Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bộ ăn thịt

- Select language - English

Sán dây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của tôi và gia đình?

Có hai loại bệnh ở người gây ra do nhiễm sán dây: sán dây và ấu trùng sán lợn.

Sán dây là bệnh nhiễm trùng ở ruột sau khi ăn thịt bị nhiễm bệnh còn sống hoặc chưa được nấu chín. Một vài loại sán gây ra bệnh sán dây như sán dây lợn và sán dây bò. Bệnh sán dây có thể gây ra các triệu chứng nhẹ và không đặc hiệu, bao gồm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón khi sán dây phát triển trong ruột.

Trong khi đó bệnh ấu trùng sán lợn ở người  xuất hiện khi ăn phải trứng của sán dây lợn. Trứng sán được thải qua phân của người bị sán dây lợn, có thể gây ô nhiễm đất và nước. Từ đó, ô nhiễm đất hoặc nước có thể làm cho thực phẩm [chủ yếu là rau] phơi nhiễm với trứng sán. Ấu trùng sán lợn có khả năng gây tác động đáng kể đến sức khỏe của con người. Ấu trùng sán lợn có thể phát triển ở cơ, da, mắt và hệ thần kinh trung ương. Khi các nang ấu trùng sán lợn phát triển trong não, gây ra bệnh ấu trùng sán lợn ở não. Các triệu chứng có thể là đau đầu dữ dội, mù lòa, co giật hoặc động kinh.


Nếu tôi bị mắc bệnh sán dây do ăn thịt, tôi có nên ngừng ăn thịt không? Tôi có thể làm gì khác để bảo vệ gia đình và bản thân khỏi sán dây và ấu trùng sán lợn?

Để tránh bệnh sán dây, bạn không nên ngừng ăn thịt. Tuy nhiên, bạn phải chắc chắn rằng thịt được nấu chín; tránh ăn thịt sống. Ngoài ra, WHO cũng khuyến nghị năm chìa khóa để thực phẩm an toàn hơn:

  • Giữ thực phẩm sạch sẽ

  • Tách riêng thực phẩm sống và thực phẩm đã nấu chín

  • Nấu chín kỹ [thịt lợn hoặc thịt bò nên được nấu ở nhiệt độ ít nhất là 70 độ C]

  • Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn

  • Sử dụng nguồn nước và nguyên liệu an toàn

Thực hành vệ sinh đúng cách - bao gồm chà rửa tay, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh - rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm sán dây.


Nếu có người trong gia đình bắt đầu có triệu chứng bệnh sán dây hoặc ấu trùng sán lợn, tôi nên làm gì?

Sán dây có thể được điều trị bằng thuốc tẩy giun như praziquantel, niclosamide và albendazole, và cần một liệu trình điều trị ngắn. Nếu người trong gia đình bạn có bất kỳ triệu chứng kể trên của bệnh sán lợn sau khi ăn thịt sống hoặc thịt nấu chưa chín, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán và kê đơn phù hợp.

Đối với bệnh ấu trùng sán lợn, thời gian từ khi con người ăn phải trứng sán đến khi xuất hiện các triệu chứng là khác nhau. Đó là lý do vì sao việc chẩn đoán bệnh này là một thách thức. Bất kỳ ai khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh ấu trùng sán lợn nêu trên đều cần hỏi ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Bệnh ấu trùng sán lợn đòi hỏi một quá trình điều trị lâu dài, các liệu pháp hỗ trợ và cả phẫu thuật trong một số trường hợp.


Những bệnh này có phổ biến ở Việt Nam không?

Bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn phổ biến ở nhiều nước ở châu Á, kể cả Việt Nam, nhất là ở những nơi gia đình có thói quen nuôi lợn sân sau nhưng điều kiện vệ sinh cơ bản vẫn còn kém. Những bệnh này cũng thường gặp ở Châu Phi và Mỹ Latinh.

Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở trên 20 quốc gia.

Đậu mùa khỉ là căn bệnh đã xuất hiện từ rất lâu, phần lớn các trường hợp lây lan qua đường tình dục, đặc biệt tập trung ở nam giới đồng tính và lưỡng tính. 

Tổ chức Y tế thế giới [WHO] đã khẳng định, bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm virus và mắc bệnh đậu mùa khỉ. Trẻ em, phụ nữ có thai và người bị suy giảm miễn dịch  là những đối tượng có nguy cơ đặc biệt cao.

Trong thông báo của WHO cho biết, "bất kỳ ai tiếp xúc gần với người có khả năng lây nhiễm đều có nguy cơ mắc bệnh".

Thực hiện vệ sinh tốt và quan hệ tình dục an toàn là một trong số các biện pháp phòng ngừa bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ lây nhiễm virus.

Một đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ gần đây trên khắp nước Mỹ, châu Âu, Australia và Trung Đông đã gây nhiều lo ngại cho các chuyên gia y tế và làm tăng  nguy cơ về một đợt bùng phát dịch bệnh ở quy mô rộng hơn.

