Có 1 quả thận sống được bao lâu

Một số người vì điều kiện kinh tế mà nghĩ đến việc phải bán thận, một số vì muốn cứu sống người thân mà đi hiến thận. Vậy hiến thận xong có sao không? Dù là vì nguyên nhân gì thì việc sống với một quả thận cũng có những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng tìm hiểu việc bán thận ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe sau này của bạn?

Hiến thận có nguy hiểm không?

Nhiều người khi quyết định hiến thận hoặc bán thận, sẽ lo lắng không biết hiến thận có ảnh hưởng gì không. Chỉ hiến 1 quả thận có sao không? Thực tế, bạn có thể có vết mổ phẫu thuật, trong đó kích thước và vị trí của vết sẹo sẽ phụ thuộc vào loại phẫu thuật bạn đã thực hiện. Một vài người hiến thận có thể bị đau kéo dài, tổn thương thần kinh, thoát vị hay tắc ruột. Tuy nhiên, những nguy cơ trên rất hiếm và không có con số thống kê chính xác về tần số xuất hiện của các vấn đề trên.

Bên cạnh đó, những người chỉ có một quả thận có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, đạm niệu, hay giảm chức năng thận. Dù vậy, những người hiến thận có thể không gặp vấn đề gì nếu được thăm khám kỹ càng trước khi hiến thận và theo dõi định kỳ sau khi hiến theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn muốn hiến thận thì dưới đây là những lời khuyên giúp bạn giữ được sức khỏe sau khi phẫu thuật và những năm tiếp theo trong cuộc đời.

Người hiến thận sống được bao lâu?

Có khá nhiều người lo ngại rằng bán 1 quả thận sống được bao lâu? Đối với người hiến thận, nếu trước khi hiến, họ thật sự khỏe mạnh [dưới 60 tuổi] và được các bác sĩ tư vấn, làm xét nghiệm đầy đủ, chính xác thì việc hiến tạng trở nên rất an toàn. Hầu hết người hiến thận vẫn có thể tiếp tục sống khỏe mạnh và không ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Cách giữ gìn sức khỏe sau khi hiến thận mà bạn nên biết

1. Cho phép bản thân nghỉ ngơi

Hầu như mọi cuộc phẫu thuật hiến thận đều là phẫu thuật ít xâm lấn và chỉ cần một vài đường cắt nhỏ. Hơn nữa, bạn sẽ hồi phục nhanh hơn và ít đau đớn hơn nhiều so với các cuộc đại phẫu. Nhưng dù thế, hãy sắp xếp kế hoạch công tác của bạn để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Sau phẫu thuật, bạn sẽ còn đau trong khoảng hơn một tuần. Vì thế, bạn có thể làm việc trở lại sau 10 đến 14 ngày. Nếu công việc của bạn yêu cầu về thể lực như công nhân xây dựng, tốt hơn hết bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 6 tuần. Đừng mang vác nặng, kể cả bế con trong tháng đầu tiên nhé.

2. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ

Bác sĩ phẫu thuật sẽ lên lịch theo dõi cho bạn sau khi hiến thận và thường sẽ hẹn bạn tái khám sau vài tuần. Hãy nhớ việc tái khám rất quan trọng, bạn không nên trì hoãn hay bỏ qua.

Bạn cũng nên tái khám mỗi năm một lần. Các bác sĩ sẽ xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra chức năng thận của bạn. Đồng thời bạn sẽ được tầm soát đái tháo đường, tăng huyết áp, những bệnh có thể gây hại cho thận. Nếu thấy máu trong nước tiểu hay sưng phù bất thường, nhất là từ mắt cá chân đến cẳng chân, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Đó là những dấu hiệu cho thấy thận đang không hoạt động tốt.

>>> Bạn có thể quan tâm: Những điều bạn cần biết khi thực hiện ghép thận

3. Duy trì lối sống lành mạnh

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Thông thường, mỗi người có hai quả thận, nằm đối xứng nhau qua cột sống. Hai quả thận có nhiệm vụ phối hợp với nhau để thực hiện chức năng lọc máu, loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi một quả thận có sống được không? Hãy cùng chuyên gia đi tìm lời giải.

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể người. Đa số mỗi người sinh ra đều có 2 quả thận. Trong một số trường hợp hy hữu, có người chỉ có 1 quả thận. Dưới đây là các nguyên nhân có thể gặp:

  • Người có một quả thận bẩm sinh: Có người từ trong bào thai cho đến khi sinh ra chỉ có duy nhất 1 quả thận. Nguyên nhân có thể do quá trình lão hóa thận.
  • Do thiểu sản thận: Đây là hiện tượng có đầy đủ 2 thận nhưng chỉ 1 thận hoạt động, bên còn lại không có vai trò, chức năng lọc thải.
  • Do đã cắt bỏ 1 bên thận: Các bệnh lý như ung thư, nhiễm trùng thận hoặc chấn thương nặng có thể khiến bệnh nhân phải cắt bỏ 1 bên thận.
  • Do hiến thận: Nhiều người do hiến tặng 1 bên thận cho người cần ghép thận nên chỉ còn 1 quả thận.

