Chứng minh thư và Căn cước công dân có giống nhau không

Hiện nay, không ít trường hợp do khai báo mất, không giao nộp hoặc cán bộ làm thủ tục quên thu lại… mà sau khi làm thẻ Căn cước mới, người dân vẫn còn giữ Chứng minh nhân dân cũ. Vậy có được dùng Chứng minh thư khi đã có Căn cước công dân?

1. Làm Căn cước công dân mới bị thu lại Chứng minh nhân dân cũ

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, cán bộ Công an sẽ thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân hoặc đổi thẻ Căn cước công dân.

Tuy nhiên, sau khi làm thẻ Căn cước mới, không ít người dân vẫn còn giữ Chứng minh nhân dân cũ do khai báo mất, không giao nộp hoặc cán bộ làm thủ tục quên thu lại… 

Điều này khiến một số người đã làm Căn cước công dân mới lại có cùng lúc hai loại giờ tờ chứng minh nhân thân là Căn cước công dân gắn chip mới làm và Chứng minh thư cũ.

2. Có được dùng Chứng minh thư khi đã có Căn cước công dân?

Chứng minh nhân dân và Căn cước công đều có giá trị chứng minh nhân thân của một người khi tham gia các giao dịch dân sự hay thực hiện thủ tục hành chính, vì vậy, nhiều người may mắn được giữ cả Chứng minh nhân dân cũ và thẻ Căn cước thắc mắc: Có được dùng Chứng minh thư khi đã có Căn cước công dân?

Đối với các trường hợp chỉ dùng để đối chiếu, nhận dạng nhân thân và không cần ghi lại số Chứng minh nhân dân thì việc sử dụng Chứng minh cũ hầu như không có ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên, nếu sử dụng Chứng minh thư cũ hết hiệu lực để tham gia các hợp đồng, giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính, người dùng rất có thể sẽ gặp phải rủi ro pháp lý về sau. Ví dụ như hợp đồng đã ký kết sử dụng Chứng minh nhân dân hết hiệu lực sẽ bị vô hiệu.

Vì vậy, người dân chỉ nên dùng duy nhất Căn cước công dân mới làm trong tất cả các giao dịch, thủ tục để đảm bảo thống nhất thông tin và tránh rủi ro, tranh chấp sau này.

Dù có nắm giữ cả hai loại giấy tờ chứng minh nhân thân là Căn cước công dân và Chứng minh thư thì người dân cũng tuyệt đối không nên sử dụng cùng lúc.

Việc sử dụng các giấy tờ có ghi thông tin cá nhân là số Chứng minh nhân dân cũ trong các giao dịch, thủ tục hành chính cùng với Căn cước công dân mới hoàn toàn được chấp nhận. Bởi lẽ, trên thẻ Căn cước công dân gắn chip mới hiện nay đã tích hợp tất cả thông tin về Chứng minh thư cũ.

3. Sử dụng Chứng minh thư hết hiệu lực có bị phạt?

Theo quy định trên, việc thu lại Chứng minh nhân dân cũ sau khi làm Căn cước công dân mới là quy định bắt buộc.

Do đó, nếu sử dụng Chứng minh thư hết hiệu lực sau khi làm Căn cước công dân mới, công dân có thể vi phạm lỗi “không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân” theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Có được dùng chứng minh thư khi đã có Căn cước công dân? Nếu còn thắc mắc liên quan đến thẻ Căn cước công dân, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> 4 lưu ý với người dùng CMND 9 số chuyển sang CCCD gắn chip

Luật sư tư vấn:

Khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 quy định:

1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này”.

Chứng minh thư và Căn cước công dân có giống nhau không
Ảnh minh họa

Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân quy định:

Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam”.