Theo dữ liệu trên Our World in Data, tính đến ngày 27/5, đã có 403 trường hợp được xác nhận và nghi ngờ nhiễm bệnh ở hơn 20 quốc gia. Châu Phi là nơi virus lưu hành.

Trước khi dịch bệnh đậu mùa khỉ bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới, các ca bệnh đều liên quan đến việc đi và đến các vùng có virus lưu hành hoặc động vật mang virus.

Hình ảnh virus gây bệnh đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do virus đậu mùa khỉ gây ra, bệnh cùng họ với bệnh đậu mùa, mặc dù đậu mùa khỉ thường ít nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, tiêm phòng vaccine đậu mùa được chứng minh đạt 85% hiệu quả phòng chống lại bệnh đậu mùa khỉ.

WHO cũng  cho biết rằng, không cần  phải tiêm chủng hàng loạt để chống lại sự gia tăng đột biến trong các trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, với tốc độ bùng phát và chưa rõ nguyên nhân của nó, cơ quan y tế công cộng kêu gọi mọi người thực hiện vệ sinh tốt và quan hệ tình dục an toàn để giúp kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Cách bảo vệ bản thân phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

Mặc dù các chuyên gia y tế đồng ý rằng rủi ro đối với đa số người dân là thấp, nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ.

Các khuyến nghị từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh và WHO phòng bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:

  • Tránh tiếp xúc với những người gần đây được chẩn đoán nhiễm virus hoặc những người có thể đã bị nhiễm bệnh.
  • Đeo khẩu trang nếu bạn tiếp xúc gần với người có triệu chứng.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và theo dõi các triệu chứng nếu nghi ngờ mắc bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với động vật có thể mang virus.  Điều này bao gồm động vật bị bệnh hoặc chết, đặc biệt là những động vật có tiền sử nhiễm bệnh này như khỉ, động vật gặm nhấm, chó.
  • Thực hành tốt vệ sinh tay, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm - hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Ví dụ, rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn.
  • Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân khi chăm sóc bệnh nhân đã xác định hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu khỉ.
  • Chỉ ăn thịt đã được nấu chín kỹ.

Đậu mùa khỉ là căn bệnh gây ra bởi loại virus lưu hành từng xuất hiện ở châu Phi.

Đường lây truyền của đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa ở khỉ cũng có thể lây truyền qua các bề mặt và vật liệu, vì vậy  tránh chạm vào các vật liệu đã tiếp xúc với người hoặc động vật bị bệnh.

Tiến sĩ Scott Gottlieb, cựu ủy viên Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ [FDA] cho biết: "Đây là một loại virus có thể tồn lại lâu bên  ngoài vật chủ là con người, vì vậy nó có thể sống trên các vật dụng  như chăn và những đồ vật tương tự" .

"Thực hành tốt lối sống vệ sinh, sạch sẽ như thường xuyên giặt quần áo, thay hay giặt  ga trải giường ở nhiệt độ cao là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa dịch bệnh", Emmanuel Andre, Giáo sư y khoa tại Đại học Ku Leuven của Bỉ, nói với CNBC.

Tuy nhiên, chuyên gia này cho biết, ông không cho rằng người dân phải tránh những khu vực công cộng, hay taxi, khu mua sắm và khách sạn.

Ông nói: "Người dân nói chung không cần phải đề phòng nhiều hơn những gì chúng ta thường làm trong cuộc sống hàng ngày. Những người thuộc nhóm nguy cơ cao, nên nhận thức được mình đang ở trong môi trường có nguy cơ cao, cần phải  thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung."

Phải làm gì nếu bạn bị bệnh đậu mùa khỉ

Nếu nghi ngờ  mắc bệnh đậu khỉ, người dân  nên cách ly bản thân khỏi tiếp xúc cơ thể với những người khác và đi khám ngay lập tức.

Các triệu chứng của đậu mùa khỉ và diễn biến có thể gặp trên người:

-Các triệu chứng ban đầu của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng tấy, đau lưng.

-Các vết phát ban và tổn thương sau đó thường nổi lên trên mặt, bàn tay, bàn chân, mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục trong vòng 1 đến 5 ngày.

- Các nốt phát ban đó biến thành những nốt sần nổi lên và sau đó là mụn nước, có thể chứa đầy chất dịch màu trắng trước khi vỡ ra và đóng vảy.

Tuy nhiên, nhiều triệu chứng của virus có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh thủy đậu, mụn rộp hoặc giang mai, do đó, việc người dân cần phải đến cơ sở y tế để xác nhân nhiễm bệnh  là rất quan trọng.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ, bạn sẽ cần phải cách ly cho đến khi hết virus. Bệnh thường nhẹ và hầu hết mọi người khỏi bệnh trong vòng 2 đến 4 tuần.

Mặc dù, mỗi quốc gia đưa ra những khuyến cáo phòng bệnh khác nhau nhưng điều quan trọng nhất nếu một người nghi mắc đậu mùa khỉ là cần phải đến bệnh viện sớm để ngăn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Nguồn: SKĐS

Video liên quan

Chủ Đề