Có nên hâm sữa tươi bằng lò vi sóng

Hâm nóng sữa tươi không đúng cách rất có thể sẽ phá hủy nghiêm trọng các chất dinh dưỡng và các chất có lợi có trong sữa. Chính vì vậy, nếu mẹ muốn biết cách hâm nóng sữa tươi như thế nào mà không làm mất chất dinh dưỡng, thì tham khảo một số thông tin dưới đây nhé!

Có nên hâm sữa tươi bằng lò vi sóng
Có nên hâm sữa tươi bằng lò vi sóng
Mẹ đã biết cách hâm nóng sữa tươi?

Các cách hâm nóng sữa tươi đảm bảo mẹ nên biết

1.Cách hâm nóng sữa tươi bằng nồi trên bếp

Rất nhiều mẹ dùng lò vi sóng để làm nóng sữa tươi vì nghĩ nó an toàn và tiện dụng. Tuy nhiên, khi dùng lò vi sóng, chúng ta sẽ không thể khuấy sữa tươi trong quá trình đun. Việc này khiến cho protein và các chất béo trong sữa tươi dễ bị kết tủa hay bám vào xung quanh thành cốc đựng làm mất chất dinh dưỡng. Chưa kể lò vi sóng cũng có thể gây nguy hiểm nếu chúng ta dùng không đúng cách.

Tốt nhất, mẹ nên dùng nồi và đun sữa trên bếp gas hay bếp điện để có thể canh chỉnh nhiệt được phù hợp và dễ khuấy đảo trong quá trình hâm nóng sữa, bảo toàn tốt nhất các chất dinh dưỡng.

Có nên hâm sữa tươi bằng lò vi sóng
Có nên hâm sữa tươi bằng lò vi sóng
Cách hâm nóng sữa tươi bằng nồi trên bếp

2.Cách hâm nóng sữa tươi bằng cách dùng lửa to

Vì muốn tránh sữa bị trào ra ngoài khi sôi nên nhiều mẹ nghĩ đun sữa tươi với lửa nhỏ, đun lâu sẽ diệt được các vi khuẩn và giúp sữa không bị mất chất. Điều này hoàn toàn sai lầm nhé các mẹ!

Khi các mẹ hâm nóng sữa bằng lửa nhỏ, thời gian đun sẽ kéo dài và các chất dinh dưỡng trong sữa càng bị sự oxy phá hoại. Tốt nhất, mẹ nên đun to lửa và khi sữa tươi vừa nổi bong bóng sôi đầu tiên thì nên tắt bếp ngay. Cách làm như thế vừa giữ được thành phần dinh dưỡng của sữa, lại vừa có hiệu quả sát trùng mà không lo sữa bị trào khi sôi.

Có nên hâm sữa tươi bằng lò vi sóng
Có nên hâm sữa tươi bằng lò vi sóng
Cách hâm nóng sữa tươi bằng cách dùng lửa to

3.Hâm nóng sữa nhanh trong vòng 3 – 6 phút

Chúng ta có thể đun sôi sữa tươi trong khoảng 3 phút ở 70 độ C hoặc trong 6 phút ở 60 độ C.

Khi sữa ở 60 – 62 độ C bắt đầu có hiện tượng mất nước, hạt protein từ dạng keo lỏng chuyển sang keo đặc và lắng xuống. Nếu chúng ta đun sôi sữa đạt đến 100 độ C, lactose có trong sữa có thể bị đốt cháy và rất dễ gây ra ung thư.

Ở 100 độ C, đường trong sữa tươi cũng bắt đầu chảy nên sữa sẽ có màu nâu và dần phân giải thành axit lactic, sản sinh ra axit formic, khiến sữa có vị chua, ảnh hưởng đến mùi vị của sữa.

Ngoài ra, lượng canxi có trong sữa tươi khi đun sôi có thể bị kết tủa làm giảm giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, sữa tươi chỉ nên hâm nóng hoặc đun vừa sôi, không nên đun lâu.

