Có bao nhiêu quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh gia lai

Nhiều vị trí thi công trên đường bộ đang khai thác bố trí cọc tiêu di động không đầy đủ theo quy định. [Nguồn: baoxaydung.com.vn]

Cục Quản lý đường bộ III [Tổng cục Đường bộ Việt Nam] vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 nhà thầu thi công tại Quốc lộ 19 vì không đảm bảo an toàn trong thi công, gây mất an toàn giao thông.

Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và Xây dựng giao thông 1 [có địa chỉ ở Hà Nội] bị xử phạt 12 triệu đồng do vi phạm khi thi công trên đường bộ đang khai thác bố trí cọc tiêu di động không đầy đủ theo quy định [từ km238+200 đến km238+200 bên trái tuyến Quốc lộ 19, đoạn qua xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, Gia Lai].

Công ty cổ phần Xây dựng dịch vụ và Thương mại 68 [địa chỉ ở Hà Nội] bị xử phạt 12 triệu đồng do vi phạm lỗi thi công trên đường bộ đang khai thác bố trí cọc tiêu di động không đầy đủ theo quy định [từ km190+300 đến km190+500 bên phải tuyến Quốc lộ 19, đoạn qua xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông, Gia Lai].

Công ty cổ phần Xây lắp và Cơ khí Phương Nam [địa chỉ ở tỉnh Phú Thọ] bị xử phạt 12 triệu đồng do vi phạm từ km214+400 đến km216 bên phải tuyến Quốc lộ 19, đoạn qua xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, Gia Lai.

Ngoài ra, Cục Quản lý đường bộ III cũng xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hợp Tiến [tỉnh Hà Nam] và Công ty cổ phần Xây dựng tổng hợp Quảng Trị [tỉnh Quảng Trị] mỗi đơn vị 4 triệu đồng, do vi phạm không bố trí người hướng dẫn giao thông khi đang thi công Quốc lộ 19.

Tại tuyến Quốc lộ 19 đang thi công thuộc tỉnh Gia Lai, các cống thoát nước được thiết kế thi công cao hơn mặt đường khá nhiều, khiến việc di chuyển vào nhà dân dọc hai bên tuyến đường rất bất tiện. Nhiều người đã bị ngã khi đi đường vòng vào nhà khi trước mặt nhà dân, các đơn vị thi công đã đào rãnh cống không còn lối đi.

[Bắt đầu thi công dự án nâng cấp Quốc lộ 19 qua Tây Nguyên]

Còn dọc tuyến đường đi qua huyện Đăk Đoa, Mang Yang, Đăk Pơ... người dân hai bên đường tỏ ra bức xúc vì công trình thi công dở dang, kéo dài khiến việc đi lại rất bất tiện, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bà Lê Thị Nhiều, thôn 3, xã Tân Bình, huyện Đăk Đoa [Gia Lai] cho biết, các đơn vị thi công móc đường mương cống lên từ trước Tết Nguyên Đán đến nay chưa thi công lại. Mùa khô, gió, bụi đất đỏ đóng lớp lên đồ dùng sinh hoạt trong nhà. Để ra được đường, gia đình bà phải men theo lối mòn tự tạo.

Cũng chung nỗi bức xúc như bà Nhiều, ông Trần Hòa, thôn Cầu Vàng, xã Kdang, huyện Đăk Đoa [Gia Lai], chia sẻ, bà con khu vực đường đang thi công này rất lo lắng vì cống cao hơn nền nhà nên khi mùa mưa sẽ gây ngập lụt tuyến nhà dân hai bên đường.

Đường làm mấy tháng chưa xong, bụi mù mịt khiến sinh hoạt của người dân rất bất tiện. Nếu đường làm xong, người dân khu vực này có hướng nâng nền nhà lên cho cao bằng mặt đường, nếu không, mùa mưa nước sẽ tràn hết vài nhà.

Bà con xã Kdang mong tuyến đường Quốc lộ 19 sớm được thi công hoàn chỉnh để bà con sớm ổn định sinh hoạt.

Theo kiến nghị từ cử tri địa phương, liên quan đến dự án nâng cấp Quốc lộ 19 đi qua địa bàn, ông Đan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Kdang, huyện Đăk Đoa [Gia Lai], cho biết, người dân rất bức xúc và phản ánh lên chính quyền địa phương, Ủy ban Nhân dân xã Kdang cũng đã có ý kiến lên Ủy ban Nhân dân huyện Đăk Đoa và Ban quản lý Dự án 2 thuộc Bộ Giao thông Vận tải [đơn vị chủ đầu tư] để có hướng xử lý phù hợp.