Theo Luật Căn cước công dân, từ ngày 1.1.2016, người từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ CCCD 12 số. Đây là giấy tờ tùy thân thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ CCCD thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Về bản chất thì CMND và CCCD giống nhau, là loại giấy tờ pháp lý chứng minh nhân thân. Tuy nhiên có những điểm khác nhau là hạn sử dụng, hạn của CMND là 15 năm. Với thẻ CCCD, sau lần cấp mới, mọi người phải đi đổi vào các năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Sau 60 tuổi công dân không cần đổi.

- Mức phí cấp mới, đổi, cấp lại:

+ Thẻ căn cước công dân: Đổi: 50.000 đồng; cấp lại: 70.000 đồng.

Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật căn cước công dân có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Chứng minh thư và Căn cước công dân có giống nhau không

Công ty tôi thuộc loại hình công ty TNHH một thành viên mới thành lập, đã có đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên tôi tìm hiểu thì được biết công ty phải đăng ký tài khoản ngân hàng. Vậy tôi cần làm thủ tục này như thế nào?

Thẻ căn cước là gì? Đây là thắc mắc của nhiều người Việt hiện nay bởi họ chỉ quen thuộc với khái niệm chứng minh thư nhân dân.

Thẻ căn cước chính là thẻ thể hiện các thông tin, đặc điểm nhận dạng cơ bản của công dân Việt Nam. Mỗi công dân Việt Nam đều có thẻ căn cước riêng của mình, không ai giống ai.

Hiểu đơn giản hơn thì thẻ căn cước công dân (CCCD) chính là chứng minh thư nhân dân (CMTND) thế hệ mới. Giấy chứng minh thư làm từ giấy, vì vậy dễ bị nhàu nát, hỏng hóc hoặc thất lạc, gây khó khăn cho quá trình chứng minh thân phận công dân. Chính vì vậy, nhà nước đã cho ra đời thẻ CCCD.

Chứng minh thư và Căn cước công dân có giống nhau không
Thẻ căn cước là phiên bản tân tiến hơn của chứng minh thư

Thẻ căn cước được làm từ nhựa dẻo, hay nói chính xác hơn là làm từ phôi thẻ từ, tương tự như thẻ ATM của các ngân hàng. Đó cũng là lý do nó đẹp hơn, bền hơn và tiện dụng hơn chứng minh thư nhân dân rất nhiều.

Thẻ căn cước công dân trong tiếng Việt dịch sang tiếng Anh là “Identity Card”, viết tắt là ID. Chứng minh thư nhân dân dịch sang tiếng Anh cũng là “Identity Card”. Đây không phải là người dịch dịch sai như nhiều người vẫn tưởng mà do trong ngôn ngữ quốc tế thì thẻ căn cước công dân và chứng minh thư nhân dân không có sự khác biệt, chúng chính là một. Vì vậy nên trong tiếng Anh chúng đều gọi là “Identity Card”, chỉ trong tiếng Việt chúng mới có sự khác biệt.

► Tìm hiểu thêm: Các kiến thức nghề nghiệp mới nhất hiện nay để có sự chuẩn bị tốt nhất trong công việc của mình.

Để được cấp thẻ căn cước công dân, chúng ta chỉ cần đáp ứng 2 điều kiện đơn giản đó là:

  • Là công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên
  • Có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh/thành phố đã triển khai sử dụng thẻ căn cước.
Chứng minh thư và Căn cước công dân có giống nhau không
Phải đáp ứng đủ 2 điều kiện mới được cấp thẻ căn cước

Việt Nam hiện có 63 tỉnh/thành, trong đó có 47 tỉnh/thành vẫn cho phép sử dụng giấy chứng minh thư nhân dân, chỉ có 16 tỉnh/thành sau là triển khai sử dụng thẻ CCCD 100% bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh; Bà Rịa – Vũng Tàu; Tây Ninh; Cần Thơ; Quảng Bình; Thanh Hóa; Vĩnh Phúc; Hà Nội; Hưng Yên; Hà Nam; Nam Định; Thái Bình; Ninh Bình; Hải Dương; Hải Phòng; Quảng Ninh.

