Cơ chế xử lý hành vi vi hiến

Hiến Pháp được coi là một đạo luật gốc của các văn bản pháp luật khác. Do đó, các quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp. Những hành vi hoặc nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không đáp ứng được điều đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy vi hiến là gì? Vi hiến được xác định và xử lý như thế nào? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Cơ chế xử lý hành vi vi hiến
Vi hiến là gì

1. Khái niệm vi hiến là gì?

Giá trị của Hiến pháp

– Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”.

Theo đó, bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào cũng sẽ cần phải phù hợp với nội dung của Hiến pháp khi ban hành. Một trong những hành vi bị cấm là ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Khái niệm vi hiến

– Định nghĩa vi hiến là gì tuy chưa được quy định tại bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào nhưng chúng ta có thể hiểu vi hiến như sau:

Vi hiến là hành vi vi phạm các nguyên tắc, quy định được thể hiện trong Hiến pháp. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm này có thể là tổ chức, cá nhân hoặc cả cơ quan nhà nước, cơ quan công quyền trong thời gian Hiến pháp đang có hiệu lực.

2. Phân loại các hành vi vi hiến

Căn cứ vào hoạt động xử lý các hành vi vi hiến là gì trong thực tiễn mà có thể phân loại hành vi vi hiến thành hai loại cơ bản nhất dưới đây: 

Thứ nhất, vi hiến bằng việc thực hiện hành động 

– Đây là hành vi vi hiến của chủ thể thực hiện bằng cách hành động không phù hợp với các nguyên tắc, quy định của Hiến pháp. Trong thực tế, đây là hành vi diễn ra nhiều nhất với một số lượng khôn hề nhỏ. Ví dụ:

+ Hành vi ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp.

+ Hành vi thực hiện không đúng thẩm quyền của cá nhân, cơ quan tổ chức đã được Hiến pháp quy định.

+ Hành vi xâm phạm đến các quyền của công dân và con người được Hiến pháp quy định và bảo vệ. Như: Quyền bầu cử, ứng cử; quyền sống; quyền tự do cư trú.

Thứ hai, vi hiến bằng việc không thực hiện hành động 

– Đây là hành vi vi phạm các quy định, nguyên tắc của Hiến pháp khi không thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc thẩm quyền của mình mà Hiến pháp quy định.

Ví dụ: Các cơ quan, tổ chức nắm giữ công quyền được Hiến pháp quy định về thẩm quyền quản lý hoặc giải quyết các công việc nhất định mà không thực hiện đúng thẩm quyền của mình; Hoặc công dân được Hiến pháp quy định về nghĩa vụ đối với Nhà nước những không thực hiện.

3. Xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp

– Hiến pháp có vai trò quan trọng như vậy, do đó Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiệu quả, giảm thiểu các hành vi vi hiến là gì

– Hiện nay, nhằm đảm bảo tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp với Hiến pháp, Nhà nước đã xây dựng những cơ chế bảo vệ Hiến pháp dưới đây:

+ Nâng cao hoạt động giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cả của nhân dân.

+ Quy định về bước thẩm định dự thảo văn bản pháp luật trước khi được ban hành chính thức và có hiệu lực thi hành trên thực tế.

+ Duy trì hoạt động kiểm tra tính khả thi, sự phù hợp thực tế trong quá trình văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và có hiệu lực áp dụng trong thực tế. 

+ Xem xét và xử lý một cách kịp thời, nghiêm khắc đối với những hành vi vi hiến đã diễn ra trên thực tế.

Trên đây là những thông tin về vi hiến là gì do Công ty luật ACC phân tích và tổng hợp gửi đến bạn đọc. Hiến pháp là văn bản tối cao và mọi hành vi, hoạt động thực hiện trong một quốc gia phải phù hợp với quy định tại Hiến pháp. Nếu bạn đọc còn có những vướng mắc nào khác về vấn đề này hoặc trong các lĩnh vực pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn giải đáp nhiều hơn.

✅ Thủ tục: ⭕ Cụ thể - Chi tiết
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330