Phía Ủy ban Nhân dân xã Kdang cũng đề nghị các đơn vị thi công tuyến đường làm đến đâu xử lý xong dứt điểm đến đoạn đó, tránh tình trạng đào xới cống trước nhà dân mà chưa đúc cống khiến việc đi lại, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng, đặc biệt là vào thời điểm mùa mưa sắp đến.

Ngoài ra, ông Đan cũng quan ngại về việc hàng cống của tuyến đường quá sao so với mặt đường và nhà dân sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.

Vì đa số người dân vùng Tây Nguyên đều vận chuyển nông sản về nhà, khi các xe tải chở nông sản đi ngang qua hệ thống cống sẽ có nguy cơ nứt vỡ vì độ chênh lệch giữa mặt đường-cống-nền nhà dân rất lớn.

Dự án nâng cấp Quốc lộ 19 khu vực Tây Nguyên dài khoảng 143 km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Gia Lai [dài 126km] và Bình Định [dài 17km] do Ban Quản lý Dự án 2-Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 155,8 triệu USD, tương đương hơn 3.600 tỷ đồng; trong đó, vốn vay của Ngân hàng Thế giới [WB] 150 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia khoảng 2,1 triệu USD cho thiết kế kỹ thuật và 3,7 triệu USD vốn đối ứng trong nước.

Dự án tổ chức thi công từ cuối tháng 8/2021 và dự kiến hoàn thành trong năm 2023./.

Hồng Điệp [TTXVN/Vietnam+]

Đường Hồ Chí Minh, tuyến tránh đô thị Pleiku đi qua huyện Ia Grai và Chư Prông đã hoàn thành giúp bà con đi lại thuận tiện

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Gia Lai, trong 5 năm qua, trên địa bàn có nhiều dự án lớn, góp phần kết nối giao thương giữa vùng khó với vùng thuận lợi được thông suốt, nhờ đó người dân trong vùng được hưởng lợi rất lớn từ những công trình này.

Điển hình như, giai đoạn 2015 - 2020,tỉnh Gia Lai đã đầu tư 6 công trình giao thông trọng điểm, với tổng vốn đầu tư hơn 2.387 tỷ đồng. Điển hình như đầu năm 2020, Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến tránh đô thị Pleiku chính thức được Bộ Giao thông Vận tải nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Công trình có tổng mức đầu hơn hơn 844,5 tỷ đồng thuộc danh mục dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.

Tuyến đường đi qua 4 địa phương, gồm: Huyện Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông và TP. Pleiku có chiều dài hơn 30km, quy mô đường cấp IV, 2 làn xe. Các tuyến đường này chính thức đưa vào sử dụng, đã mang đến niềm vui lớn cho Nhân dân trong vùng, bởi sự thuận lợi về giao thương hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại các nơi có tuyến đường đi qua.

Ông Rơ Châm Nui [làng Jut, xã Ia Der, huyện Ia Grai], là người dân thường xuyên đi lại trên tuyến đường huyện Ia Grai đến rẫy ở bên huyện Chư Prông. Ông phấn khởi cho biết: “ Trước đây, đường tối, nhỏ, nhiều ổ gà, xe đi lại bụi mù. Dân làng mình đi sợ lắm, vì tai nạn xảy ra thường xuyên. Giờ đây, đường xã được trải nhựa, thuận tiện nên dân làng mình vui lắm và rất yên tâm khi qua lại”.

Hòa cùng niềm vui trên, Nhân dân trên địa bàn các xã Ia Băng, Ia Tô, Ia Pia, Ia Ga và xã vùng khó biên giới Ia Mơ rất hồ hởi, khi con đường tỉnh 665 đang dần hình thành, các tuyến đường bê tông kiên cố đang từng ngày được hoàn thiện, những cây cầu bê tông gấp rút hoàn tất những công đoạn cuối cùng.

Già làng Kso Hoài, làng Klah, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông nói: “Nhờ Đảng và Nhà nước nên con đường tỉnh lộ 665 và cầu suối Mơ, tôi và bà con nơi đây rất mừng và mong muốn hoàn thành nhanh, sớm hơn để bà con đi lại, mua bán thuận lợi hơn. Bà con lỡ có đau ốm thì cũng cấp cứu kịp thời”.

