Chính trị học so sánh pdf

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

TS Ngô Huy ĐứcCHÍNH TRỊ HỌC SO SÁNHCÁCH TIẾP CẬN VÀ SO SÁNH CÁC HỆ THỐNG CHÍNHTRỊ TRÊN THẾ GIỚIHà Nội 2 - 2010MỞ ĐẦUTrong những năm gần đây, cùng với những thành công có ý nghĩa lịchsử của quá trình Đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, việc tiếp tục đổi mới,hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta là vấn đề cấp thiết khi đất nước đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.Những căn cứ cho sự đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị mặc dù vẫndựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh,nhưng cũng đồng thời đòi hỏi các đột phá, các sáng tạo mới thích ứng với tìnhhình và mục tiêu phát triển trong giai đoạn hiện nay. Các đột phá và sáng tạonhư vậy không chỉ đòi hỏi phải nghiên cứu thấu đáo các kinh nghiệm của nướcta và kinh nghiệm của các nước anh em lựa chọn mục tiêu XHCN, mà cũngcần tham khảo kinh nghiệm và tiếp thu những giá trị có tính phổ biến của nềnvăn minh chính trị nhân loại, thể hiện trong các mô hình và hoạt động củaHTCT ở một số nước trên thế giới, từ đó có được các khái quát mang tính lýluận và khả năng ứng dụng trong thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy của ViệnChính trị học. Đặc biệt, thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường định hướngXHCN ở nước ta, cũng như yêu cầu tuân thủ các chuẩn mực pháp lý quốc tếkhi tham gia các hoạt động đối ngoại cũng đặt ra vấn đề cần hiểu biết HTCTcủa các nước trên thế giới, nhìn nhận đúng nền tảng chính trị, cấu trúc lợi ích,và các ràng buộc thể chế đối với các hoạt động chính trị thực tiễn nằm dưới cácHTCT này.Cho đến nay, mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu về đời sống chính trịcủa các nước trên thế giới, các kết quả nghiên cứu này vẫn còn mang tính khátản mạn. Một trong các điểm chưa thích hợp quan trọng nhất của các nghiêncứu trên là sự khác biệt trong góc độ nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu còn mangtính mô tả, hoặc phân tích từ góc độ văn hóa hay đất nước nói chung, do vậykhó có thể làm nổi bật các lý luận chính trị học, và các so sánh chính trị cầnthiết, vốn đòi hỏi cách tiếp cận riêng. Nói cách khác, việc so sánh các HTCTđã không được đặt thành trọng tâm và được tuân theo các chuẩn mực khoa họccần thiết của chính trị học so sánh. Tình hình đó dẫn đến việc dù có rất nhiềuthông tin và sự kiện, nhưng các nghiên cứu này lại khó có thể được sử dụngcho việc nghiên cứu và giảng day chính trị học so sánh một cách có hiệu quả.Từ các lý do trên, mục tiêu tổng quát của cuốn sách là: Trên cơ sở tổnghợp các phân tích về một số hệ thống chính trị [HTCT] có tính chất đại diện,điển hình trên thế giới, so sánh và phân tích tính phổ biến và đặc thù của cáchệ thống chính trị, làm rõ các giá trị văn minh chính trị có tính khái quát lýluận.Chương 1NHẬP MÔN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH TRỊHỌC SO SÁNH1.1. GIỚI THIỆU VÀ ĐẶT VẤN ĐỀNghiên cứu chính trị học, cũng như mọi khoa học, đều có một mục tiêulà tiếp cận tới những kiến thức chắc chắn và tin cậy. Hơn thế nữa, việc giảithích các hiện tượng, các liên hệ nhân - quả, tức các lý thuyết hay các mô hìnhlại phải chịu sự hạn chế về tính toàn diện. Cụ thể hơn, lý thuyết hay mô hìnhđó phải tập trung vào một số lượng nhỏ [thậm chí là rất nhỏ] nếu so với sốlượng các yếu tố có tiềm năng đóng một vai trò nhất định trong hiện tượng màta muốn giải thích. Cũng như trong việc giải thích hiện tượng “dân chủ”: cónhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức độ phát triển “dân chủ”, nhưng người tathường tập trung vào chỉ vào các yếu tố chính như: kinh tế, hiến pháp, luật,trình độ dân trí...Làm thế nào để chúng ta tin tưởng rằng đây là các yếu tố chính? Chỉ cóthể bằng cách kiểm nghiệm thực tế. Đối với khoa học xã hội, khi chúng takhông thể tạo lập nên một phòng thí nghiệm như các khoa học tự nhiên đểkiểm chứng, phương pháp so sánh là tất yếu. Vì trong việc so sánh giữa cáctrường hợp “dân chủ”, chính là người ta đang dùng các sự kiện thực tế như làcác “phòng thí nghiệm” để kiểm chứng kết luận của lý thuyết. Đương nhiên,nếu kết luận không được chứng thực, tức giả sử như “dân chủ” chính là dođiều kiện thời tiết và địa lý, hoặc tệ hơn, do tất cả mọi yếu tố ngẫu nhiên tạonên, sự so sánh, chí ít cũng có tác dụng gợi nên một giả thuyết mới, một địnhhướng mới cho nghiên cứu và phát triển sự hiểu biết của chúng ta.Vậy chính trị học so sánh sẽ so sánh cái gì, như thế nào và để làm gì?Về căn bản, với tư cách là kiểm chứng [hay phát hiện các bằng chứng vềgiả thuyết mới], phương pháp so sánh về thực chất là sự kiểm soát các yếu tốcủa mối liên hệ nhân quả. Một ví dụ đơn giản nhất là giữ nguyên tất cả các yếutố khác không đổi [ceteris paribus], trong khi chỉ xem xét hai yếu tố biến đổilà: “dân chủ” [kết quả] và “thu nhập” [nguyên nhân]. Khi xem xét một loạt cácnước khác nhau, người ta có thể kết luận rằng có sự tương quan, giữa hai yếutố này: các nước càng giàu thì càng dân chủ hơn. Trong toán học, đây chính làphép lấy đạo hàm.Chính trị học so sánh lấy sự so sánh các hệ thống chính trị làm đốitượng nghiên cứu cơ bản nhằm rút ra các kết luận, các liên hệ [các tương quan]có tính nhân quả. Điều này không chỉ hàm ý là lấy các HTCT ở các nước khácnhau, mà còn có thể lấy HTCT trong cùng một nước, ở các thời kỳ khác nhauđể so sánh. Hơn thế nữa, sự lựa chọn các trường hợp, các nước để so sánhkhông thể là sự lựa chọn tùy tiện. