Chuyển đổi layout trong Android


Layout là nơi để tổ chức sắp xếp control/View trên giao diện và thường được sử dụng đầu tiên khi ta thiết kế giao diện. Các Layout này được Android Studio bố trí trong Palette/Layouts:

Trong bài này Tui sẽ trình bày về các layout:
10.1. ConstraintLayout
10.2. Frame Layout 
10.3. Linear Layout
10.4. Table Layout
10.5. Relative layout 

Dưới đây là các kiến thức chi tiết:

10.1. ConstraintLayout

Constraint layout dùng để định vị trí tương đối của Một control/View trên màn hình với các phần tử khác trong layout:

Ta có thể xác định một constraint cho một hay nhiều mặt của một view bằng chế độ kết nối bất kỳ sau đây :

  • Điểm neo nằm trên một View khác.
  • Một cạnh của layout.
  • Một guideline.

Android cung cấp các loại Constraint sau: Relative positioning, Margins,Centering positioning,Visibility behavior,Dimension constraints,Chains. Layout này được áp dụng để thiết kế các màn hình Responsive không lệ thuộc vào độ phân giải.

Cấu trúc XML của ConstraintLayout được mô tả như sau:

Android Studio còn cung cấp chức năng chuyển đổi từ ConstraintLayout qua các layout khác[và ngược lại], bằng cách bấm chuột phải vào Layout bất kỳ/chọn Convert View ==>Chọn layout đích mà ta muốn chuyển đổi:

Với Sinh Viên mới học thì nên chọn LinearLayout, sau khi chọn LinearLayout:

LineLayout lại vừa có Horizontal và Vertical, ta có thể bấm chuột phải vào nó để đổi tiếp:

10.2. Frame Layout 

Sử dụng trong các trường hợp xây dựng bố cục tổ chức hiển thị một đối tượng duy nhất. Đối tượng mặc định vị trí top-left trên FrameLayout, View khai báo sau sẽ chồng nên View khai báo trước, có thể sử dụng thuộc tính Gravity để thiết lập lại vị trí.

Chủ Đề