Các đơn vị thi công đang tập trung hoàn thành công trình cầu suối Mơ, huyện Chư Prông

Ông Ngô Doãn Hồng, Chỉ huy trưởng, Phó Tổng giám đốc Công ty 207 cho biết: Từ tháng 2/2021, đơn vị đã tập trung thiết bị máy móc vào để thi công gấp rút con đường huyết mạch này của huyện Chư Prông. Khi hoàn thành, người dân được hưởng lợi rất lớn. Đồng thời, những cây cầu tạm, cầu xuống cấp đi lại giữa các thôn, làng chúng tôi cũng đang tập trung thi công để sớm hoàn thành cho bà con vui mừng”.

Theo kế hoạch, tỉnh Gia Lai đang tiếp tục đầu tư nhiều công trình dự án giao thông trọng điểm, với tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng; trong đó có khoảng 400 km quốc lộ, tỉnh lộ sẽ được nâng cấp, mở mới...

Đòn bẩy để vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ hai Việt Nam[3] và là một tỉnh cao nguyên nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên [Gia Lai đứng thứ nhất về diện tích, đứng thứ 2 cả về dân số vùng Tây Nguyên], Việt Nam.

Gia Lai

Tỉnh Tỉnh Gia Lai

Biểu trưng

Hồ T'Nưng

Hành chínhQuốc giaViệt NamVùngTây NguyênTỉnh lỵThành phố PleikuTrụ sở UBNDSố 02 đường Trần Phú, phường Tây Sơn, thành phố PleikuPhân chia hành chính1 thành phố, 2 thị xã, 14 huyệnTổ chức lãnh đạoChủ tịch UBNDVõ Ngọc ThànhHội đồng nhân dân71 đại biểuChủ tịch HĐNDHồ Văn NiênChủ tịch UBMTTQHồ Văn ĐiềmChánh án TANDPhạm Duy LamViện trưởng VKSNDNguyễn Đình QuangBí thư Tỉnh ủyHồ Văn NiênĐịa lýTọa độ: 13°54′17″B 108°10′47″Đ / 13,904742°B 108,179626°Đ / 13.904742; 108.179626
Bản đồ tỉnh Gia Lai

Vị trí tỉnh Gia Lai trên bản đồ Việt Nam

Diện tích15.510,90 km²[1]Dân số [31/12/2020]Tổng cộng1.541.829 người[1]Mật độ99 người/km²KhácMã địa lýVN-30Mã hành chính64[2]Mã bưu chính60xxxxMã điện thoại0269Biển số xe81Websitegialai.gov.vn

  • x
  • t
  • s

Tính đến ngày 1/4/2019, toàn tỉnh Gia Lai là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 18 về số dân số với 1.513.847 người và 374.512 hộ, xếp thứ 30 về Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP], xếp thứ 33 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 33 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Năm 2020 GRDP năm 2020 đạt 80.000,32 tỉ Đồng, bình quân đầu người 51,9 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,00%.[4] Gia Lai cũng là một địa bàn chiến lược về quốc phòng, là nơi đóng trụ sở Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 và Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15.

Nguồn gốc tên gọi Gia Lai bắt nguồn từ chữ Jarai, tên gọi của một dân tộc thiểu số trong tỉnh, cách gọi này vẫn còn giữ trong tiếng của người Ê-đê, Ba Na, Lào, Thái Lan và Campuchia để gọi vùng đất này là Jarai, Charay có nghĩa là vùng đất của người Jarai, có lẽ ám chỉ vùng đất của Thủy Xá và Hỏa Xá thuộc tiểu quốc Jarai xưa.

Tỉnh Gia Lai được tái lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1991 khi tỉnh Gia Lai - Kon Tum tách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh lỵ tỉnh Gia Lai được đặt tại thành phố Pleiku. Đến tháng 4/2019, tỉnh Gia Lai có hơn 34 dân tộc cùng sinh sống, và 5 tôn giáo được công nhận, chiếm nhiều nhất là người Kinh với 53,77%. Vùng trung tâm tỉnh Gia Lai như thành phố Pleiku là nơi người Kinh tập trung đông nhất [87,5%].

Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nước biển[5]. Gia Lai cách Hà Nội 1120 km, cách Đà Nẵng 396 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 491 km. Tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40"kinh đông. Phía đông bắc giáp 1 chút với Quảng Ngãi với đường biên chỉ là 10 km lại nằm chính trên khu bảo tồn Kon Chư Răng [huyện Kbang]. Phía đông giáp với tỉnh Bình Định với đường biên hơn 115 km [huyện Kbang, Đăk Pơ, Kông Chro, con đường chủ yếu qua 2 tỉnh là DT637 và quốc lộ 19. Phía đông nam giáp với Phú Yên[6], khoảng 100 km đường biên chủ yếu là huyện Krông Pa, 1 phần huyện Ia Pa và Kông Chro. Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km, gồm các huyện Đức Cơ, Chư Prông, và 1 ít của huyện Ia Grai. Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum[7].

 

Dãy Trường Sơn Nam

Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc Địa khối Kon Tum. Gần vào phía cuối nam của khối núi Trường Sơn Nam. Gia Lai nằm gần như hoàn toàn phía đông dãy Trường Sơn. Khối địa khối nâng lên không đều từ cuối kỷ Đệ Tam. Nhưng địa hình được núi lửa và phong hóa nhiều năm trở nên bằng phẳng tạo nên các cao nguyên không hoàn toàn bằng phẳng mà nhấp nhô nhiều đồi xen kẽ các vùng tương đối trũng. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và nghiêng từ đông sang tây, với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Càng gần về phía nam chia nhau 1 nửa vùng đồng bằng với Đăk Lăk, và vùng thấp phía tây của Campuchia. Địa hình Gia Lai có thể chia thành 3 dạng chính là địa hình đồi núi, cao nguyên và thung lũng[8]. Trong đó, Cao nguyên là dạng địa hình phổ biến và quan trọng của Gia Lai, với hai cao nguyên là Cao nguyên Kon Hà Nừng và Cao nguyên Pleiku. Địa hình thứ hai là địa hình đồi núi, chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh[8], phần lớn nằm ở phía bắc, địa hình núi phân cách mạnh, bề mặt các dạng địa hình khác của Gia Lai như các cao nguyên, những thung lũng đồng bằng cũng đều rải rác có núi, độ cao trung bình của cả 2 cao nguyên là 800m, với đỉnh Kon Ka Kinh - "nóc nhà" của Gia Lai. Sự dập vỡ kiến tạo đa dạng là cơ sở cho trữ lượng nước ngầm. Các vùng trũng tương đối thường hình thành các con sông khi đi qua vùng đứt gãy đột ngột xuống vùng đồng bằng tạo nên các thác nước nổi tiếng ở đây. Địa hình thứ ba là Các vùng trũng, những vùng này sớm được con người khai thác để sản xuất lương thực. Hầu hết các vùng trũng nằm ở phía nam của tỉnh, các thung lũng ở đông nam. Ngoài ra đất đai Gia Lai được chia làm 27 loại khác nhau, gồm 7 nhóm chính: đất phù sa, đất xám, đất đen, đất đỏ, đất mùn vàng đỏ, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá.[9] Chủ yếu là nhóm đất đỏ bazan, phân bố ở cao nguyên Pleiku, dày cho canh tác, các loại đất khác chủ yếu ở các cùng đất rìa cao nguyên hoặc vùng trũng, ven các con sông.

Gia Lai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối, ngoài ra nhiệt độ còn phụ thuộc vào độ cao các vùng. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 250C. Vùng vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 – 1.750 mm, Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500 mm. Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao[8].

Toàn tỉnh có 27 loại đất, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính. Tài nguyên khoáng sản là một tiềm năng kinh tế quan trọng của tỉnh Gia Lai, với nhiều khoáng sản, nổi bật nhất là vàng, nguồn vật liệu xây dựng, bô xít và đá quý[8].

Tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 14 huyện, với 220 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 24 phường, 14 thị trấn và 182 xã.[10]

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Gia Lai
Tên Dân số [người]2019 Hành chính
Thành phố [1]
Pleiku 504.984 14 phường, 8 xã
Thị xã [2]
An Khê 81.600 6 phường, 5 xã
Ayun Pa 53.720 4 phường, 4 xã
Huyện [14]
Chư Păh 84.350 2 thị trấn, 12 xã
Chư Prông 103.540 1 thị trấn, 19 xã
Chư Pưh 70.920[11] 1 thị trấn, 8 xã
Chư Sê 110.300 1 thị trấn, 14 xã
Tên Dân số [người]2019 Hành chính
Đak Đoa 107.110 1 thị trấn, 16 xã
Đak Pơ 48.350 1 thị trấn, 7 xã
Đức Cơ 95.180 1 thị trấn, 9 xã
Ia Grai 112.500 1 thị trấn, 12 xã
Ia Pa 65.590 9 xã
Kbang 80.130 1 thị trấn, 13 xã
Kông Chro 54.420 1 thị trấn, 13 xã
Krông Pa 100.800 1 thị trấn, 13 xã
Mang Yang 77.750 1 thị trấn, 11 xã
Phú Thiện 90.870 1 thị trấn, 9 xã

