Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai

Hợp đồng tương lai là một công cụ phái sinh trên thị trường hàng hóa phái sinh. Để là một nhà đầu tư hàng hóa phái sinh giỏi thì NĐT phải nắm rõ đặc điểm của hợp đồng tương lai.

Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai

Hợp đồng tương lai chính là văn bản pháp lý ghi lại cuộc giao dịch giữa người bán và mua. Trong đó, xác nhận việc mua hay bán các tài sản với giá cả và thời hạn giao hàng trong tương lai. Các cá nhân căn cứ vào số lượng tài sản để làm nội dung chính cho hợp đồng. Những tài sản trong hợp đồng tương lai có thể là các loại hàng hóa, chỉ số cổ phiếu hay tiền tệ.

Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai

Cơ chế giao dịch của hợp đồng tương lai

Có hai vị thế cơ bản về hợp đồng tương lai: Mua (Long)Bán khống (Short). 

Mua (Long): là vị thế mà bạn đồng ý mua vào tài sản (cổ phiếu) khi hợp đồng đáo hạn

Bán khống (Short): là vị thế mà bạn sẽ phải bán ra cổ phiếu khi hợp đồng đáo hạn.

Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai

Ví dụ về hợp đồng tương lai

Hãy cùng lấy một ví dụ về giao dịch một hợp đồng tương lai với thông tin của hợp đồng như dưới đây:

Tài sản giao dịch:Brent oil (UKOIL)
Ngày đáo hạn:31/10/2020
Khối lượng giao dịch:1000 Barrel
Giá giao dịch vào ngày đáo hạn:$43/Barrel

Bạn dự đoán giá dầu sẽ tăng vào cuối tháng 10 nên quyết định mở vị thế Long cho việc mua 1000 Barrel Brent oil với giá $43. Trong khoảng thời gian trước ngày đáo hạn hợp đồng, nếu giá UKOIL đã tăng đúng như bạn dự đoán  bạn có thể đóng vị thế trước và chốt lời. Chẳng hạn vào ngày 20/10/2020, giá Brent oil tăng lên $44. Nếu bạn bán hợp đồng cho 1000 Barrel bạn sẽ thu về mức giá $44,000 và thu lời $1,000. 

Tương tự nếu bạn mở vị thế bán khống, bạn ký hợp đồng tương lai để bán 1000 barrel dầu. Giả dụ vào ngày 20/10/2020 giá dầu giảm còn $42, chiến lược bán khống là bạn phải mua lại hợp đồng trước ngày phải giao dầu thô. Nếu bạn mua lại hợp đồng này vào ngày 20/10/2020 thì bạn phải trả $42,000 cho một hợp đồng $43,000 có nghĩa là bạn đã lãi $1,000. 

Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai

Các khái niệm của hợp đồng tương lai

Khái niệmGiải thích
Hợp đồng tương laiLà thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một giao dịch diễn ra trong tương lai với mức giá được xác định trước.
Tài sản cơ sởLà đối tượng được thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh.
Ký quỹ Khoản đặt cọc để tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh, đóng vai trò đảm bảo khả năng thanh toán của hai bên hợp đồng.
Vị thếTrạng thái giao dịch và khối lượng của hợp đồng phái sinh mà nhà đầu tư hiện đang nắm giữ.
Đóng vị thếMở một vị thế đối ứng với một vị thế đang nắm giữ có cùng tài sản cơ sở và ngày đáo hạn.
Giá thanh toán cuối ngàyMức giá của hợp đồng phái sinh được dùng để tính toán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày của từng hợp đồng.
Giá thanh toán cuối cùngMức giá của tài sản cơ sở được xác định vào ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở đó, dùng để tính t oán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng.
Hệ số nhân hợp đồngHệ số quy đổi giá trị của Hợp đồng tương lai chỉ số thành tiền.
Khối lượng mởSố lượng hợp đồng của một loại Chứng khoán phái sinh đang còn tồn tại ở một thời điểm.

Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai

Quy định về hợp đồng tương lai

*) Tính chuẩn hóa

Hợp đồng tương lai là một công cụ được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch hàng hóa phái sinh. Vì vậy, các điều khoản của hợp đồng đều được chuẩn hóa. Cụ thể, sở giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai sẽ quy định cụ thể các nội dung chi tiết của một hợp đồng, như: loại và chất lượng tài sản cơ sở, quy mô của hợp đồng (số lượng tài sản cơ sở giao dịch tương ứng với một hợp đồng), cách thức giao – nhận cũng như thanh toán giữa hai bên khi hợp đồng đáo hạn…

*) Tính chất cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ trong tương lai

Khi tham gia vào một giao dịch hợp đồng tương lai, cả hai bên giữ vị thế mua và bán của hợp đồng đều bị ràng buộc bởi những quyền và nghĩa vụ nhất định. Cụ thể, khi hợp đồng tương lai đáo hạn, bên bán của hợp đồng có nghĩa vụ giao một khối lượng tài sản cơ sở xác định cho bên mua và có quyền được nhận tiền từ bên mua. Ngược lại, bên mua của hợp đồng có nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng và có quyền nhận tài sản chuyển giao từ bên bán.