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, giảthuyết khoa học mà chúng ta phải có sự lựa chọn hợp với mục tiêu. Nếu lậpluận cho rằng, “dân chủ là do số lượng đảng chính trị hợp pháp và có tiềm lựccạnh tranh quyết định” thì không thể chỉ lựa chọn các nước có đa đảng, mà bắtbuộc phải lựa chọn cả các nước có một đảng và các nước này cũng cần phải cócác yếu tố khác tương tự như văn hóa, kinh tế,... Nếu không, việc mức độ “dânchủ” khác nhau trong thực tế lại có thể do sự khác nhau của các yếu tố khôngliên quan đến số lượng đảng. Điều này cũng chỉ ra rằng chúng ta không baogiờ có thể chọn được các nước thỏa mãn các điều kiện kiểm nghiệm chặt chẽnhư vậy. Đây là điểm yếu cố hữu của so sánh trong khoa học xã hội nói chung,và rất dễ được dùng để phản biện mọi kết luận, từ đó đưa ra các tư tưởng biệtphái: ví dụ một phản biện hay được sử dụng là “Điều này không thể đúng vàáp dụng ở nước A vì các nước được nghiên cứu đều không có các điều kiệngiống nước A”. Nói cách khác, những người theo trường phái này sẽ không tin[hoặc rất nghi ngờ] rằng có cái gọi là tính khoa học của các hoạt động chínhtrị, hoặc ít nhất, họ cho rằng, các giá trị chung sẽ có tính ứng dụng khá hạnhẹp.Tóm lại, chính trị học so sánh lựa chọn một số các HTCT điển hình, đểkiểm soát các yếu tố ảnh hưởng, và rút ra các kết luận nhân - quả thông quaviệc so sánh các yếu tố đó mà chúng ta thường gọi là “các giá trị chung, phổquát” của các HTCT. Có thể nói, lịch sử phát triển của CTHSS cũng chính làlịch sử của sự phát triển các phương pháp so sánh nhằm nâng cao độ tin cậycủa các kết luận.1.2. LƯỢC SỬ VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA CHÍNH TRỊ HỌC SOSÁNH TRÊN THẾ GIỚISo sánh chính trị với nghĩa rộng nhất đã có từ lâu. Hầu hết các tác phẩmkinh điển từ thời Hy - La cổ đại, về căn bản là dựa trên cách phân tích so sánh.Thông qua các quan sát về các hoạt động, các cộng đồng khác nhau mà cácnhà tư tưởng đã phát triển các lý thuyết và lập luận của mình.Arítxtốt khi viết tác phẩm “Chính trị” [Politics] đã dày công thu thập,đối chiếu và phân tích 158 bản hiến pháp của các thành bang Hy lạp thời đó.Thông qua sự phân tích so sánh, ông đã khái quát hóa và phát triển một hệthống phân loại các kiểu chế độ chính trị cũng như lô-gíc của sự chuyển hóalẫn nhau giữa chúng.Nicolo Machiavelli với tác phẩm “Quân vương” [1580], Mác với tácphầm “Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ” [1853], “Những kết quả tương lai củaSự thống trị của Anh ở Ấn Độ” [1853] và Tocqueville với “Nên dân trị Mỹ”[1892] đều là các tác phẩm kinh điển trong lịch sử phát triển của môn chính trịhọc so sánh. Các nhà tư tưởng phương Đông như Khổng tử cũng xem xét cáccách cai trị thời Chiến quốc trong việc lập thuyết của mình.Tuy mang tính kinh điển như vậy, các tác phẩm nghiên cứu thời kỳ nàycó 6 đặc điểm hạn chế chủ yếu là:Thứ nhất, mô tả cấu trúc là chính, không hoặc ít so sánh. Từ đó, sự nhìnnhận về các mối liên hệ nhân quả, khả năng giải thích các sự khác biệt cũngkhông mạnh mẽ.Thứ hai, nhấn mạnh văn bản luật, dễ bỏ qua hiện thực và không thấy hếtsự cách biệt giữa văn bản pháp lý và vận hành thực tế.Thứ ba, thiển cận với phạm vi nghiên cứu hẹp, chỉ tập trung vào các nướcÂu Mỹ, cho rằng đó là các mô hình lý tưởng, chứa đựng các nhân tố hợp lý mà cácnước khác, bất kể các đặc điểm lịch sử, văn hóa truyền thống đều có thể noi theo vàáp dụng.Thứ tư, bảo thủ, cho rằng các mô hình lý tưởng sẽ không cần thay đổinhiều. Nói cách khác là các mô hình này đã tính đến các yếu tố có tính căn bảnnhất.Thứ năm, thiếu tính hệ thống và tầm nhìn lý thuyết, dễ sa vào tranh biệnvề đạo lý.Thứ sáu, không xác định rõ cách tiếp cận nên khó kiểm nghiệm mộtcách nghiêm khắc. Đặc biệt trong việc đo lường, chọn mẫu, nếu cách tiếp cậnkhông rõ ràng và nhất quán, các kiểm nghiệm thực tế sẽ khó có thể tiến hành,hay không thỏa mãn các yêu cầu nghiêm khắc của khoa học.Mặc dù có nguồn gốc lý luận sâu xa như vậy, nhưng phải đến khoảngnhững năm 1950, việc nghiên cứu so sánh mới trở thành một chuyên ngànhnghiên cứu của khoa học chính trị, với tên gọi là chính trị học so sánh.Trong suốt hai thập kỷ sau đó, khuynh hướng nghiên cứu so sánh đã cónhhững phát triển mạnh và rộng ở các nước phương Tây, đặc biệt là tại Mỹ.Khuynh hướng này được hình thành từ 3 trào lưu cơ bản sau:Trào lưu thứ nhất, tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đếnviệc nghiên cứu và giảng dạy về thể chế chính trị của các nước trong khối Ănglô - Sắc Xông [như Anh, Canada, Scotland]. Trong khi đó ở Tây Âu, các nhànghiên cứu cũng có rất nhiều công trình giá trị nghiên cứu về các HTCT ở mộtloạt các nước khác nhau như:- Ralf Dahrendorf và Karl Bracher với “Xã hội và nền dân chủ Đức”[1967] phân tích về ảnh hưởng của chủ nghĩa Phát xít đối với xã hội Đức.- Samuel Beer với “Nền chính trị Anh trong kỷ nguyên của những ngườitheo chủ nghĩa tập thể” [1966] khảo sát sự thay đổi về cấu trúc và tư tưởngtrong các đảng phái chính trị ở Anh.- Hary Eckstein xem xét nền dân chủ Nauy qua “Sự phân chia và cố kếttrong một nền dân chủ: trường hợp Na uy” [1966].- Hofman, người Đức, phân tích sự phát triển của Pháp qua các nền cộnghòa trong tác phẩm “Suy sụp hay đổi mới: nước Pháp từ những năm 1930”[1974].- Trong khi đó, tác giả người Pháp, Merle Faisnod lại tập trung vào tìmhiểu Liên Xô qua tác phẩm “Nước Nga được cai trị như thế nào?” [1963].- Các nhà nghiên cứu từ các nước khác như Italia có Robert Scalapinophân tích Nhật Bản “Nền dân chủ và phong trào đảng phái ở Nhật Bản trướcchiến tranh”[1953].Trào lưu nghiên cứu các nền chính trị nước ngoài như vậy, dù đầu tiênchỉ có tính chất sư phạm như ở Mỹ hay mang tính quan sát, mô tả, cũng đãcung cấp khối lượng tư liệu và quan sát phong phú, làm cơ sở cho việc phântích so sánh với phạm vi rộng hơn và sâu hơn.Trào lưu thứ hai, nghiên cứu một cách có hệ thống các thể chế chính trịthuộc các nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là từ các nhà khoa học chính trịhàng đầu tại Mỹ. Trào lưu này không bằng lòng với việc chỉ dừng lại ở việcquan sát và mô tả. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng đi sâu, chú trọng đến việcgiải thích sự khác biệt hay tương đồng giữa các thể chế chính trị khác nhau ởcác nền văn hóa khác nhau. Do nhu cầu này mà việc xây dựng và kiểm nghiệmcác lý thuyết đã được đặc biệt chú ý và tranh luận. Khuynh hướng như vậy đãngày càng trở thành một bộ phận quan trọng và chủ đạo của chính trị học sosánh nói riêng và khoa học chính trị nói chung trên thế giới. Nổi bật trong cácnhà nghiên cứu này có thể kể ra là David Easton [Phân tích hệ thống về đờisống chính trị, 1965], Karl Deútch [Hệ thống thần kinh của chính phủ, 1963];Seymur Lipset [Con người chính trị: nền tảng xã hội của chính trị, 1968],Gabriel Almond và Sydney Verba [Nền văn hóa công dân, 1963], Robert Dahl[Nền chính trị đa nguyên: sự tham gia và đối lập, 1971], David Buttler vàDonald Stokes [Sự biến đổi chính trị ở Anh, 1969], Moris Duverger [Các đảngphái chính trị, 1969]. Đây đều là các tên tuổi đã có những ảnh hưởng lớn đếnsự hình thành các lý thuyết, trường phái trong các lĩnh vực nghiên cứu củachính trị học như lý thuyết hệ thống, chủ nghĩa đa nguyên mới, lý thuyết bầucử, lý thuyết đảng chính trị, văn hóa chính trị...Trào lưu thứ ba là trào lưu tập trung vào các vấn đề về phương phápluận của nghiên cứu so sánh. Theo đó, các chuẩn mực và các nguyên tắc khoahọc được tranh luận, xác lập và phát triển. Các nghiên cứu theo hướng nàykhông chỉ làm rõ các khả năng và lợi thế của nghiên cứu so sánh mà còn chỉ racác cấp độ cùng với các hạn chế của chính trị học so sánh.Ba trào lưu như vậy đã tạo nên những phát triển đặc biệt của CTHSSthời kỳ 1950 - 1970. Các nhà khoa học đã có cái nhìn bao quát hơn và tinh vihơn, thể hiện thông qua một hệ thống các khái niệm cơ bản, các công cụ và cácphương pháp nghiên cứu tin cậy hơn, cho dù vẫn còn nhiều vấn đề phải bàncãi. Chính trị học so sánh đã đi vào nghiên cứu sâu những biểu hiện thực tiễncủa những nguyên lý chính trị, vai trò của lãnh đạo chính trị, các yếu tố kinhtế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động chính trị. Các đảng phái chính trịvà nhóm lợi ích, mối liên hệ giữa nhà nước và xã hội công dân, lãnh đạo vàquần chúng cũng được đào sâu nghiên cứu trong các nền văn hóa khác nhau.Xu hướng này ngày càng nhấn mạnh sự phân tích hướng đến phân tích vai tròchính trị đối với phát triển, do vậy cũng thường được gọi là chính trị học sosánh mới, với nghĩa là nó từ bỏ việc coi trọng quá mức các phân tích thể chế,chuẩn mực một cách trừu tượng, mà đặt các thể chế đó trong toàn bộ quá trìnhphát triển của xã hội, trong mối tương tác với tăng trưởng kinh tế, dân chủhóa,... Điều này rõ ràng có ảnh hưởng bởi việc một loạt các nước thế giới thứba giành được độc lập và tìm kiếm cho mình các mô hình chính quyền hiệuquả để phát triển, cũng như việc có một loạt các nước XHCN đã có nhữngthành công trong phát triển dù có mô hình chính trị khác biệt với các nước giàucó phương Tây.Ngay các nhà nghiên cứu ở phương Tây như Marx Horkheimer,Theodor Adonor, Hannah Arendt đã chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác và đưara lý thuyết phát triển phụ thuộc [Dependency Theory], có nhiều khác biệt vớicách nhìn phổ biến lúc đó, vốn cho rằng các nước thứ ba chỉ cần lặp lại conđường mà các nước phát triển đã qua theo công thức: phi thực dân hóa - tăngtrưởng kinh tế - dân chủ hóa. Trường phái này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cácnước thế giới thứ ba, đặc biệt là các nước châu Mỹ La tinh, trong thực tế.Hiện nay, trào lưu nổi bật của CTHSS ở phương Tây được biết đến dướitên gọi chủ nghĩa thể chế mới [Neo-institutionalism]. Về thực chất, đây là sựkết hợp và phát triển lên tầm cao hơn của cách tiếp cận thể chế truyền thốngbằng cách kết hợp với phát triển luận hiện đại. Theo đó, mặc dù vẫn tập trungvào nhà nước và các thành tố cơ bản của HTCT, những nội dung nghiên cứuđã có sự chuyển dịch về trọng tâm và phương pháp:- Nhấn mạnh vào hành vi chính trị [đặc biệt là bầu cử]- Những thay đổi trong tính chất của các đảng chính trị- Vai trò lãnh đạo chính trị với quá trình chính trị như dân chủ hóa- Vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế như nhà nước phúc lợi- Sự liên quan giữa thể chế chính trị dân chủ với tăng trưởng, phát triển- Văn hóa chính trị với việc hình thành các nền dân chủ...Nói cách khác, các nghiên cứu như vậy đã làm cho nghiên cứu CTHSStrở nên ít mang tính chất so sánh pháp lý, ngày càng tập trung và đi sâu vàolĩnh vực của mối quan hệ kinh tế - chính trị và các quá trình xã hội thực tế nhưquá trình hoạch định và triển khai chính sách.Như vậy, cần coi chính trị học so sánh cũng chỉ là Chính trị học vớitrọng tâm đặc biệt là nghiên cứu các nền chính trị khác nhau [ở các quốc giakhác nhau, cũng như trong cùng một quốc gia nhưng ở các thời kỳ khác nhau].Theo nghĩa này, có thể nói có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong CTHSS.Ngay cả hệ thống phân loại các cách tiếp cận cũng đã khác nhau.Nếu lấy đối tượng chính trong nghiên cứu làm tiêu chí, người ta thườngphân ra các cách tiếp cận cơ bản như:1 – Cách tiếp cận thể chế [Institutional approach]: đây là cách tiếp cậnlâu đời nhất, lấy việc nghiên cứu các thể chế quyền lực cơ bản như hành pháp,lập pháp, tư pháp, đảng chính trị và hệ thống bầu cử làm trung tâm nghiên cứu.Việc so sánh lúc đó sẽ tập trung vào việc xem xét các thể chế này ở các nướckhác nhau [không chỉ từ góc độ pháp lý mà chủ yếu trong thực tế hoạt động].Cách tiếp cận như vậy, bên cạnh các ưu điểm như đã rõ, thường bị phê phán làkhiếm khuyết ở chỗ bỏ qua các tổ chức và các cố kết xã hội khác, không thấyđược hết các ảnh hưởng, có thể không trực tiếp trong ngắn hạn nhưng lại rấtquan trọng về dài hạn. Cách tiếp cận này cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hệthống các khái niệm của pháp luật, và dễ bị lấy “tinh thần câu chữ” pháp lýthay cho hiện thực chính trị, và cũng dễ bị sa vào mô tả hơn là phân tích. Tuynhiên, cách tiếp cận như vậy lại có lợi ích trong việc bước đầu tìm hiểu cácHTCT nước khác và tương đối dễ tiếp thu trong sư phạm.2 – Cách tiếp cận chính sách: lấy quá trình chính sách làm trung tâm, từđó mới nhìn nhận các yếu tố về thể chế cũng như các hành vi chính