Bài chi tiết: Lịch sử hành chính Gia Lai

Tập tin:Ban do gia lai.jpg

Bản đồ hành chính Gia Lai năm 2012

 

Đường Nguyễn Tất Thành - thành phố Pleiku [Hình ảnh năm 2012]

 

Thị trấn Đăk Đoa [huyện Đăk Đoa]

 

UBND huyện Đak Pơ

 

Thị trấn Kon Dơng
nhìn từ xa

Tỉnh Gia Lai ngày nay xưa kia là địa bàn sinh sống lâu đời của các dân tộc Jrai, Ba Na, Chăm hroi, tập quán sống thành từng làng. Trước khi người Pháp đặt ách đô hộ lên Tây Nguyên, các dân tộc Gia Lai đang ở giai đoạn cuối của xã hội nguyên thuỷ chuyển sang giai đoạn xã hội có giai cấp[12].

Từ những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ 19, các giáo sĩ người Pháp bắt đầu truyền đạo ở khu vực cư trú của người Ba Na thuộc xã Hà Tây thuộc huyện Chư Pah và xã Hà Đông thuộc địa phận huyện Đak Đoa ngày nay. Lúc này người Pháp ngày càng tiến sâu vào Bắc Tây Nguyên, đồng thời tạo nên những xáo trộn mới bằng những chính sách chia để trị, dựa vào nhóm này để chống nhóm khác, chia rẽ Kinh - Thượng, chia rẽ các dân tộc trong tỉnh, trong khu vực với nhau.

Cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, Pháp đã từng bước thiết lập bộ máy cai trị trên đất Gia Lai. Sau nhiều lần thay đổi, sáp nhập, chia tách để thành lập các đơn vị hành chính trên vùng Tây Nguyên, ngày 24 tháng 5 năm 1932, theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương lúc này tỉnh Pleiku được thành lập.

Đến trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, tỉnh Pleiku có Thị xã Pleiku[13], huyện An Khê, huyện Plei kli, huyện Chư Ty và huyện Cheo Reo.

Sau năm 1945, chính quyền cách mạng gọi là tỉnh Gia Lai. Tháng 6 năm 1946, Pháp chiếm lại vùng đất Gia Lai và gọi tên đây là tỉnh Pleiku. Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1954, tỉnh Pleiku nói riêng, Tây Nguyên nói chung trải qua nhiều lần chủ thể cai quản theo các văn bản của chính quyền thực dân.[14]

Tuy nhiên về phía chính quyền cách mạng, trong những năm kháng chiến chống Pháp, vẫn gọi là tỉnh Gia Lai, nhưng qua từng thời điểm khác nhau, tỉnh Gia Lai lại thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan khác nhau trong khu vực, các huyện trong tỉnh cũng nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính.

Dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa thì tỉnh mang tên Pleiku với ba quận. Năm 1962 tách quận Cheo Reo lập tỉnh Phú Bổn nên Pleiku chỉ còn hai quận: Lệ Trung và Lệ Thanh. trước năm 1958 thì đổi Lệ Thanh thành Thanh An.

Sau năm 1975, tỉnh Pleiku đổi tên thành tỉnh Gia Lai.

Ngày 20 tháng 9 năm 1975, thực hiện theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum thành tỉnh mới là Gia Lai - Kon Tum.

Ngày 23 tháng 4 năm 1979, chia huyện Ayun Pa thành 2 huyện: Ayun Pa và Krông Pa.[15]

Ngày 17 tháng 8 năm 1981, thành lập huyện Chư Sê trên cơ sở tách ra từ 2 huyện: Chư Prông và Mang Yang.[16]

Ngày 28 tháng 12 năm 1984, chia huyện An Khê thành 2 huyện: An Khê và Kbang.[17]

Ngày 30 tháng 5 năm 1988, chia tiếp huyện An Khê thành 2 huyện: An Khê và Kông Chro.[18]

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khoá VIII, Gia Lai - Kon Tum tách thành 2 tỉnh: Gia Lai và Kon Tum

Chủ Đề