Cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, cho thấy sự phát triển của năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở?

Câu hỏi: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở?

A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

D. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.

Đáp án đúng B.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở là chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phép khai thác tối đa thế thế mạnh tự nhiên-kinh tế-xã hội của từng vùng.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa các ngành. Là sự chuyển dịch sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của lao động trong điều kiện kinh tế-xã hội ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Dễ hiểu hơn là ngành nào có tốc độ phát triển mạnh hơn thì sẽ tăng tỉ trọng của ngành đó, ngành nào có tốc độ phát triển thấp hơn thì điều chỉnh giảm tỉ trọng của ngành đó cho phù hợp tổng thể chung của nền kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở các khía cạnh như sau:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Là sự vận động chuyển dịch vị trí, tỷ trọng của các ngành kinh tế và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng để phù hợp với năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng: Là sự chuyển dịch tỷ trọng các ngành kinh tế xét theo từng vùng. Để có thể khai thác tối đa nguồn lực của từng địa phương, cần có những chính sách phân bổ riêng cho từng khu vực dựa trên điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Là sự chuyển dịch các ngành kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh, vùng trọng điểm kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và nguồn lực của mỗi quốc gia.

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển dịch rất mạnh. Vì vậy, đã tạo ra sự thay đổi lớn trong tỷ trọng của các ngành thể hiện rõ ở việc giảm tỷ trọng các ngành ở khu vực Nông-lâm-thủy sản và tăng tỷ trọng các ngành ở khu vực Công nghiệp và xây dựng và dịch vụ.

Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta là

Sau đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng

Ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là

Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển biến tích cực theo hướng

Nội dung nào sau đây không biểu hiện chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở nước ta?

Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng của khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định. Vậy cơ cấu nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướngnào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Câu hỏi: Cơ cấu nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào?

A. Tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ.

B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C. Tăng tỉ trọng của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án đúng: B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án B

Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng của khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định. Cơ cấu nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là gì?

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa bởi vì:

Là quá trình biến một nước nông nghiệp thành nước công nghiệp; trang bị kĩ thuật – công nghệ hiện đại, có khí hóa lên tự động hóa.

Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về khinh tế so với các nước trong khi vực và trên thế giới.

Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ hội cho ta thực hiện mô hình công nghiệp hóa rút ngắn thời gian.

- Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong cơ cấu ngành nói chung: (chuyển dịch trong GDP) hướng chuyển dịch:

+ Giảm tỷ trọng khu vực I (nông, lâm, thủy sản).

+ Tăng tỷ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng).

+ Tỷ trọng khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng có hướng tích cực ® xu hướng chuyển dịch này tích cực, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay.

Trong nội bộ ngành: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện khá rõ:

+ Khu vực I:

Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng thủy sản.

Trong nông nghiệp giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi.

Trong trồng trọt tỷ trọng cây lương thực giảm, tỷ trong cây công nghiệp tăng.

+ Khu vực II:

Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và hiệu quả đầu tư.

Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm công nghiệp khai thác.

Cơ cấu sản phẩm: tăng sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, giảm sản phẩm ít có khả năng cạnh tranh.

+ Khu vực III:

Có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị.

Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời: viễn thông, chuyển giao công nghệ…

=> Xu hướng chuyển dịch tiến dần đến cân đối, toàn diện, hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới.

>>> Xem thêm: Cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa thể hiện ở

Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng


A.

giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, tỉ trọng khu vực III chưa ổn định.

B.

giảm tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng khu vực II và khu vực I.

C.

giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và khu vực III.

D.

tăng tỉ trọng cả khu vực I, khu vực II và khu vực III.

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

  • Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo nào?
  • Biển Đông nằm trong vùng khí hậu:
  • Trên đất liền, đường biên giới Việt Nam - Lào có chiều dài:
  • Sự cố môi trường biển năm 2016 ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường vùng biển các tỉnh nào thuộc khu vực miền Trung nước ta?
  • Nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng là do vị trí địa lí nước ta:
  • Nét khác biệt về khí hậu của miền Bắc Mi-an-ma và miền Bắc Việt Nam so với các nước Đông Nam Á còn lại là:
  • Những thiên tai nào sau đây đang đe dọa đồng bằng sông Cửu Long nước ta?
  • Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2004?
  • Trung Quốc có diện tích lớn thứ mấy thế giới?
  • Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa:
  • Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
  • Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn của sông có tác động tiêu cực như thế nào đến vùng hạ lưu?
  • Lượng mưa trung bình năm của nước ta:
  • Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của ASEAN? Vào ngày, tháng, năm nào?
  • Thế mạnh về điều kiện tự nhiên của hầu hết các nước Đông Nam Á là:
  • Hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta phân bố chủ yếu ở Nam Bộ với diện tích:
  • Ý nào sau đây không phải là thuận lợi của thiên nhiên khu vực đồi núi nước ta?
  • Tại sao đất đai của các đồng bằng ở Đông Nam Á biển đảo rất màu mỡ?
  • Quần đảo Nhật Bản nằm trên đại dương nào?
  • Hướng vòng cung là hướng chính của địa hình vùng núi nào nước ta?
  • Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm nào và đến năm 2014 có bao nhiêu thành viên?
  • Nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta vào đầu mùa hạ?
  • Từ vĩ Tuyến 160 Bắc trở vào Nam, hoạt động du lịch biển diễn ra hầu như quanh năm là do nguyên nhân nào sau đây?
  • Gió mùa đông bắc thổi vào nước ta có nguồn gốc từ:
  • Loại gió nào hoạt động quanh năm ở nước ta?
  • Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là:
  • Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của miền Đông Trung Quốc?
  • Cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng:
  • Chế độ lũ sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm:
  • Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc?
  • Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của nước ta đã:
  • Dạng địa hình nào ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển
  • Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 5, hãy cho biết Bán đảo Sơn Trà thuộc tỉnh, thành phố nào nước ta?
  • Tuần lễ cấp cao Apec 2017 (06 - 11/11/2017) diễn ra tại thành phố nào của Việt Nam?
  • Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do phù sa của các hệ thống sông nào bồi tụ?
  • Đất trong đê của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nào sau đây?
  • Điểm nào sau đây biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?
  • Gió đông bắc hoạt động phía nam dãy Bạch Mã nước ta vào mùa đông thực chất là:
  • Với vị trí địa lí nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế tạo điều kiện cho nước ta:
  • Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?