trị. Tiêubiểu là Macridis với “Nghiên cứu so sánh về các chính phủ” [1955], trong đóông xem xét các quá trinh chính sách ở các quốc gia để phân tích chính trị cácnước này. Nói cách khác, các thể chế chính trị được đặt vào trong vai trò hiệnthực quan trọng của nó: việc đưa ra và thi hành các chính sách, vì đây là nộidung thực sự của chính trị - quá trình phân bổ các giá trị.3 – Cách tiếp cận hệ thống, cấu trúc chức năng: theo đó đặt mạnh tính hệthống, tính chỉnh thể và mối tương tác của toàn bộ hệ thống trong việc đưa raquyết định, mà các thể chế chính cũng chỉ là một yếu tố, bộ phận.Ngoài ra, nhìn từ góc độ lấy tiêu chí là vai trò của cá nhân con người, cóthể thấy có ba cách tiếp cận chính của chính trị học so sánh hiện nay:1. Phân tích cấu trúc [Vĩ mô]: Chính trị giữa các nhóm lớn trong xã hội[giai cấp, đẳng cấp, tầng lớp ưu tú...] là quan trọng nhất. Chủ nghĩa Mác cũngđược coi là thuộc trường phái này.2. Phân tích hành vi [Vi mô]: Đi từ con người cá nhân: các đặc điểm tựnhiên, bản chất của con người, sẽ qui định các hành vi chính trị. Trường pháilựa chọn công cộng là trường phái nổi bật, trong đó, cách sử dụng các phươngpháp tiếp cận của khoa học kinh tế [đặc biệt là kinh tế học tân cổ điển] để giảithích các hành vi cá nhân, nhóm xã hội trong các hoạt động chính trị quantrọng, từ đó, lý giải sự hình thành và vai trò của các thể chế.3. Văn hóa và giao tiếp xã hội: dùng các đặc điểm văn hóa [bền vững]để giải thích và dự đoán các hành vi chính trị của các cộng đồng khác nhau.1.3. CÁC TIẾP CẬN CHÍNH TRỊ HỌC SO SÁNHChỉ tính từ khoảng nửa thế kỷ gần đây, kể từ khi hai tạp chí chuyên vềCTHSS ra đời [1968] đã có nhiều cách tiếp cận được sử dụng [Tâm lý học, vănhóa, cơ cấu - chức năng, hệ thống - chức năng, phương thức thông tin, đanguyên, tinh hoa, hệ thống toàn cầu,... Đến nay, sau khi hoàn thiện và hợpnhất, có 3 trường phái chủ yếu cùng tồn tại, cạnh tranh, và có lẽ đúng hơn là bổsung cho nhau: 1] Phân tích cấu trúc [Structure analysis], 2] Lý thuyết Lựachọn hợp lý [Rational choice theories], và 3]Tiếp cận Văn hóa [Culturalistapproach].Phân tích cấu trúcBắt nguồn từ Marx, khi ông không trách các nhà tư bản với tư cách cánhân mà trách toàn bộ chế độ TBCN với tư cách là một hệ thống các thể chế,luật lệ xã hội, bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị. Hoạt động chính trị, sự tươngtác giữa nhà nước và xã hội chỉ có thể được phân tích thấu đáo trong sự hạnchế chung nhất này – tức trong sự thấu hiểu về cấu trúc vĩ mô, trong đó, cá thểkhông có tác động đáng kể [có thể so sánh cách nhìn nhận như vậy với kinh tếhọc vĩ mô]. Trường phái này, đương nhiên, bao gồm nhiều khuynh hướng vàbiến thể phi Mác xít. Tuy nhiên, việc nhấn mạnh vào vô thức xã hội, vào tínhđộc lập [tương đối] của cấu trúc thể chế cũng như sự ảnh hưởng có tính xácđịnh [formative influence] của chúng đối với hoạt động chính trị là nét chung,có thể coi là được khởi đầu [phân tích một cách hệ thống] bởi Adam Smith,đặc biệt là Karl Marx và sau này là Max Weber [có thể kể thêm Durkheim vàPareto].Với cách tiếp cận như vậy, các phân tích chính trị vĩ mô sẽ chỉ tập trungvào những nhóm xã hội lớn [giai cấp, sắc tộc, dân tộc, tầng lớp, nhóm xãhội…], những quá trình lớn [phân tầng xã hội, chiến tranh, công nghiệp hóa,đô thị hóa, chuyển dịch tư bản và công nghệ,...] và các thể chế xã hội với nghĩalà tập hợp cách thức, lề lối, chuẩn mực điều chỉnh các hành vi chính trị trongxã hội [trong đó chủ yếu là: cách thức giải quyết mâu thuẫn, và cách thức hợptác xã hội].Những tranh luận lớn trong những năm 1960 và 70 đã đưa vào trườngphái này các phát triển mới trong đó nổi bật là sự kết hợp [đồng thời là sự phủnhận] giữa hai cách tiếp cận cá nhân luận và tập thể luận [methodologicalindividualism and collectivism]. Daston [1988] và Hacking [1990] đã pháttriển cách tiếp cận xác suất như công cụ quan trọng để hiểu các quá trình lớnđó. Theo đó, các hành vi các nhân dù không thể dự đoán chính xác, nhưngnhóm cá nhân có cùng tính chất nhất định sẽ có hành vi được dự kiến với xácsuất cao.Đây là cách tiếp cận được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và giảngdạy chính trị học so sánh trên thế giới, và cũng là cách thức tiếp cận chínhtrong nghiên cứu này. Do vậy, chúng ta sẽ giành một mục riêng để giới thiệukhái quát.Giữa thập kỷ 1990, với sự phát triển của trường phái lựa chọn hợp lý [cónguồn gốc từ Kinh tế học vi mô – Tân cổ điển] và các thách thức của chủnghĩa hậu hiện đại về phương pháp luận, trường phái cấu trúc lại có nhữngbiến chuyển mới, hoàn thiện thêm tiêu điểm [quan hệ nhân quả] và phươngpháp [lịch sử] phân tích truyền thống. [Xem thảo luận chi tiết hơn ởKatznelson, 1997].Có thể nói sự tìm kiếm nền tảng vi mô cho phân tích vĩ mô trong lậpluận về con người cá nhân là một trong những hướng đầy hứa hẹn của trườngphái này trong những năm gần đây [Ví dụ: Skocpol, 1992, đã cố gắng kết nốiyếu tố cá nhân của các nhân vật chính trị quan trọng với ‘sự ràng buộc’ củayếu tố thể chế].Lý thuyết Lựa chọn hợp lýTrường phái này có thể coi là bắt đầu với các nghiên cứu nền tảng củaDown [1957], Riker [1962], và Olson [1968], dù có thể người ta đã bắt gặp cácý tưởng cơ bản từ sớm hơn của chủ nghĩa duy lợi [utilitarianism] và, đặc biệt làcác nghiên cứu kinh tế học vi mô.Nếu cách tiếp cận Phân tích cấu trúc có thể coi là chủ nghĩa trọng xã hộihay xã hội luận thì cách tiếp cận Lựa chọn hợp lý có thể coi là chủ nghĩa trọngcá nhân hay cá nhân luận. Trường phái này lấy cá nhân làm trung tâm, trongđó sự duy lợi và duy lý là hai đặc điểm nổi bật quy định các hành vi của họ. Cónguồn gốc từ kinh tế học vi mô, trường phái này cũng có sự chặt chẽ [ở mứcgần như toán học] về lô-gíc và phạm vi ứng dụng rộng rãi.