“Mất một quả thận có sống được không?” hay “mất một quả thận sống được bao lâu” là nỗi lo lắng, băn khoăn của nhiều người. Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, thực tế cho thấy, những người có một quả thận, nhưng quả thận đó vẫn hoạt động bình thường, không mắc thêm bệnh lý nào khác thì vẫn có thể có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

Thận là bộ phận có khả năng thích ứng rất tốt. Ở những người mất đi 1 bên thận thì bên còn lại sẽ tự động điều chỉnh để tăng cường mức độ và hiệu suất hoạt động.

Khi đó, các tế bào thận sẽ có hiện tượng “phì đại”, giúp lọc máu tốt hơn mà không gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, những người mất 1 quả thận vẫn có khả năng học tập, lao động, vui chơi… như những người bình thường khác.

Ngược lại, với những người chỉ có 1 quả thận, nhưng quả thận ấy lại bị suy giảm chức năng thì sức khỏe cũng bị suy giảm theo.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của nam giới. Trong đó hormone sinh dục và sức khỏe tổng quát là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

Trên thực tế, thận yếu có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sinh lý. Bởi các bệnh về thận nếu không được điều trị triệt để sẽ gây suy nhược, mệt mỏi toàn thân, làm giảm lượng máu đến cơ quan sinh dục. Từ đó làm giảm ham muốn, đồng thời ảnh hưởng đến “phong độ” của nam giới khi “lâm trận”.

Tuy nhiên, nếu mất đi 1 quả thận mà quả thận còn lại vẫn khỏe mạnh và đảm bảo các vai trò thì chức năng sinh lý hầu như không bị ảnh hưởng. Phái mạnh hoàn toàn có thể an tâm.

Bên cạnh chức năng đào thải, thận còn đóng vai trò như một tuyến nội tiết. Một phần adrogen [hormone sinh dục] được sinh ra ở tuyến thượng thận. Tuy nhiên, hormone này chủ yếu được sản sinh bởi tế bào Leydig trong tinh hoàn.

Vì thế, những người khuyết 1 bên thận mà chức năng tinh hoàn tốt thì việc sinh sản cũng không bị ảnh hưởng. Đàn ông vẫn có thể sinh con bình thường.

Để đảm bảo sức khỏe và duy trì cuộc sống khỏe mạnh, những người bị mất 1 quả thận cần thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, vận động khoa học. Cụ thể như sau:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu dưỡng chất cho những người mất 1 quả thận để chăm sóc tốt cho quả thận còn lại. Từ đó nâng cao chức năng và hạn chế những tổn thương, hư hại.

Nên ăn các loại thực phẩm bổ thận như :

  • Các loại rau xanh: súp lơ, bắp cải, rau cải xoăn, ớt chuông, củ cải…
  • Thịt trắng: thịt gà không da, cá…
  • Các loại hạt: mac ca, hạt chia…
  • Hoa quả: trái dứa, việt quất, nho đỏ tươi…
  • Dầu ô liu

Đặc biệt, nên hạn chế tối đa các nhóm thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều Natri: Muối và đồ ăn chứa muối, đồ ăn nhanh, đồ hộp…
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều Kali như: chuối, bơ, dưa, khoai tây…
  • Nhóm chứa nhiều Phốt pho, Canxi
  • Hạn chế Protein từ thịt đỏ

Người có 1 bên thận nên duy trì các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe… để tăng cường độ dẻo dai, giúp tăng hệ miễn dịch, kích thích máu lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, nên luyện một số bài tập chuyên biệt giúp tăng chức năng thận.

Lưu ý, tuyệt đối không chơi các môn thể thao nặng như: tập tạ, võ thuật, bóng chuyền, bóng đá. Quá trình vận động mạnh có thể gây tổn thương đến thận.

Những người chỉ có một bên thận cần được nghỉ ngơi nhiều hơn so với những người bình thường. Nên sắp xếp công việc để có thời gian thư giãn, tránh căng thẳng. Hơn nữa, không nên làm việc nặng.

Một trong những chức năng quan trọng của thận là điều hòa huyết áp. Vì vậy, với người mất đi 1 quả thận, nguy cơ tăng huyết áp cao hơn những người bình thường. Huyết áp tăng cao có thể tác động tiêu cực đến thận, làm hỏng các vi mạch thận, làm tổn thương cầu thận. Do đó, cần có biện pháp kiểm soát huyết áp kịp thời.

Ngoài huyết áp, cân nặng cũng là yếu tố người mất 1 bên thận cần lưu ý. Cơ thể thừa cân sẽ gây áp lực lên thận, khiến thận hoạt động kém hiệu quả hơn. Nên giữ cân nặng ở mức ổn định bằng việc kiểm soát chế độ ăn uống và tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Bên cạnh việc tầm soát sức khỏe toàn thân, người mất 1 bên thận cần được kiểm tra chức năng thận bằng các xét nghiệm như: protein niệu, protein máu, mức độ lọc của cầu thận…

Việc khám sức khỏe thường xuyên giúp phát hiện các vấn đề thận gặp phải sớm. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi người một quả thận có sống được không và những lưu ý để có cuộc sống khỏe mạnh khi bị khiếm khuyết 1 quả thận. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc cần giái đáp, hãy liên hệ ngay đến số tổng đài 0343 44 6 99 của chúng tôi.

>>> XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề