phát súng và không có sự can thiệp của Anh,Pháp, Liên Xô và Tiệp Khắc là những nước vốn có lực lượng quân sự áp đảo, Hitlerđã sáp nhập thêm 7 triệu dân vào Đế chế Đức. Đây cũng chính là bước đầu tiên trêncon đường xây dựng Đế chế Đại Đức.Việc sáp nhập này có ý nghĩa cực kì quan trọng cho những kế hoạch trongtương lai của Hitler. Với vị thế này, quân đội Đức chế ngự Tiệp Khắc ở ba mặt vàÁo là cửa ngõ mở ra vùng Đông Nam châu Âu. Là thủ phủ của Đế quốc Áo - Hungngày xưa, Wien đã từ lâu là trung tâm thông thương và mậu dịch của Nam và ĐôngNam châu Âu. Bây giờ trung tâm này sẽ nằm trong tay Đức. Hitler kiểm soát vàngcủa Áo, giúp trả nợ thâm hụt trong quá trình tái vũ trang. Các ngành công nghiệp sắtvà thép, được dùng trong quá trình sản xuất vũ khí. Điều này đem lại lợi ích cho nềnkinh tế Đức. Mặt khác, việc thiết lập đường biên giới trực tiếp giữa Đức với Ý, NamTư và Rumani còn tạo điều kiện cho Đức khi cần thiết có thể nhanh chóng bànhtrướng ra ngoài toàn bộ bán đảo Balkan.Đây là lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức công khai vi phạmbiên giới đã được ghi nhận rõ ràng trong Versailles. Liều thuốc thử này cho Hitlerthấy rằng, Hitler sẽ không gặp trở ngại đáng kể nào từ các cường quốc tư bảnphương Tây trong việc tiếp tục thực hiện kế hoạch của mình là xâm chiếm TiệpKhắc và mở rộng không gian sinh tồn ở phía Đông. Qua đó, ta thấy được cách đốiphó thụ động của Anh, Pháp và thái độ bang quang của Liên Xô đã khuyến khíchthêm sự lộng hành của Hitler.3.2. Kế hoạch Xanh (xóa sổ Tiệp Khắc)3.2.1. Địa chính trị của Tiệp KhắcTiệp Khắc được thành lập từ một số mảnh vỡ của Đế quốc Áo - Hung bại trậntrong Chiến tranh thế giới thứ nhất, được Pháp dựng lên như một khâu trong “vành 91đai vệ sinh” nhằm ngăn chặn sự lan tỏa “bệnh dịch Bolshevik” vào châu Âu, baovây nước Đức bại trận ở phía Đông Nam, là một trong những nền tảng an ninh đốivới Pháp và là cơ sở căn bản nhất tạo dựng ảnh hưởng của Pháp ở Trung và ĐôngNam châu Âu. Vị thế này đã được Pháp hợp pháp hóa bằng hiệp ước liên minh vàhữu nghị kí ngày 25/1/1924 và hiệp ước tương trợ kí ngày 16/10/1925. Hiệp ướcthứ hai qui định rõ ràng rằng nếu Đức có ý định xâm phạm biên giới Tiệp Khắcbằng một hành động vũ trang thì ngay lập tức Pháp sẽ trợ giúp Tiệp Khắc. Nướcnày gắn bó về mặt đối ngoại với Pháp đến mức ngày 16/5/1935 chỉ sau hai tuần khiPháp xây dựng hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu trong bối cảnh nguy cơ phát xítngày càng lộ rõ, Tiệp Khắc kí với Liên Xô một hiệp ước tương trợ, nhưng hiệp ướcnày chỉ có giá trị pháp lý khi Pháp thực hiện Hiệp ước tương trợ Pháp - Tiệp Khắc.Mặt khác, Tiệp Khắc là một trong những nước có tinh thần dân chủ cao nhấttrong hàng ngũ các nước Đông Âu và có nền công nghiệp phát triển cao khi đó.Năm 1937, khai thác than của Tiệp Khắc đạt 27,5 triệu tấn, sản xuất gang đạt 1,7triệu tấn, thép đạt 2,3 triệu tấn, và hàng năm sản xuất khoảng 14,6 ngàn chiếc ô tô.Máy bay do Tiệp Khắc chế tạo không hề thua kém về chất lượng so với máy baycủa bất kì cường quốc châu