Có nên hâm sữa tươi bằng lò vi sóng
Có nên hâm sữa tươi bằng lò vi sóng
Lượng canxi có trong sữa tươi khi đun sôi có thể bị kết tủa làm giảm giá trị dinh dưỡng

Trong quá trình hâm nóng, các mẹ nên khuấy sữa đều và nhẹ nhàng giúp sữa nóng đều, hòa tan chất béo và protein, hỗ trợ bảo vệ các chất dinh dưỡng và tiêu diệt vi khuẩn.

4.Không thêm đường vào sữa tươi trước hoặc trong khi hâm nóng

Nếu cho đường vào sữa tươi trước khi hâm nóng hay khi sữa đang sôi bạn sẽ khiến lysine có trong sữa và đường phản ứng dưới nhiệt độ cao, sinh ra lysine gốc glucose, chất này rất có hại cho cơ thể.

Cách làm chính xác là sau khi hâm nóng sữa tươi, nếu muốn thêm đường hãy để sữa còn nóng già hãy cho thêm đường.

Có nên hâm sữa tươi bằng lò vi sóng
Có nên hâm sữa tươi bằng lò vi sóng
Không thêm đường vào sữa tươi trước hoặc trong khi hâm nóng

Các sản phẩm sữa tươi trên thị trường thường đều đã được khử trùng. Vì vậy, nó rất thuận tiện để bạn sử dụng cho bé trực tiếp. Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen hâm nóng sữa trước khi uống. Lý do có thể do cơ thể đang yếu, hộp sữa đã mở ra trước đó một thời gian nên vi khuẩn có thể đã xâm nhập vào và do thời tiết quá lạnh. Tuy nhiên khi hâm nóng, rất nhiều mẹ có thể gặp rắc rối bởi các vấn đề như mất chất dinh dưỡng, các khoáng chất và vitamin D cũng như không biết cách hâm nóng sữa tươi an toàn. Để giảm tình trạng này, mẹ nên hiểu được một lưu ý khi hâm nóng sữa, và phải tuân thủ chặt chẽ những thay đổi của sữa Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn các dụng cụ để làm sạch nồi ngăn chặn sự mài mòn của thành trong của nồi. Trước khi rửa nồi, bạn có thể sử giấm để loại bỏ lượng sữa còn sót lại hay bám vào thành nồi.

Sữa tươi là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể bé. Nếu bố mẹ có sở thích hay thói quen uống sữa nóng hay làm nóng sữa cho bé trước khi ăn, hãy học cách hâm nóng sữa tươi đúng cách để không phá hủy hay làm mất chất dinh dưỡng bên trong sữa nhé!

Tại sao không nên hâm sữa bằng lò vi sóng?

Dùng lò vi sóng nhanh nhất, song lại tạo ra những điểm nóng - lạnh không đồng đều, có thể khiến bé bị bỏng khi bú. Bên cạnh đó, sóng điện từ có thể phá hủy các vitamin thiết yếu, gây hao hụt lượng dưỡng chất trong sữa mẹ.

Hâm nóng sữa tươi như thế nào?

Cách thực hiện:.
Bước 1: Bạn cần ưu tiên lựa chọn nồi đồng nhôm hoặc thép không gỉ để hâm sữa, sau đó cho sữa tươi vào nồi đã chọn..
Bước 2: Đun sôi sữa với lửa to, không nên đun lửa nhỏ, nấu càng lâu sữa càng dễ bị mất chất, không còn thơm ngon. ... .
Bước 3: Khi thấy sữa có hiện tượng sủi bong bóng thì tắt bếp..

Sữa tươi hâm nóng bao nhiêu độ?

Chúng ta có thể đun sôi sữa tươi trong 3 phút ở 70 độ C hoặc trong 6 phút ở 60 độ C. Khi sữa ở 60 - 62 độ C bắt đầu có hiện tượng mất nước, hạt protein từ dạng keo lỏng chuyển sang keo đặc và lắng xuống . Nếu chúng ta đun sôi đạt đến 100 độ C, lactose có trong sữa có thể bị đốt cháy và rất dễ gây ra ung thư.

Sữa TH True Milk để được bao lâu?

Cám ơn bạn đã quan tâm. Các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng TH true MILK có hạn sử dụng trong 6 tháng ở điều kiện thường.