*) Các bên tham gia giao dịch hợp đồng tương lai phải đáp ứng yêu cầu ký quỹ

Trên thị trường hợp đồng tương lai, ký quỹ là biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ mang tính bắt buộc theo hợp đồng đối với cả bên mua và bên bán khi hợp đồng được thanh toán. Nhà đầu tư tham gia thị trường này phải đáp ứng các yêu cầu về ký quỹ do sở giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng tương lai.

Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai

Các loại hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai thường được phân loại căn cứ vào tài sản làm cơ sở cho hợp đồng. Vì vậy, có thể nêu ra 5 nhóm hợp đồng tương lai thường thấy trên các thị trường chứng khoán phái sinh, bao gồm:

Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản

Hàng hóa cơ bản ở đây bao gồm các loại nông sản, kim loại và năng lượng. Hợp đồng tương lai nông sản có thể được lập cho các loại ngũ cốc, bột, dầu, gia súc, thịt gia súc, gỗ, bông, cà phê, ca cao…Nhóm các sản phẩm kim loại gồm vàng, bạc, nhôm, platinum, palladium, chì, nickel, thiếc, kẽm và đồng. Nhóm sản phẩm năng lượng chủ yếu gồm dầu nóng, dầu thô, khí thiên nhiên, xăng không chì, than, propane và điện. Thông thường, các hợp đồng tương lai đối với hàng hóa cơ bản đều được áp dụng phương thức chuyển giao vật chất khi đáo hạn.

Hợp đồng tương lai tiền tệ

Hàng hóa cơ sở cho loại hợp đồng tương lai này rất đa dạng: đồng bảng Anh, đồng yên Nhật, đồng đôla Canada, đồng real Brazil, đồng đôla Úc, đồng franc Thụy Sỹ, đồng Euro… Hợp đồng tương lai tiền tệ có thể giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của tỷ giá hối đoái.

Hợp đồng tương lai lãi suất và hợp đồng tương lai trái phiếu

Hợp đồng tương lai lãi suất là loại chứng khoán phái sinh có thể được sử dụng để đối phó với những biến động của lãi suất ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm) trong khi hợp đồng tương lai trái phiếu thường gắn liền với thị trường công cụ nợ kỳ hạn từ 1 năm trở lên. Theo đó, ở hợp đồng tương lai lãi suất, tài sản/ công cụ cơ sở thường thấy bao gồm tín phiếu kho bạc, các khoản tiền gửi (ví dụ: tiền gửi bằng đồng đôla Mỹ ở các thị trường ngoài nước Mỹ)…. Với hợp đồng tương lai trái phiếu, tài sản cơ sở của hợp đồng thường là trái phiếu chính phủ (có thể được lựa chọn với những thời hạn trái phiếu khác nhau).

Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu

Tài sản cơ sở của loại hợp đồng tương lai này là một chỉ số cổ phiếu nhất định. Các chỉ số cổ phiếu được chọn có thể là chỉ số chung toàn thị trường, chỉ số ngành hay chỉ số được tính từ một nhóm/rổ cổ phiếu nào đó. Các hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu được thanh toán bằng tiền khi đáo hạn, tức là không diễn ra sự chuyển giao danh mục cổ phiếu cấu thành chỉ số cơ sở giữa các bên tham gia hợp đồng.

Hợp đồng tương lai cổ phiếu

Đây là nhóm hợp đồng tương lai xây dựng cho các cổ phiếu riêng lẻ. Cổ phiếu cơ sở của hợp đồng là những cổ phiếu được niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán và thường đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt là về tính thanh khoản trên thị trường.

Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai

Vai trò của hợp đồng tương lai

Lợi ích của hợp đồng tương lai

– Hợp đồng tương lai là công cụ phái sinh có tính thanh khoản cao khiến cho việc đóng, mở vị thế có thể thực hiện dễ dàng.

– Nếu so sánh với hoạt động đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở thì HĐTL đem lại cơ hội kiếm lợi nhuận với yêu cầu thấp hơn về vốn, hay là gia tăng mức sinh lời với cùng một quy mô vốn đầu tư (hiệu ứng đòn bẩy tài chính).

– HĐTL giúp các cá nhân và tổ chức quản lý rủi ro biến động giá một cách hiệu quả, giảm bớt thua lỗ do biến động giá của các tài sản, hàng hóa trên thị trường gây ra.

– HĐTL giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh kiểm soát nhằm ổn định các luồng tiền vào, luồng tiền ra và lợi nhuận.

Nhược điểm của hợp đồng tương lai

Tính không linh hoạt. Vì HĐTL có tính chuẩn hóa cao, các điều khoản (như thời gian đáo hạn, số lượng tài sản, quy mô hợp đồng,…) được thiết kế thống nhất theo quy định của Sở giao dịch nên không thể đáp ứng được các nhu cầu có tính cá biệt.