Đi từ phân tích cá nhân điển hình, trường phái này cố gắng giải thích cáchành vi của tập thể, của nhóm, giai cấp, của các tổ chức chính trị như đảngphái, chính phủ, cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp... Hoạt động chính trịkhông phải là hoạt động kinh tế thị trường, và do vậy, trường phái này, dù vềphương pháp luận rất giống với kinh tế học vi mô tân cổ điển, đã xét đến cácyếu tố phi thị trường, các yếu tố về tinh thần công cộng, trách nhiệm xã hội,động cơ không vụ lợi,… trong quá trình phát triển của mình.Dù các nghiên cứu này chưa được giới thiệu nhiều ở Việt Nam, những aiđã từng làm quen với kinh tế học vi mô [tân cổ điển] đều đã biết phương phápluận nền tảng, cũng như các ứng dụng của toán, thống kê, lý thuyết trò chơitrong nghiên cứu của trường phái này. Đây là trường phái có ảnh hưởng rấtmạnh trên thế giới, đang trong quá trình hoàn thiện để có thể áp dụng trongnhiều lĩnh vực hoạt động chính trị do tính rõ ràng, lô gíc và tính khả kiểm[kiểm định thực tế] của nó.Dù được áp dụng nhiều trong các nghiên cứu chính trị, nhưng trong lĩnhvực chính trị học so sánh, trường phái này mới chỉ đi những bước đầu tiên vàcũng đầy hứa hẹn.1 Một trong các ưu điểm của cách tiếp cận này là có thể mởrộng để tính đến các yếu tố văn hóa, tâm lý,... tức mọi yếu tố có thể ảnh hưởngđến cái lợi [hệ giá trị] và cái lý [cách suy tính] của con người và của nhómnhững người “giống” nhau [về duy lợi và duy lý]. Lúc đó, "lợi" có thể bao gồmcả lợi cho người khác, và duy lý bao gồm cả sự “phi lý” [trong ngắn hạn, vàvới cá nhân. Tức về lâu dài sự phi lý đó vẫn là "duy lý"].1Các phê phán căn bản về trường phái này đã được Viện KHCT dịch, cùng với các trích đoạn của các nghiêncứu ban đầu của 3 tác giả nêu đầu tiênĐây là một cách tiếp cận quan trọng, đang được phát triển bằng cáchkết hợp với các ưu điểm của trường phái cấu trúc [tức phân tích vĩ mô] nhưtrên đã đề cập. Kết hợp này có thể mô tả ngắn gọn như sau: Các nhân vật chínhtrị luôn tối đa hóa [do duy lý] các lợi ích của mình [do duy lợi] [các lợi ích nàyrất đa dạng: từ lợi ích có tính vị kỷ như số phiếu bầu, sự tín nhiệm của cấptrên, tiền, ngân sách được cấp cho cơ quan mà mình là thủ trưởng, đến các lợiích công cộng: xây được nhiều trường học nhất, giảm được số người thấtnghiệp...]. Tuy nhiên, các tính toán này [được thể hiện cuối cùng qua hành vi]sẽ bị hạn chế bởi hai nguồn chính: 1] Nguồn lực mà người đó có, và 2] Thể chếvà tổ chức hiện hành.Chính do có hạn chế này mà họ sẽ lựa chọn một hành động theo họ là tốiưu [đạt điểm cực đại, và cân bằng trong toán học]. Hành động tối ưu đó đượcthi hành và do vậy các quan sát trong thực tế chính là biểu hiện của sự tínhtoán đó [do vậy có thể kiểm định được]. Các hạn chế khác nhau ở các nướckhác nhau sẽ giải thích cho sự khác nhau [hay giống nhau] trong thực tế hoạtđộng chính trị. Chính trị học so sánh, lúc đó có thể coi về căn bản là sự mởrộng mẫu khảo sát của chính trị học trong nước. Tức tính khoa học của chínhtrị học phải được thể hiện trong sự phổ quát của cách giải thích các hiện tượngchính trị tại mọi nước.Tuy nhiên, có thể nhận xét rằng, trường phái này vẫn còn nặng về giảithích các hoạt động chính trị, trong khi chưa đưa ra được nhiều gợi ý cho hànhđộng ở cấp vĩ mô.Tiếp cận Văn hóaChúng ta để tiếp cận này ở phần ba, vì có thể coi rằng đây cũng chỉ làcách tiếp cận bổ sung cho hai cách tiếp cận trên, dù nó rất quan trọng và thú vị[do sự khác thông thường của các ảnh hưởng văn hóa, ví dụ văn hóa làng xãvới phép vua thua lệ làng của Việt Nam đối với người nghiên cứu từ nền vănhóa khác], đến mức đôi khi người ta dường như bỏ qua nền tảng lý tính củavăn hóa. Văn hóa, như Kant viết, là quá trình đào luyện lý tính. Chân, thiện,mỹ cũng chỉ có được thông qua quá trình thanh lọc của lý tính. Và nếu vậy, dùcó chậm biến đổi [và do vậy có thể coi là yếu tố bất biến, hay “biến số ngoạisinh” trong một mô hình toán học chính trị], vẫn có thể xét chúng dưới mộttrong hai góc độ tiếp cận trên, nếu có thiết kế nghiên cứu [tức thay đổi mô hìnhgốc] một cách thích hợp. Trong chủ nghĩa Mác lại càng khó có thể lập luận vềviệc đặt ngang bằng cách tiếp cận này ngang với hai cách tiếp cận trên. Đây cólẽ là lý do chính khiến Ross1 nhận xét rằng rất hiếm có các nghiên cứu chính trịso sánh nào lại đặt yếu tố văn hóa trong vai trò trung tâm.“Văn hóa” từ lâu đã là khái niệm trung tâm của nhân loại học[anthropology, hay nhân chủng học] được định nghĩa bằng nhiều cách, từnhiều mục đích nghiên cứu khác nhau bao gồm thái độ, niềm tin, hệ giá trị, lốisống, tổ chức xã hội. Các nghiên cứu chính trị học, tuy nhiên khá thống nhấtkhi dùng văn hóa với nội hàm như Geertz [1973] trình bày: văn hóa “là khuônmẫu do lịch sử để lại về ý nghĩa kết tinh trong các biểu tượng, là hệ thống cácquan niệm truyền thống được thể hiện qua hình thức các biểu tượng, nhờ đócon người giao tiếp, duy trì và phát triển tri thức về đời sống và thái độ đối vớiđời sống của mình”2. Cách định nghĩa này nhấn mạnh sự chia sẻ trong cộngđồng về ý nghĩa [meaning]. Các hành vi, thể chế, và các cấu trúc xã hội đượchiểu không phải là bản thân văn hóa mà chỉ là các hiện tượng cấu thành vănhóa [culturally constituted phenomena].Việc dùng cách tiếp cận văn hóa được phát triển với các nhà nghiên cứunhư Banfield [1958], Almond và Verba [1963], Chagnon [1967]... trong đóvăn hóa được dùng như một yếu tố quan trọng để giải thích các hành vi, hoạtđộng chính trị đặc thù [hay không đặc thù] cho một cộng đồng người nào đó.Yếu tố quan trọng nhất trong đó, theo Geertz [1973], là sự chia sẻ của cộngđồng trong hình dung về “một trật tự xã hội”. Và từ đó, sự chia sẻ về tínhchính đáng, tính hợp pháp [nghĩa rộng bao gồm cả tục lệ bất thành văn] củacác thủ tục [procedures] giải quyết các bất đồng [và sự hợp tác] xã hội. Tức1Ross, 1997: tr. 43Nguyên văn: “An historically transmitted pattern of meaning embodied in symbols, a system of inherritedconceptions expressed in symbolic forms by means of which men communicate, perpetuate, and develop theirknowledge about and attitude towards life”2bao hàm tính chính đáng của quyền lực xã hội, một khái niệm trung