Con bồ nông sống ở đâu

Trong lúc câu cá ở tỉnh Aydin phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 3 năm, Ahmet Sivaci tình cờ phát hiện một con bồ nông bị thương nặng do mắc lưới đánh cá. Anh đưa con vật về nhà điều trị và đặt tên cho nó là "Yasar".

Dưới sự chăm sóc của Sivaci, Yasar nhanh chóng phục hồi sức khỏe và được thả trở lại biển. Tuy nhiên, con vật không muốn rời xa vòng tay của ân nhân cứu mạng.

"Yasar là một con chim di cư. Nó có thể bay và đi tới bất cứ đâu nó muốn, nhưng thay vì hòa nhập với những con bồ nông khác, con vật lại quyết định ở lại đây. Vì vậy, tôi đã nhận nuôi nó. Bây giờ, Yasar giống như một thành viên trong gia đình. Nếu nó rời đi, tôi sẽ rất buồn", Sivaci chia sẻ.

Con bồ nông sống ở đâu

 

 

Tình bạn ấm áp giữa bồ nông và ngư dân

Những cảnh quay hôm 8/3 cho thấy tình bạn ấm áp giữa Sivaci và Yasar. Video: Anadolu Agency.

Mỗi ngày, Yasar ăn khoảng 2 - 3 kg cá. Sivaci thường đi câu hoặc lang thang trên bờ biển để kiếm thức ăn cho con vật. Nếu không kiếm được gì, anh sẽ ra chợ để mua cá.

Sivaci nói rằng động vật có một vị trí đặc biệt trong anh ấy và hy vọng mọi người luôn yêu quý và bảo vệ các loài động vật hoang dã.

Bồ nông Dalmatia (Pelecanus crispu) là thành viên lớn nhất trong họ Bồ nông khi có thể phát triển tới chiều dài 1,8 m và nặng trung bình 11,5 kg. Phạm vi phân bố của chúng trải dài từ Địa Trung Hải ở phía tây đến eo biển Đài Loan ở phía đông, và từ vịnh Ba Tư ở phía nam đến vùng Siberia ở phía bắc.

Chiều 15/1, ông Trần Văn Tý, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp với Khu bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ làm thủ tục tiếp nhận để thả chim bồ nông quý hiếm về lại môi trường tự nhiên.

Con chim bồ nông do anh Nguyễn Văn Phong (SN 1976, thôn Phố Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, Quảng Trị), một nông dân nuôi hồ tôm ở Cửa Việt, cứu được khi chim sa lầy ở ruộng. Anh Phong sau đó đã thông báo với Ban Quản lý Khu bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ về con chim quý trên.

Ban Quản lý Khu bảo tồn và Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị xác định đây là chim bồ nông chân hồng, thường sống ở vùng dọc cửa sông, cửa biển, bãi triều, là loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ cần bảo vệ nghiêm ngặt, được phân hạng bảo vệ EN (tình trạng nguy cấp).

Bộ Bồ nông (danh pháp khoa học: Pelecaniformes) là một bộ các loài chim nước kích thước trung bình và lớn, tìm thấy khắp thế giới. Theo định nghĩa truyền thống chúng được phân biệt với các loài chim khác bởi đặc điểm của chân là cả bốn ngón đều có màng chân, mặc dù việc gộp nhóm như vậy là một tổ hợp không đơn ngành. Phần lớn các loài có túi cổ họng trần và các lỗ mũi đã tiến hóa thành các khe không hoạt động, buộc chúng phải thở thông qua đường miệng. Hiện nay khi hiểu theo nghĩa hẹp nhất thì bộ này có 3 họ chứa 3 chi với 10 loài.

Quick facts: Bộ Bồ nông, Phân loại khoa học, Giới (regnum)... Bộ Bồ nông

Con bồ nông sống ở đâu

Bồ nông chân hồng (Pelecanus onocrotalus)

Phân loại khoa họcGiới (regnum)AnimaliaNgành (phylum)ChordataLớp (class)AvesBộ (ordo)Pelecaniformes
Sharpe, 1891Các họ

Xem văn bản.

Close

Thức ăn của chúng là cá, mực hay các động vật biển tương tự. Chúng làm tổ thành đàn, mặc dầu có quan hệ sinh dục đơn phối ngẫu (một vợ một chồng), và các con chim non mới sinh trần trụi và rất yếu ớt, ngược lại với nhiều loại chim lội nước khác.