Âu nào [29,143]. Đặc biệt, Tiệp Khắc có một đội quânđược trang bị vũ khí rất hiện từ nhà máy Skoda lừng danh thế giới, có đường biêngiới được xây dựng và phòng thủ vững chắc bằng một chiến lũy không kém chiếnlũy Maginot của Pháp.Nhưng vấn đề nan giải nhất của Tiệp Khắc mà trong suốt 20 năm (1919-1939)vẫn chưa thể giải quyết được. Đấy là vấn nạn dân tộc thiểu số, là quốc gia đa dântộc và các dân tộc này đều tha thiết với “đất mẹ” của họ. Tuy nhiên, người Đức ởSudetenland chỉ thuộc về Áo, chưa bao giờ thuộc về Đế chế Đức. So với những dântộc thiểu số ở phương Tây, những dân tộc thiểu số ở Tiệp Khắc không bị kém cỏi.Họ có quyền dân chủ, tự do cá nhân trọn vẹn ngay cả quyền được bầu cử, quyềnđược lập trường học riêng và duy trì cơ sở văn hóa của riêng họ. Lãnh tụ các dân tộcthiểu số thường là Bộ trưởng trong chính phủ trung ương. Những dân tộc thiểu sốnày bất mãn với tính hà khắc vụn vặt, tư tưởng ái quốc cực đoan và thiếu khôn khéo 92của quan chức địa phương người Séc, thái độ kỳ thị đôi lúc xảy ra ở thủ đô Praha.Sống trong các vùng Tây Bắc, Tây Nam công nghiệp hóa, họ giàu có lên, dần dầntrở nên hòa thuận với người Séc, nhưng họ vẫn tiếp tục đòi hỏi thêm quyền tự trị, sựtôn trọng đối với các quyền về ngôn ngữ, văn hóa. Chính quyền Tiệp Khắc tỏ ra cònkhá chậm chạp trong việc làm thỏa mãn một số điều trong các thỉnh cầu chính đángcủa họ.Tiệp Khắc là mối đe dọa đáng sợ sau lưng Đức nếu nước này lâm chiến bêncạnh Anh và Pháp. Vì Tiệp Khắc nằm ngay chính giữa Âu châu, biên giới lãnh thổĐức, một vị trí đặc biệt quan trọng trong kế hoạch giành quyền thống trị lục địachâu Âu, một phần trong chiến lược thống nhất quốc gia của những người Aryennói tiếng Đức. Tiệp Khắc không chỉ là một chướng ngại về quân sự đối với sự bànhtrướng của chủ nghĩa Quốc xã, mà còn là một nước dân chủ thực sự, là người bạncủa Pháp và thiết lập một rào cản về chính trị bằng sự liên minh của nó với Pháp vàLiên Xô. Đồng thời, Tiệp Khắc là bàn đạp đánh chiếm châu Âu, mở rộng khônggian sinh tồn cho nước Đức. Chính vì thế, Hitler đã xếp Áo và Tiệp Khắc vào mộttrong những mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch bành trướng ra ngoài phạm vi biêngiới của năm 1919.3.2.2. Kế hoạch XanhDo vị thế chiến lược quan trọng của Tiệp Khắc, tháng 3/1938, Hitler đe dọatrực tiếp đòi nước này từ bỏ chủ quyền đối với Sudetenland (Bohemia, Moravia vàmột phần Silesia chung quanh dãy núi Sudetenland) có người Đức đang sinh sống.Hitler nói rằng: “Tôi không chấp nhận với bất kì giá nào, đứng nhìn như một khángiả, sự áp bức các người anh em Đức của chúng ta ở Tiệp Khắc. Những người Đứcđang sống ở Tiệp Khắc không phải là cô đơn hay không có ai bảo vệ. Toàn thể hoàncầu nên ghi nhận rõ điều này” [23,290].Những người Đức ở Sudetenland có lẽ sẽ vô cùng ngạc nhiên nếu họ biết đượccác chương trình, kế hoạch chưa lần nào đề cập đến những quyền lợi và hoài bãocủa họ mà nhắm đến sự hủy diệt Tiệp Khắc. Lợi dụng mâu thuẫn trong vấn đề dântộc ở Tiệp Khắc, Hitler đã ủng hộ những người thân Quốc xã thành lập Đảng người