Chó chạy trước cậy là gì

Nhiều người thắc mắc Giải thích ý nghĩa Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng là gì? Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Giải thích Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng:

  • Chó có nghĩa là 1 con vật gần gũi với con người được con người thuần phục từ lâu đời để săn bắt – giữ nhà cho chủ. Gà 1 loài vật thuộc họ chim được nuôi để lấy thịt – trứng.
  • Cậy gần nhà có nghĩa là nói đến gần lãnh thổ, gần nơi sống có người bảo kê.

Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng có nghĩa là ám chỉ việc có nhà gần nên ra sức ăn hiếp – bắt nạt người khác hoặc cũng dễ dàng chạy về núp, cũng như có người ở trong nhà ra hỗ trợ – bảo kê mình chống lại những kẻ khác khi đi từ phương xa tới xâm phạm lãnh thổ mình.

Đây là 1 từ ngữ điển hình dành cho những bạn “trẻ trâu” chưa suy nghĩ tiến bộ khi suốt ngày chỉ lăm le dọa nạt – bắt nạt người khác khi họ từ xa đến để lấy le với những người xung quanh hay các cô gái trong khu vực gần đó, nhưng khi đối mặt với những người yangho – yang lake thứ thiệt thì lại chạy như chó cụp đuôi núp trong nhà.

Thế nên, trước khi làm điều gì ta phải suy nghĩ, biết người biết ta đừng cứ mãi suy nghĩ rằng thể hiện bản thân để hơn người khác mà hãy tập trung vào việc học tập – lao động để một mai thành công thì gia đình sẽ nở mày nở mặt với người khác cũng như bạn sẽ hãnh diện khi có tiếng ở khu vực đó.

Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng tiếng Anh:

  • A cock is valiant on his own dunghill.

Đồng nghĩa – Trái nghĩa Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng:

Qua bài viết Giải thích ý nghĩa Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Có những câu thường nghe hàng ngày như “ngu như chó”, “lưng dài như chó liếm cối”, “hỗn như chó”, hay để chỉ một chuyện không thực người ta nói: “chó đá vẫy đuôi”, “chó có váy hoa”…. Để chê những kẻ làm tay sai cho kẻ khác, thành ngữ có câu: “chó săn, gà chọi”, chê những kẻ khó tính hay đòi hỏi “chó chê cứt nát”. Để chỉ việc làm dại dột ngu ngốc “chó khôn tha cứt ra bãi, chó dại tha cứt về nhà”, hay tả người ngơ ngác trước một sự việc không liên quan tới mình “lơ láo như chó thấy thóc”; chỉ người đã khó lại gặp khó khăn “cho cắn áo rách”…

Trong kinh nghiệm trồng trọt, người ta cũng nhắc tới con chó: “Xoan chân chó, mó hạt bông” khi xoan bắt đầu đâm chồi giống như bàn chân con chó thì bắt đầu gieo hạt bông. Và một kinh nghiệm dự đoán thời tiết cũng liên quan đến… chó “Sầm đông, sáng bắc, tía tây. Chó đen ăn cỏ trời này thì mưa”. Còn nếu muốn có lợi thì nên “Bán gà ngày gió, bán chó ngày mưa”. Thật vậy, “Chó giống cha, gà giống mẹ” là một nhận xét về quy luật di truyền ở súc vật. Cho nên khi nuôi chó cần phải biết chọn giống cho tốt: “Chó khôn tứ túc huyền đề/ Tai thì hơi cụp, đuôi thì cong cong” hay loại “tứ túc mai hoa” - loại chó có chấm trắng ở bốn chân, chứ đừng chọn loại “chó ló đuôi hại chủ nhà” hoặc “đốm lưỡi thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”.  

Ở đời, làm việc gì cũng nên dứt khoát, đừng có “loanh quanh như chó nằm chổi” hay “chó chạy đường quai”, cũng đừng đua đòi “Voi đú, chó cũng đú, chuột chù cũng nhảy quanh” [Ý nói thấy người ta làm gì cũng bắt chước làm theo nhưng chẳng ra sao]. Và làm việc gì cũng đừng “Chó chạy trước hươu”. Nếu không có tài, không hiểu biết thì đừng lanh chanh dạy bảo, tranh khôn với người có khả năng hơn mình. Bởi vì người ta không ưa những người tranh giành quyền lợi của mình: “chó già giữ xương” hay , “chó ghét đứa gặm xương, mèo thương người hay nhử”. Trước khi làm việc gì cũng cần phải chuẩn bị một cách chu đáo, đừng để “Thui chó nửa mùa hết rơm” và cũng đừng “Treo đầu dê, bán thịt chó”, “Chực như chó chực máu giác” [Ý nói chầu chực chẳng ăn thua gì vì máu giác trích ra rất ít] để rồi “Tiu nghỉu như chó cụp đuôi”.