tâm củachính trị học, cũng như của chính trị thực tiễn.Sự gần gũi của CTHSS từ cách tiếp cận văn hóa với phân môn Nhân loạihọc chính trị [political anthropology] cảnh báo về tính khái quát lý thuyết thấp,tiềm ẩn trong các nghiên cứu do thiên về khảo sát các chi tiết văn hóa đặc thùcho từng trường hợp. Do vậy, khi nghiên cứu chính trị trong các nền văn hóa,việc xác định đúng vai trò của các yếu tố văn hóa bên cạnh các yếu tố về thểchế và cá nhân duy lý là rất quan trọng. [Xem thêm về thảo luận chi tiết trongRoss, 1997]. Trong 5 chủ đề nghiên cứu chính của chính trị học so sánh tổngkết bởi Rogowski [1993], chỉ có chủ đề thứ năm về chủ nghĩa dân tộc và khácbiệt sắc tộc là có liên quan nhất tới cách tiếp cận này, trong khi 4 chủ đề trước[Kinh tế học của Chính trị; bối cảnh quốc tế và chính trị đối nội; các nhóm lợiích và chủ nghĩa tập đoàn; và cơ cấu nhà nước với hiệu quả hoạt động] đềuchứng tỏ sự phục hồi và phát triển của cách tiếp cận thứ nhất [phân tích thể chếvĩ mô] và cách tiếp cận thứ hai [lựa chọn duy lý].Việc phân loại thành các cách tiếp cận rõ ràng như trên không phải khinào cũng thuyết phục vì trong các nghiên cứu cụ thể, người ta đều dùng tổnghợp các thành quả nghiên cứu của mọi trường phái.1.4. TIẾP CẬN HỆ THỐNG VÀ HỆ THỐNG THEO CẤU TRÚC, CHỨCNĂNGCách tiếp cận hệ thốngCác thuật ngữ kinh điển của chính trị học như nhà nước, chính phủ,đảng phái, quốc gia... đều có điểm chung là thường bị hạn chế trong ý nghĩapháp lý của chúng – tức gắn với hình thức tổ chức cụ thể, các quy định cụ thể.Nhu cầu mở rộng hệ thống khái niệm này để tính đến các sự tương tác thực tế[không chỉ hạn chế bởi tính pháp lý] dẫn đến việc áp dụng lý thuyết hệ thốngvào việc phân tích các hiện tượng chính trị. Khái niệm hệ thống chính trị ra đờitừ nhu cầu này.Lý thuyết hệ thống đã được áp dụng trong nhiều ngành khoa học xã hộikhác, sớm hơn nhiều so với chính trị học. Mãi đến những năm 1950-1960, doảnh hưởng của chủ nghĩa hành vi, lý thuyết hệ thống mới được quan tâm rộngrãi trong chính trị học.Những ý tưởng ban đầu về lý thuyết hệ thống được thai nghén bởi nhàsinh vật học người Đức, Ludwig Von Bertalanffy, vào những năm 1920, khiông nghiên cứu các thực thể sinh vật thích nghi và phát triển trong sự tương tácvới môi trường bên ngoài. Sau Thế chiến II, ý tưởng này đã được quan tâm,khi các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau cho rằng tri thức khoa họccó tính thống nhất, và do vậy, khái niệm hệ thống cũng thích hợp đối với mọikhoa học, dù là vật lý, toán học, sinh vật học hay các ngành khoa học xã hộinhư chính trị học, kinh tế học. James G. Miller là một trong những người tiênphong trong hướng này, khi ông công bố tác phẩm “Hướng đến một lý thuyếttổng quát cho mọi khoa học hành vi” [1955]. Trong tác phẩm này, Miller đãđưa ra 19 mệnh đề lý thuyết có thể kiểm chứng được một cách kinh nghiệm ở5 cấp độ: tế bào, tổ chức hữu cơ, cá nhân, nhóm, và xã hội.Trong chính trị học, các câu hỏi chính được chú trọng là:i – Đời sống chính trị có thể coi như một hệ thống được không?ii - Nếu có, thì đó là hệ thống như thế nào?iii - Nếu không, thì việc cứ coi nó như một hệ thống sẽ có lợi gì về mặtlý luận và thực tiễn?Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hai câu hỏi đầu, trong khi vấn đềthứ ba không tạo nên xu hướng nghiên cứu đáng kể nào. Trong chính trị học sosánh, việc nhìn nhận đời sống chính trị như một hệ thống có thể coi như mộtcách thức xác lập khuôn khổ chung cho sự so sánh [quy về cùng chất đểnghiên cứu lượng]. Bốn khái niệm cốt lõi của lý thuyết hệ thống là: hệ thống,môi trường, phản hồi, và đáp ứng.a] Hệ thống: Hiện nay ít ai coi đời sống chính trị - xã hội như một hệthống hữu cơ, hoặc nếu có cũng chỉ mang tính ẩn dụ. Chủ yếu hệ thống đượchiểu như một một cấu trúc cơ chế [mechanism structure], hiểu theo nghĩa làmột sự sắp đặt có tính ràng buộc các hành vi để thực hiện được việc đáp ứngcác nhu cầu và các chức năng, tức mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống. Cácràng buộc [cơ chế] như vậy có thể là các thể chế mang tính pháp lý [thể hiệnqua quyền hạn và nhiệm vụ của các tổ chức], có thể là các cấu trúc nhóm, haycấu trúc văn hóa...b] Môi trường: Môi trường cần được phân biệt với hệ thống do tínhtương tác của chúng. Sự xác định biên giới giữa hệ thống chính trị với môitrường của nó không phải khi nào cũng dễ dàng. Cách đơn giản nhất là dùngbiên giới địa lý. Tuy nhiên, còn có các môi trường khác mà hệ thống chính trịnằm trong như môi trường sinh học, môi trường văn hóa, tâm lý,... Hơn thếnữa, bản thân HTCT cũng có thể bị tác động từ môi trường của một HTCTkhác. Sự phân biệt giữa HTCT và môi trường có ý nghĩa quan trọng vì đó làtiền đề để xem xét các quá trình tương tác theo ba yếu tố: đòi hỏi [đầu vào –input], xử lý các đòi hỏi, và các quyết định đáp ứng [đầu ra – output]c] Phản hồi: đây là khái niệm để chỉ sự giao tiếp, tương tác ngay tronghệ thống. Đó cũng có thể coi là các đòi hỏi từ bên trong của hệ thống. Sự phảnhồi được bộc lộ qua các quá trình đáp ứng với đòi hỏi của môi trường cũngnhư sự phản ứng với các kết quả đầu ra của hệ thống. Nó thể hiện sự tương tácbên trong và khả năng tự điều chỉnh của hệ thống. Sự phát triển và sự vận hànhcảu hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới thông tin phản hồi này.d] Đáp ứng: Đây là chức năng chính của hệ thống. Cấu chúc cơ chế củahệ thống như trên đề cập cũng được xác định từ việc thực hiện sự đáp ứng củahệ thống đối với các đòi hỏi của môi trường bên ngoài. Các đòi hỏi này chínhlà sự biểu đạt các nhu cầu cần phải được thực hiện. Đối với HTCT, việc thựchiện các nhu cầu đó cũng đòi hỏi việc phân cho HTCT các quyền lực tươngứng. Có thể thấy có 4 nhóm nhu cầu chính của xã hội đối với HTCT là:1] Đòi hỏi về sản xuất và phân phối các hàng hóa, dịch vụ công cộng;2] Đòi hỏi về điều chỉnh hành vi;3] Đòi hỏi về tham gia vào hệ thống chính trị; và4] Đòi hỏi về cung cấp thông