Mức độ đòn bẩy cao tiềm ẩn rủi ro thua lỗ cao cho người sử dụng, đặc biệt với những người có mục tiêu đầu tư kiếm lợi nhuận.

– Khi sử dụng HĐTL để phòng ngừa rủi ro thì khả năng tận dụng những biến động có lợi của thị trường bị hạn chế.

Rủi ro chênh lệch cơ bản, tứcchênh lệch giữa giá HĐTL và giá thị trường của tài sản cơ sở vẫn tồn tại và có thể ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chiến lược của người sử dụng công cụ.

Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai

Sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai (HPTL)Hợp đồng kỳ hạn (HDKH)
Tính chuẩn hóaHợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán phái sinh. Do đó, hợp đồng này được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở…Hợp đồng kỳ hạn không cần chuẩn hóa điều khoản, giá trị hay khối lượng tài sản… Do đó, tài sản cơ sở của hợp đồng có thể là bất kỳ loại nào…
Thị trường giao dịchHĐTL được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung.HĐKH không được niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC. Do đó, tính thanh khoản của hợp đồng này thấp hơn so với hợp đồng tương lai
Độ rủi roHĐTL có độ rủi ro thấpHĐKH có độ rủi ro cao
Bù trừ và ký quỹHĐTL yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán mang tính bắt buộc.Các bên tham gia vào hợp đồng kỳ hạn không cần phải thực hiện ký quỹ.
Tình trạng đóng vị thếHĐTL dễ dàng đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược với HĐTL tương tự. Điều này giúp người sở hữu HĐTL linh động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn.Nhà đầu tư có thể đóng vị thế bằng việc tham gia vị thế ngược đối với HĐKH tương tự.
Tính bắt buộcNgười tham gia hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện tại ngày đáo hạn.Không có tính bắt buộc
Quy mô hợp đồngKhông có quy môPhụ thuộc vào các điều khoản hợp đồng
Tính thanh khoảnCaoThấp
Quy địnhBởi Sở giao dịch Chứng khoánTự điều chỉnh

Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai

Các chiến lược đầu tư phái sinh hợp đồng tương lai hiệu quả

Chiến lược giao dịch đầu cơ theo xu thế giá

Đây là chiến lược được sử dụng nhiều nhất vì tính đơn giản và mức độ hấp dẫn của nó nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao hơn các chiến lược khác. Theo đó, nếu nhà đầu tư dự báo thị trường sắp tới tăng giá thì sẽ tiến hành mua hợp đồng tương lai và chờ bán để đóng vị thế khi giá tăng.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư sẽ thực hiện bán hợp đồng tương lai khi dự báo thị trường sẽ giảm điểm và thực hiện vị thể Mua để đóng vị thế giao dịch.

Chiến lược giao dịch trong ngày

Giao dịch trong ngày được hiểu theo nghĩa hẹp là nhà đầu tư mua và bán trong ngày; vào cuối ngày, nhà đầu tư đóng tất cả các vị thể đưa vị thế nắm giữ của mình về 0, qua đó không chịu các biến động giá qua đêm. Ở một nghĩa rộng hơn, giao dịch trên có thể tính cho các vị thế nắm giữ qua đêm tới 1 vài ngày.

Nhà đầu tư có thể truy cập trang giacatloi.net.vn để có thêm thông tin về Giao dịch Hàng hóa, cách đầu tư phái sinh hàng hóa hiệu quả. Hoặc để lại thông tin để Gia Cát Lợi có thể hướng dẫn, hỗ trợ bạn tìm hiểu sâu hơn về thị trường này.

Gia Cát Lợi – Công ty giao dịch đầu tư hàng hóa phái sinh uy tín

Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai

Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Gia Cát Lợi đang là thành viên chính thức được sở giao dịch hàng hóa Việt Nam cấp phép hoạt động.

Công ty Gia Cát Lợi – Nơi đầu tư phái sinh hàng hóa uy tín hiện nay. Chúng tôi tự hào là công ty Top đầu trong lĩnh vực hàng hóa phái sinh. Được Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam cấp phép hoạt động và làm việc trực tiếp với Sở giao dịch Hàng hóa.

Với ưu tiên hàng đầu là quản trị rủi ro và an toàn cho nguồn vốn của Nhà đầu tư. Gia Cát Lợi có đội ngũ nhân sự tận tâm và bộ phận phân tích kỹ thuật thị trường giàu kinh nghiệm. Luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc và hỗ trợ Nhà đầu tư thu về lợi nhuận tốt nhất.

Đối tác liên kết chuyển phát nhanh: Với phương châm “nhanh chóng – an toàn – tiết kiệm”, Việt Tín Express luôn mong muốn gửi đến cho khách hàng những dịch vụ vận chuyển chất lượng nhất. Khi gửi hàng đi Mỹ, khách hàng nên nắm rõ danh mục những mặt hàng được phép và cấm vận chuyển để thuận tiện hơn cho việc chuẩn bị, đóng gói.