Ở đời, hãy để “Trâu làm bạn với trâu, chó làm bạn với chó” vì “Con nhà khó không bằng chó nhà sang”. Tất nhiên, người khôn không bao giờ “Chửi chó, mắng mèo” bởi “Mang chết, chó cũng lè lưỡi”, nhất là chẳng “Chó nào ăn cứt thuyền chài”, đừng hòng kiếm lời ở những nơi người ta không sơ hở. Nên nhớ “Chó dữ mất láng giềng” [Ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng là người xấu thì hàng xóm không ưa], tuy nhiên, cũng tùy đối tượng mà có cách xử lý khống chế như “Chó dữ dùng xích ngắn”, nếu cứ ngoan cố, không chịu sửa chữa cái xấu, không chịu hối cải như “Chó đen giữ mực”, “Chó chực cắn càn” thì chỉ có “Làm kiếp trâu ăn cỏ, làm kiếp chó ăn dơ” mà thôi. Tốt nhất là cho vào nồi làm cầy tơ, rựa mận hoặc thịt cầy 7 món. Bởi “Chó chết hết cắn” nên tốt nhất, sống trên đời, những người thân thích với nhau phải thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau khi tối lửa tắt đèn như tục ngữ “Chó cùng nhà gà cùng chuồng”, chứ đừng để “Gà què bị chó đuổi” mà người ta chê cười vì không ai dám tự vỗ ngực cho mình là kẻ hoàn hảo trong thiên hạ cả.   

Bên cạnh đó, việc mượn tên chó và hình ảnh chó để chê bai một số hạng người trong xã hội cũng không phải là ít. Ví dụ như  “Chó ngáp phải ruồi” nói người không có tài năng gì, chỉ gặp may mà thành công. Chê những kẻ hèn kém mà có địa vị cao “Chó ngồi bàn độc”. Chê người luôn miệng chửi người khác “Chửi như chó ăn vã mắm”. Để chế giễu những người dốt lại hay nói chữ, kẻ xấu mà muốn địa vị cao có “Chó ông thánh cắn ra chữ”, hay ám chỉ loại người thô kệch, ăn uống xô bồ “Rượu cả vò, chó cả con…

Trong số những con vật gần gũi với con người, không ai không nhắc đến con chó. Vì thế, khác với loài vật khác, hình ảnh chú chó xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Khi muốn nói ai đó ỷ vào thế có lợi của mình mà hung hăng bắt nạt người, chẳng cần diễn giải, ta nói ngay: “Chó cậy gần nhà”; rồi khi nhắc đến việc có của phải biết cách giữ gìn, người ta chỉ cần nói: “Chó treo mèo đậy”, thế là cũng hiểu. Chú khuyển quả là con vật được người đời ưu ái!

Trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, có ít nhất 70 câu xuất hiện hình ảnh con chó. Loài vật thân thiết, gắn bó với con người có lúc được đề cao, được ví cùng với con người: “Chó dại có mùa, người dại quanh năm” [chỉ những người đã dại khờ thì lại dại quanh năm suốt tháng, chứ chó thì chỉ dại có mùa], nhưng nhiều khi lại bị coi chẳng ra gì. Trong phần lớn các câu tục ngữ, thành ngữ, dân gian đã lấy hình ảnh của chó để chỉ những người xấu, những cử chỉ không đẹp. Chẳng hạn khi nói đến hình ảnh người mẹ ác nghiệt với con của mình, thành ngữ có câu: “Chó cái cắn con”, hoặc khi nói đến kẻ hung hăng, gây gổ bừa bãi, ta nói: “Chó càn cắn giậu”. Còn ai đó nghèo khó, cùng cực bị kẻ xấu làm hại, bóc lột thêm - kẻ bất lương làm hại người khốn khó, người ta nhớ ngay tới hình ảnh con chó trong: “Chó cắn áo rách”. Đối với những người không khiêm tốn, chẳng có tài, thiếùu hiểu biết nhưng lại lanh chanh dạy bảo, tranh đua với người khôn hơn mình cũng được người đời ví như: “Chó chạy trước hươu”. Hoặc nói đến người không có tài đức mà hợm hĩnh kiêu kỳ; bản chất xấu lại làm ra vẻ tốt đẹp; đài các rởm… người ta dùng: “Chó ghẻ có mỡ đằng đuôi”. Ai đó tham lam, không kham nổi mà vẫn cố giữ, không buông ra cho người khác thì đã có: “Chó già giữ xương”. Người nào vì một sự may mắn ngẫu nhiên, chứ không phải do tài mà có đã được ví như: “Chó ngáp phải ruồi”. Trong cuộc sống, mỗi người một tính cách, một hoàn cảnh. Khi có gia đình, một số người phải nương nhờ nhà vợ. Tuy không hẳn ai trong trường hợp ấy cũng vậy, nhưng nếu có người nào đó không được tự do thoải mái, chịu cảnh phụ thuộc thì cũng bị coi như: “Chó chui gầm chạn”. Cách so sánh quả có phần khập khiễng, thật tội nghiệp cho người trong cuộc!

Trong một số câu thành ngữ, tục ngữ, con chó đã được so sánh với… con chó, nghĩa là trong 1 câu có đến 2 con chó, hoặc 1 con chó nhưng lại so sánh ở 2 trạng thái khác nhau: “Chó ỉa bờ giếng không sao, chó ỉa bờ ao thì bị người ta cắn cổ” - Câu thành ngữ thật thâm thúy, chỉ kẻ có tội thì không sao, còn người mắc khuyết điểm nhỏ lại bị tai vạ. Hoặc câu: “Chó khôn tha cứt ra bãi, chó dại tha cứt về nhà”, chỉ việc làm ngu ngốc, dại dột [thường dùng khi la con cái]; rồi: “Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn”, chỉ kẻ này gây lầm lỗi để người khác [người gần gũi] phải oan uổng, gánh chịu hậu quả.

Không chỉ lấy chó so sánh với chó, dân gian còn gắn hình ảnh của chó với các con vật thân quen khác như mèo, gà: “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng” [Ỷ vào thế có lợi của mình mà hung hăng, bắt nạt người khác]; “Chó ăn đá, gà ăn sỏi” [Chỉ nơi đất đai cằn cỗi, hoang vu]; “Chó 3 năm mới nằm, gà 3 lần vỗ cánh mới gáy” [Khuyên người ta trước khi làm việc gì, nói điều gì phải thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng]; “Chó giữ nhà, gà gáy trống canh” [Mỗi người một phận sự, ai có việc nấy, không nên suy bì]; “Chó giống cha, gà giống mẹ” [Một nhận xét về quy luật di truyền ở súc vật]; “Mèo đàng, chó điếm” [Chỉ người bất lương, lang thang vô dụng]; “Chó liền da, gà liền xương” [Một kinh nghiệm chăn nuôi: chó bị thương, gà bị gãy xương thì chóng lành]; “Chó tha đi, mèo tha lại” [Chỉ thứ bỏ đi không có giá trị, không ai muốn dùng, muốn nhận]; “Chó treo, mèo đậy” [Nghĩa đen: cách cất giữ thức ăn không cho chó mèo ăn vụng; nghĩa bóng: có của thì phải biết giữ gìn, bảo vệ]; “Chó quen nhà, gà quen chuồng” [Loài chim, thú dù đi xa mấy vẫn biết tìm về nơi chốn mình ở]; “Chó lê trôn, gà gáy gở” [Người mê tín coi đây là điềm xấu, báo hiệu điều dữ sắp xảy ra]; “Chó tháng 3, gà tháng 7] [Chỉ một kinh nghiệm ăn uống: tháng 7 và tháng 3 là tháng giáp hạt, gà và chó đều gầy, ăn không ngon].

Mộc mạc, chân tình nhưng đầy ý nhị - những câu tục ngữ, thành ngữ Việt Nam mượn hình ảnh con chó để diễn đạt một điều gì đó trong cuộc sống, điều ấy quả là độc đáo. Chó - loài vật khôn, lanh và tình cảm sẽ vẫn là đề tài được nhắc đến nhiều trong cuộc sống con người.

H.A

Video liên quan

Chủ Đề