tin.Như vậy, lý thuyết hệ thống coi toàn bộ các hoạt động của đời sốngchính trị như một chỉnh thể có khả năng tiếp nhận, xử lý và chuyển hóa các đòihỏi [từ cả bên trong và bên ngoài] thành các quyết định chính trị. Ở cấp độ lýthuyết chung và phân tích vĩ mô, cách tiếp cận như vậy tỏ ra hữu dụng và dễnắm bắt. Tuy nhiên, ở cấp độ phân tích các trường hợp cụ thể, có tính kinhnghiệm thực chứng, đòi hỏi tính định lượng, cách tiếp cận này lại không tỏ rathích hợp. Thậm chí, nếu quá nhấn mạnh [hoặc coi nó là lý thuyếtt toàn năng]có thể dẫn đến quyết định luận, hay các ảo tưởng về tính khoa học của các giảithích hời hợt về các hiện tượng chính trị phức tạp. Quá trình chuyển hóa cácđòi hỏi thành các quyết định đáp ứng là một quá trình chưa được nghiên cứu rõrệt. Người ta gọi đây là “hộp đen” – sự chứa đựng những mối quan hệ chínhtrị, những tương tác thực sự mà việc làm cho chúng hiển minh là không dễdàng. Hơn nữa, các hệ thống chính trị trong thực tế là luôn thay đổi và biếnhóa nhiều hơn người ta tưởng do sự ổn định và cân bằng mà khuôn khổ pháplý mang lại.Cách tiếp cận hệ thống theo cấu trúc chức năngVới cách nhìn nhận như trên, lý thuyết hệ thống đã được kế thừa và pháttriển. Một trong những phát triển đó là cách tiếp cận cấu trúc chức năng. Đâylà cách tiếp cận được sử dụng rộng rãi nhất trong chính trị học so sánh như đãđề cập với các đại diện tiêu biểu như: G.A. Almond, David Apter, Ư.Mitchell....Cách tiếp cận này nhấn mạnh mối quan hệ nội tại giữa cấu trúc và chứcnăng trong một hệ thống và cho rằng những chức năng thiết yếu phải đượcthực thi để cho hệ thống có thể tồn tại. Như vậy, vấn đề trung tâm là phải xácđịnh đâu là những chức năng thiết yếu, căn bản nhất của một HTCT.Lập luận chính của trường phái này quan niệm rằng con người hoạtđộng theo những cách thức ổn định, không dễ dàng thay đổi. Việc lặp đi lặp lạicác cách thức đó, trong thực tiến, sẽ dẫn tới [hoặc chính là nền tảng hợp lý] củacác cấu trúc. Nếu vậy, cấu trúc không có gì khác hơn là những mối quan hệ nộitại, tương đối ổn định, giữa các thành tố của một hệ thống. Đời sống chính trịđược cấu thành từ các hành vi của con người, nên cấu trúc của hệ thống cũngcần được phân tích theo mức độ lặp đi lặp lại của các hành vi. Sự lặp đi lặp lạiđó có xu hướng ngày càng được tổ chức hóa [thể chế hóa] cao độ. Chính sự lặplại đó thể hiện các đòi hỏi thiết yếu, và các đòi hỏi thiết yếu đó dẫn tới nhữngcấu trúc chính mà một HTCT phải có để nó có thể tồn tại.Theo D. Apter, có 5 đòi hỏi về cấu trúc đối với mọi HTCT:1 – Cấu trúc hoạch định chính sách2 – Cấu trúc đảm bảo trách nhiệm và sự nhất trí3 – Cấu trúc cưỡng ép và trừng phạt4 – Cấu trúc phân định các nguồn lực xã hội5 – Cấu trúc tuyển chọn và bổ nhiệm.Nếu bất kỳ một cấu trúc nào trong số trên không thực hiện được chứcnăng của nó thì toàn bộ hệ thống có nguy cơ sụp đổ. Trong thực tế, các cấutrúc này được thể hiện cụ thể qua 6 loại tổ chức [cấu trúc] chính trị chính màcác HTCT thường có là: đảng chính trị, nhóm lợi ích, cơ quan hành pháp, lậppháp, tư pháp, và các cơ quan hành chính.Các cấu trúc tổ chức như vậy có thể thấy trong hầu hết các HTCT, và sựtương tự giữa chúng có thể dẫn đến ngộ nhận rằng nếu biết được cách thứchọat động của các cấu trúc này trong một HTCT, người ta có thể sử dụngchúng để phân tích, suy đoán tương tự cho các hệ thống khác. Tuy nhiên, cáccấu trúc này có thể rất khác nhau về chức năng. Ngay cả khi chúng có nhữngchức năng dường như tương tự, mối quan hệ và quyền lực thực sự của các cấutrúc này cũng có thể khác biệt một cách căn bản. Đều là đảng chính tri, nhưngđảng ở Trung Quốc sẽ rất khác đảng ở Nga hay Anh, Mỹ. Tương tự như vây,quốc hội, nghị viện ở các nước Anh, Mỹ cũng có những khác biệt quan trọngảnh hưởng đến hoạt động của HTCT trong thực tế. Ngay trong một quốc gia,chức năng của các cấu trúc cũng có những thay đổi liên tục theo thời gian,hoặc có những khác biệt mang tính nền tảng khi hiến pháp thay đổi căn bảnnhư ở Pháp trước và sau 1958. Nếu chỉ phân tích các cấu trúc này sẽ dễ dẫnđến các kết luận không đáng tin cậy, và không hiểu được sự vận hành cũngnhư biến chuyển của một HTCT trong thực tế. Do vậy, bên cạnh việc phân tíchcấu trúc, việc nhìn nhận các chức năng của chúng là rất quan trọng để có thểphân tích được sự tương tác và tìm hiểu đúng bản chất các hiện tượng chính trị.Với khuôn khổ này, chính trị học so sánh có thế áp dụng vào phân tíchnhằm xác định được sự tương đồng và khác biệt giữa các quá trình chính trị,tương ứng với sự tương đồng và khác biệt của cấu trúc chính trị. Trong quátrình phân tích này, khái niệm “cấu trúc” để trả lời câu hỏi HTCT vận hànhnhư thế nào, còn khái niệm “chức năng” để trả lời cho câu hỏi HTCT làm gì.Theo nghĩa đó, cách tiếp cận cấu trúc chức năng bao hàm cả phân tích các khíacạnh “tĩnh” [ổn định], biểu hiện trong cấu trúc, và cả khía cạnh “động” [sựbiến đổi], biểu hiện trong các chức năng cụ thể của HTCT.Có thể khái quát các đòi hỏi về chức năng mà bất kỳ HTCT nào cũngphải có để bảo đảm sự tồn tại như sau:1 - Chức năng xác định mục tiêu chung của hệ thống2 - Chức năng xác định cách thức đạt mục tiêu chung.3 - Chức năng lựa chọn những người lãnh đạo hệ thống; hợp nhất hànhvi của các thành viên4 - Chức năng bảo vệ sự tồn tại, trật tự, kỷ cương của hệ thống; kiểmsoát các mâu thuẫn và cung cấp các động cơ.5 - Chức năng điều chỉnh, thích nghi và phát triển; đáp ứng các yêu câucủa môi trường cũng như các phản hồi bên trong của hệ thống.Hiển nhiên, còn có nhiều cách thức tương tự để khái quát các chức năngcơ bản này, tuỳ thuộc vào trọng tâm và mục tiêu phân tích, tuy nhiên chúngđều nhất quán với khuôn khổ chung cấu trúc – chức năng như đã chỉ ra ở trên.Một trong các cách đó là cách phân loại của Almond [2003]. Theo đó, cácchức năng của hệ thống sẽ được phân thành 3 nhóm:1 - Nhóm các chức năng hệ thống [System functions]: gồm các chứcnăng nền tảng: vận động, huy động và giao tiếp chính