Bồ nông là loài động vật thuộc Lớp Chim, Bộ Bồ nông, là một trong số những loài chim có kích cỡ trung bình và lớn trên thế giới. Với chiếc cổ và chân dài, có trọng lượng vừa phải, do cấu trúc xương chứa không khí bên trong và ngay cả dưới lớp da giúp chúng có thể nổi trên mặt nước. Cấu tạo mỏ dài và có túi cổ họng lớn cũng là một trong những đặc trưng của Bồ nông. Bồ nông thường có bộ lông màu sáng (trừ con bồ nông nâu và Peru). Phần mỏ, túi cổ họng và phần da sẽ biến sắc và trở nên sáng hơn trước khi mùa sinh sản bắt đầu.
Bồ nông hiện đại được phân bố ở hầu hết tất cả các châu lục trừ Nam Cực. Chúng sống chủ yếu ở vùng khí hậu ấm quanh năm, bên trong vĩ độ 45 ° Nam và 60 ° Bắc.

Tên thường gọi: Bồ nông
Tên khoa học: Pelecanus
Loại: Chim
Chế độ ăn: Động vật ăn thịt
Tuổi thọ: 10 đến 25 năm
Kích thước: Loài lớn nhất có thân 1,7 mét; sải cánh 3 mét
Trọng lượng: 13 kg
Tình trạng trong Sách Đỏ: Không được xếp hạng

Mục Lục

  • Hành vi của Bồ nông
  • Chế độ ăn của Bồ nông
  • Sinh sản của Bồ nông
      • Một số thông tin thú vị về Bồ nông có thể bạn chưa biết:
  • Album Ảnh
  • Video

Hành vi của Bồ nông

Bồ nông sở hữu cặp chi sau khỏe khoắn. Chúng chà lưng và đầu lên tuyến bã mỡ bilobate để chống thấm nước cho lông. Như đã nói ở trên, cơ thể Bồ nông khá nhẹ so với kích thước, vì vậy chúng có thể nổi ở trên mặt nước. Khả năng kết hợp cách bay lượn hình chữ V và cặp cánh dài giúp loài động vật này di chuyển trong khoảng cách dài tới khu vực có nhiều thức ăn.
Khi di chuyển, Bồ nông thường bay gần bề mặt nước, chúng lợi dụng dòng không khí lưu thông giữa hai cánh và mặt nước để tạo ra lực đẩy mạnh hơn, từ đó tối ưu năng lượng một cách đáng kể.

Tìm hiểu: 10 loài chim lớn nhất thế giới

Chế độ ăn của Bồ nông

Thức ăn của bồ nông chủ yếu là các loài cá, tuy nhiên thi thoảng chúng cũng ăn động vật lưỡng cư, rùa, giáp xác, côn trùng, chim và một số động vật có vú cỡ nhỏ. Con mồi và kích thước của loài động vật này còn phụ thuộc vào vị trí địa lý nơi sinh sống của loài Bồ nông. Bồ nông châu Phi thường bắt cá có kích thước lên tới 400gram, loài bồ nông trắng là 600gram. nhưng ở châu Âu, một số loài được ghi nhận đã bắt con cá có trọng lượng lên tới 1,850 gram…
Khi phát hiện con mồi, bồ nông thường lao từ độ cao 10-20 mét xuống mặt nước, chúng há miệng ra, đưa nạn nhân vào bên trong khoang miệng và mang lên bờ.

Sinh sản của Bồ nông

Mùa sinh sản của Bồ nông thường không cố định hoặc phụ thuộc vào vị trí địa lý nơi chúng sống. Sau khi ghép đôi, thông thường một cặp Bồ nông sẽ đẻ một mùa/năm, lúc này chúng sẽ tách đàn ra ở riêng, thường giao phối tại vị trí làm tổ mới, cùng nhau kiếm ăn. Tới trước ngày đẻ từ 3-10 ngày, con đực sẽ tìm các vật liệu làm tổ cho con cái sinh. Một lứa, mỗi cặp Bồ nông có thể đẻ từ 1-3 trứng, cá thể cái và đực sẽ thay phiên nhau ấp trứng. Thời gian đợi trứng nở là 30-36 ngày.
Con non nở ra với tỉ lệ thành công là 95%, sẽ được hưởng sự chăm sóc của cả bố và mẹ. Các cặp Bồ nông bay đi kiếm thức ăn, sau đó cho con non ăn bằng cách ợ đồ ăn ra và để con non tự ăn. Cứ như vậy cho tới 3-4 năm sau khi sinh, chúng sẽ trưởng thành và tách ra ở riêng.

Đọc thêm: Những sự thật kỳ lạ về loài Gà Tây

Một số thông tin thú vị về Bồ nông có thể bạn chưa biết:

– Bồ nông có thể bay tới độ cao 3000 mét
– Để tìm kiếm thức ăn, hàng ngày Bồ nông di chuyển với quãng đường dài gần 150 km.
– Từ 25 ngày tuổi, các con non sẽ tụ tập lại khoảng 100 cá thể, sống cùng nhau trong khi bố mẹ chúng đi kiếm thức ăn.

Album Ảnh

previous arrownext arrow

Slider

Video

Previous PostPreviousNext PostNext