Mặt trước thẻ sẽ có các thông tin như sau:

  • Số căn cước công dân
  • Họ và tên
  • Ngày, tháng, năm sinh
  • Giới tính
  • Quốc tịch
  • Quê quán
  • Nơi thường trú
  • Có giá trị đến (thời hạn, ngày hết hạn)
Chứng minh thư và Căn cước công dân có giống nhau không
Thẻ căn cước có mặt trước và mặt sau

Mặt sau thẻ sẽ có các thông tin:

  • Mã vạch
  • Ngón trỏ trái
  • Ngón trỏ phải
  • Đặc điểm nhận dạng
  • Ngày cấp
  • Nơi cấp thẻ căn cước

► Tham khảo: Việc làm xây dựng đến từ các nhà tuyển dụng hàng đầu trên cả nước đang được đăng tải

Số thẻ căn cước công dân gồm 12 số thay vì 9 số như CMND. Công thức để tạo nên 12 số CCCD khoa học hơn CMND. Và giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại của CMND. CMND gắn với đầu số của tỉnh thành đăng ký thường trú. CCCD gắn với tỉnh thành đăng ký khai sinh. Nơi đăng ký thường trú thì thường xuyên thay đổi, còn nơi đăng ký khai sinh cả đời không đổi. Phía dưới, tôi sẽ nói kỹ hơn về công thức này.

Điểm khác biệt đầu tiên giữa thẻ CCCD và giấy CMTND chính là số thẻ căn cước gồm 12 chữ số trong khi chứng minh thư chỉ có 9 chữ số. CMTND gắn với đầu số của tỉnh thành đăng ký thường trú còn thẻ CCCD lại gắn với đầu số của tỉnh thành đăng ký khai sinh.

Chắc hẳn ai cũng nhận ra rằng nơi đăng ký thường trú thì vẫn có thể thay đổi nhưng nơi đăng ký khai sinh thì không bao giờ đổi. Chính vì vậy những con số của thẻ căn cước đã thể hiện sự ưu việt hơn.

Chứng minh thư và Căn cước công dân có giống nhau không
Thẻ căn cước có nhiều ưu điểm vượt trội hơn “người anh” chứng minh thư của mình

Thẻ CCCD không có thông tin về dân tộc hay tôn giáo như giấy CMTND nhưng đổi lại nó có thêm mục quốc tịch. Việc làm này đã thể hiện tầm nhìn xa của người tạo ra thẻ căn cước. Nó sẽ trở thành 1 loại thẻ mang tầm vóc quốc tế, trong tương lai có thể thay thế cho cả hộ chiếu.

Ngày hết hạn của thẻ căn cước cũng được ghi rõ ràng hơn chứng minh thư. Khi thẻ căn cước hết hạn thì công dân sẽ dựa trên ngày/tháng/năm ghi trên thẻ để đi xin cấp thẻ mới. Còn chứng minh thư thì chỉ có 1 thời hạn rất chung chung là 15 năm mà thôi.

Nơi cấp căn cước công dân chỉ có một, đó là Cục Cảnh sát Đăng ký Quản lý Cư trú và Dữ liệu Quốc gia về Dân cư. Việc chỉ có 1 cơ quan quản lý sẽ giúp tránh được các sai sót và tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc và nguồn lực của Nhà nước.

Còn cơ quan cấp chứng minh thư là Công anh các tỉnh thành, mỗi tỉnh một khác, điều này phần nào gây khó khăn và sự không đồng nhất trong công tác quản lý. Vì vậy công dân Việt Nam nên sớm đổi từ giấy CMTND sang thẻ căn cước công dân.

Với những thông tin được cung cấp ở trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu thẻ căn cước công dân là gì và những thông tin liên quan đến thẻ căn cước cần nắm rõ. Thẻ căn cước là loại giấy tờ tùy thân không thể thiếu của mỗi công dân, nên các bạn luôn phải mang theo bên người để sử dụng trong những trường hợp cần thiết.

Theo dõi những tin tức tìm việc mới nhất hiện nay để có định hướng công việc tương lai tốt nhất.