trị [politicalsocialisation, mobilization, communication]. Các chức năng này đảm bảo sựgìn giữ và phát triển các giá trị chính trị nền tảng, cũng như sự lựa chọn nhữngcán bộ chính trị cho hệ thống, và vì vậy là các chức năng ảnh hưởng đến toànbộ hệ thống.2 - Nhóm các chức năng quá trình [Process functions: interestarticulation, aggregation, policy-making, implementation and adjudication]:đây là các chức năng liên quan đến quá trình ra quyết định của một HTCT đểđáp ứng các yêu cầu của xã hội. Đó là: biểu đạt các lợi ích, tổng hợp các lợi íchthành một lượng nhỏ các phương án lựa chọn nhằm tìm kiếm sự ủng hộ chínhtrị, ra các quyết định chính sách, triển khai và điều chỉnh các chính sách.3 – Nhóm các chức năng chính sách [Policy functions: regulation,extrasction, distribution]: đây là các chức năng mang tính ưu tiên chính trị. Cácchức năng này phân bổ và điều chỉnh các kết quả của HTCT, bao gồm cácchức năng điều chỉnh hành vi, thu và tái phân bổ các loại thuế cũng như cácdịch vụ, lợi ích cho các nhóm xã hội tùy thuộc vào mục tiêu chính trị [ưu tiênchính sách].Các cách phân loại như trên đều có các mặt mạnh, mặt yếu riêng, tuynhiên đều cần kết hợp trong việc phân tích cấu trúc. Đây là các tiếp cận đượcsử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu so sánh. Các nghiên cứu trong cuốnsách cũng tiếp cận từ góc độ này, theo đó, các cấu trúc [thể chế] và chức năngđược đặt vào trọng tâm, đồng thời nghiên cứu trong môi trường địa lý, lịch sửvà văn hóa cụ thể.1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SO SÁNHBên cạnh việc sử dụng nhiều phương pháp khác, Chính trị học so sánh cóphương pháp khá đặc thù là phương pháp so sánh. Khi phân loại các phươngpháp nghiên cứu thực chứng trong các nghiên cứu chính trị học có thể thấy có2 nhóm chính là:1- các phương pháp thực nghiệm, dựa trên việc thử nghiệm trực tiếp đểđưa ra các kết luận về quan hệ nhân quả và2 - Các phương pháp lô-gic, dựa trên suy luận lô-gic để kiểm định giántiếp các giả thuyết nghiên cứu.Xét từ tiêu chí số lượng mẫu được chọn, các phương pháp lô-gic có thểchia ra thành 3 loại:i- Phương pháp nghiên cứu trường hợp [case study], chỉ nghiên cứu 1trường hợp. Lợi thế là cho phép nghiên cứu sâu, xem xét nhiều yếu tố, kết hợpnhiều góc độ để tìm kiếm sự khẳng định hay đưa ra các giả thuyết mới. tuynhiên, điểm yếu ở đây là tính tin cậy thấp, dễ có sự khái quát vội vã chỉ dựatrên các tư biện là chính.ii - Phương pháp thống kê, nghiên cứu nhiều trường hợp. Lợi thế là chophép nâng cao độ tin cậy, kiểm định tính phổ quát, và cho phép ướng lượngđược các tương quan mang tính định lượng một cách nghiêm khắc. Tuy nhiên,phương pháp này lại đòi hỏi nhiều thời gian, thông tin và khả năng định lượng,khó thích hợp với các vấn đề, quá trình chính trị lớn.iii - Phương pháp so sánh, là phương pháp trung dung, nằm giữa 2 yếu tốtrên vì chỉ chọn 1 số trường hợp tiêu biểu để nghiên cứu. Trong đó so sánh cóthể coi là phương pháp đặc trưng của chính trị học so sánh.Phương pháp so sánh gồm hai loại so sánh cơ bản:1. Phương pháp đồng nhất: So sánh: giống – giống - khácPhương pháp này dựa trên quan sát rằng nếu hiện tượng Y [ví dụ nhưtham nhũng] có nguyên nhân là X [ví dụ : Lương thấp] chứ không phải do Z[ví dụ: sinh ở Hà Nội], thì trong thực tế, khi quan sát một số trường hợp khácnhau [ví dụ: các cá nhân] nhưng đều có lương thấp [X giống] thì cũng phảithấy họ đều tham nhũng[Y giống] dù họ sinh ở các địa phương khác nhau [Zkhác] . Khi đó, do sự cùng xuất hiện của Y và X [Giống - giống] với các Zkhác nhau, theo lô-gic có thể kết luận rằng giả thuyết “X chứ không phải Z dẫnđến Y” là có cơ sở.Đây là phương pháp so sánh hai chủ thể [ví dụ A và B] có nhiều đặctrưng căn bản giống nhau và có các kết quả giống nhau. Trên cơ sở đó có thểphân tích, tìm hiểu nguyên nhân, lý giải những yếu tố nào có tính chi phối [tứcX], quyết định trong đời sống chính trị, những yếu tố nào không có tính chiphối [tức Z].Hiển nhiên, phương pháp này có độ tin cậy chưa hoàn toàn cao vì nhiềunguyên nhân : do sự chọn mẫu chưa khách quan, do không kiểm soát đượctoàn bộ các yếu tố ảnh hưởng v.v.Điểm yếu căn bản của phương pháp này là có thể tồn tại 1 yếu tố ẩn H[chưa biết, hoặc bị loại ra ngoài sự quan sát] là nguyên nhân dẫn tới cả 2 hiệntương Y và Z. Khi đó, kết luận Y là do X sẽ sai. Tương tự như kết luận nằmgiường là nguyên nhân của cái chết vì chúng ta quan sát thấy hầu hết mọingười chết đều nằm trên giường. Ở đây, bệnh tật là yếu tố H đã dẫn tới cả nằmgiường lẫn cái chết.2.Phương pháp dị biệt: So sánh: khác - khác - giốngPhương pháp dị biệt dựa trên lô-gic phản chứng tức nếu Y là do X chứkhông phải do Z thì khi quan sát các trường hợp chúng ta sẽ phải thấy nếutrường hợp không có X [khác] thì cũng sẽ quan sát thấy không có Y [khác],mặc dù có Z [giống]. Trong ví dụ giả thuyết về nguyên nhân của tham nhũngtrên đây, khi so sánh giữa một số người cùng quê [tức Z giống nhau], có lươngcao [X khác] thì cũng sẽ phải quan sát thấy họ không tham nhũng [Y khác].Phương pháp này được coi là có độ tin cậy cao hơn phương pháp đồng nhất.Tuy nhiên, phương pháp này cũng có điểm yếu là có thể có các nguyên nhânX’ khác cũng dẫn tới Y. Khi đó, ngay cả khi không có X, ta vẫn thấy có Y[giống]. Trong trường hợp cụ thể của chúng ta, X’ có thể là “luật pháp khôngnghiêm”. Lúc đó, ngay cả những người lương cao vẫm tham nhũng, tức chúngta không quan sát thấy Khác - Khác - Giống của 3 yếu tố Y-X-Z, và do vậy cóthể dẫn đến kết luận sai rằng X [lương thấp] không phải là yếu tố dẫn đếntham nhũng.Điểm yếu của các phương pháp so sánh là ở chỗ độ tin cậy và sự nghiêmkhắc trong kiểm định chưa cao. Tuy nhiên, trên thực tế các vấn đề được đemra so sánh thường không đơn giản và khó định lượng, do vậy dùng các phươngpháp thống kê sẽ rất khó và tốn kém. Các kết quả của phương pháp so sánhcần được nhìn nhận một cách khách quan với nhận thức rõ về điểm yếu của

Video liên quan

Chủ Đề